1. Hộ khẩu là gì và vai trò của sổ hộ khẩu như thế nào?

Hộ khẩu bản chất là một phương pháp quản lý dân số, đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp Nhà nước quản lý việc cư trú của cư dân. Sổ hộ khẩu được lập ra để làm cơ sở xác định nơi thường trú của công dân và sự di chuyển nơi ở của công dân trên lãnh thổ Việt Nam.

Vai trò của sổ hộ khẩu là gì?

Sổ hộ khẩu giữ những vai trò sau:

+ Thể hiện thông tin nơi thường trú của cá nhân;

+ Là giấy tờ pháp lý không thể thiếu khi thực hiện các thủ tục hành chính và giao dịch dân sự như các giao dịch dịch mua bán bất động sản,…

 

2. Một địa chỉ nhà thì có thể đăng ký được nhiều hộ khẩu không?

Theo quy định của Luật cư trú năm 2020 thì các thành viên đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp có thể tách hộ để đăng ký nhiều hơn 1 hộ khẩu trên địa chỉ đó, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:

(1) Người tách hộ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số thành viên muốn tách hộ phải có ít nhất một thành viên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để lập hộ mới, khi đó người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ là chủ hộ.

(2) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho tách hộ. Ngoại trừ trường hợp người đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn sử dụng cùng chỗ ở hợp pháp thì khi tách hộ không cần sử đồng ý của người còn lại. Như vậy sau khi ly hôn vợ, chồng có thể tách khẩu mà vẫn đăng ký thương trú tại một địa chỉ.

(3) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc các trường hợp bị cấm đăng ký thường trú, cụ thể gồm các thường hợp sau:

– Chỗ ở năng trong khu vực cấm xây dựng hoặc có vi phạm quy định lấn, chiếm đất bất hợp pháp;

– Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích không đủ điều kiện xây dựng theo luật xây dựng;

– Chỗ ở đã có quyết định thu hồi và quyết định phê duyệt phương án bồi thường; Chỗ ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng và chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật;

– Chỗ ở bị tích thu theo quyết định của cơ quan nhà nước hoặc phương tiện được dùng làm nơi thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo đúng luật;

– Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Từ những quy định trên có thể thấy trên một địa chỉ hoàn toàn có thể đăng ký nhiều hộ khẩu, chỉ cần đáp ứng các điều kiện trên.

 

3. Hồ sơ, thủ tục tách hộ khẩu theo quy định pháp luật hiện nay gồm những gì?

3.1 Hồ sơ tách hộ khẩu gồm:

– Trường hợp tách hộ sau ly hôn: Sau ly hôn người chồng hoặc vợ muốn tách hộ thì hồ sơ gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu HK02, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và tiếp tục đươc sử dụng chỗ ở hợp pháp của hai vợ chồng (Quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc Bản án ly hôn).

– Trường hợp khác: Hồ sơ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú mẫu HK02 trong đó phải có ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp. Trường hợp đã có sự đồng ý bằng văn bản thì không cần ghi vào trong tờ khai.

 

3.2 Trình tự tách hộ khẩu:

– Nơi nộp hồ sơ tách hộ: 

+ Nộp tại Công an huyện, quận, thị xã nếu ở thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Nộp hồ sơ tại Công an xã, Thị trấn, Thị xã nếu ở tỉnh,

– Thời hạn giải quyết hồ sơ tách hộ khẩu:

Thông thường hồ sơ giải quyết tách khẩu là 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không giải quyết.

Trên đây là giải đáp của Luật LVN Group về nội dung “Trên cùng một địa chỉ nhà có được đăng ký nhiều hộ khẩu không?”. Theo như những quy định pháp luật hiện trên cùng một địa chỉ có thể đăng ký nhiều sổ hộ khẩu khi đáp ứng các điều kiện quy định. Nếu quý khách còn những vấn đề thắc mắc liên quan đến sổ hộ khẩu, việc tách và nhập hộ khẩu thì vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật, hỗ trợ khách hàng của Luật LVN Group 1900.0191 để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải đáp.