1. Khái niệm

1.1. Khái niệm khuyết tật

Khuyết tật có thể được hiểu là khiếm khuyết thực thể ở một bộ phận nào đó hoặc khiếm khuyết chức năng của một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức của cơ thể và khiếm khuyết đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

Từ “khuyết tật” có nguồn gốc từ disability trong tiếng Anh. Theo nguyên nghĩa từ này có nghĩa sự hàm ý khả năng hạn chế, hoặc thiếu khả năng thực hiện một hoạt động gì đó do có khiếm khuyết. Phân biệt với unability là mất khả năng.

Ngày nay, trong các văn bản pháp quy cụm từ “khuyết tật” dần được sử dụng thay cho cụm từ “tàn tật” vì từ “khuyết tật” tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn và hàm chứa ý nghĩa tích cực hơn. Từ “khuyết” mang ý nghĩa chỉ suy giảm một chức năng nào đó, còn các chức năng khác của cơ thể vẫn hoạt động bình thường.

Như vậy, định nghĩa khuyết tật theo cách tiếp cận có thể được hiểu là: “Tình trạng thiếu hụt hay rối loạn chức năng so với chuẩn sinh lý bình thường làm cho cá nhân bị trở ngại trong học tập, làm việc, giao tiếp, vui chơi giải trí và sinh hoạt

1.2. Khái niệm người khuyết tật

Theo Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật năm 2006: “Người khuyết tật là những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội”.

Theo Luật Người khuyết tật Việt Nam năm 2010: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng làm suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ, giác quan trong một thời gian dài được biểu hiện dưới các dạng khuyết tật và do các rào cản xã hội, thiếu các điều kiện hỗ trợ phù hợp dẫn tới bị cản trở sự tham gia bình đẳng vào hoạt động xã hội”.

2. Phân loại khuyết tật

– Phân loại theo dạng tật:

Theo Luật Người Khuyết tật Việt Nam năm 2010, người khuyết tật được chia thành 6 dạng như sau:

+ Khuyết tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

+ Khuyết tật nghe, nói: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

+ Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sang, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

+ Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

+ Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

+ Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường họp quy định tại các dạng trên.

  • Phân loại theo mức độ khuyết tật:

Theo Luật Người Khuyết tật Việt Nam năm 2010, khuyết tật được phân thành 3 mức độ như sau:

+ Khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày

+ Khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

+ Khuyết tật nhẹ: là người khuyết tật không thuộc trường hợp trên.

3. Những vấn đề của người khuyết tật

  • Về thể chất: do sức khỏe hạn chế nên người khuyết tật gặp khó khăn trong hầu hết các hoạt động.
  • Về tâm lý:

+ Hoạt động nhận thức: do mất hoặc giảm khả năng hoạt động của các cơ quan tiếp nhận thông tin cần thiết nên hoạt động nhận thức của phần lớn những người khuyết tật giác quan, khuyết tật trí tuệ giảm sút, khả năng tư duy giảm.

+ Một số đặc điểm tâm lý nổi bật ở người khuyết tật: tâm lý bị phụ thuộc, mặc cảm, tự ti, sống nội tâm,

+ Người khuyết tật thường rất giàu nghị lực. VD: Nick Vujicic, anh Nguyễn Công Hùng – Giám đốc Trung tâm Nghị lực sống,…

  • Về xã hội:

+ Thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết

+ Người khuyết tật gặp khó khăn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: văn hóa, giáo dục, việc làm,…

+ Sự phân biệt, kỳ thị của người thân và những người xung quanh. Đây là một rào cản lớn cản trờ người khuyết tật trong quá trình hòa nhập cộng đồng và tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Quan niệm của xã hội đối với người khuyết tật:

Quan niệm của xã hội đối với người khuyết tật phụ thuộc vào cách tiếp cận về khuyết tật. Cụ thể như sau:

– Cách tiếp cận dựa trên quan điểm Tâm linh – tín ngưỡng

Theo cách tiếp cận này thì khuyết tật được hiểu là sự trừng phạt của Thượng đế – Trời đất – Thánh thần đối với người nào đó do lỗi lầm, tội lỗi của họ trong quá khứ và hiện tại. Sự trừng phạt còn có thể liên quan đến người thân trong gia đình của người gây ra tội lỗi, lỗi lầm. Những tội lỗi, lỗi lầm của họ có thể là: không tuân theo luật lệ, những giáo huấn của thánh thần, bất kính với trời đất, làm những điều trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của xã hội, không tích đức, tu nhân. Vì thế, để trừng phạt những người mắc tội lỗi, lỗi lầm thì trời đất, thượng đế thánh thần bắt họ hoặc người thân của họ phải chịu những kiếp nạn khổ đau, và một trong kiếp nạn họ phải chịu đó là bị khuyết tật.

Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của Phật giáo – tôn giáo đề cập đến nhiều đến luật nhân quả, nên nhận thức của xã hội về người khuyết tật theo mô hình tâm linh – tín ngưỡng là tương đối phổ biến trong xã hội trước đây. Người khuyết tật thường được nhìn nhận là người do bị mắc tội, do ăn ở không có phúc đức nên bị trời đất trừng phạt. Khi bắt gặp người khuyết tật, người Việt hay thường nghĩ, chắc người này kiếp trước ăn ở thất đức nên bị ười phạt… Kiếp trước làm nhiều điều ác nên kiếp này chịu quả báo như vậy… Gia đình, bố mẹ không tu nhân tích đức, làm những điều ác nên con cái phải gánh chịu… Cách nhìn nhận người khuyết tật theo quan điểm tâm linh vẫn còn tồn tại ưong xã hội Việt Nam hiện nay. Sau này, nhiều quan điểm mang tính thế tục khác cũng nhìn nhận người khuyết tật có những khiếm khuyết và cần được chữa trị. Người khuyết tật không hoàn hảo ở một số khía cạnh, và vì điều tốt đẹp chung của xã hội nên “các thứ” chưa hoàn hảo đó cần được thay đổi; nếu sự thay đổi không thể thực hiện thì sự tách biệt, sự chối bỏ các quyền dân sự và cao nhất là sự loại bỏ sẽ được coi là sự chọn lựa của xã hội.

– Tiếp cận dựa trên quan điểm từ thiện

Tiếp cận theo quan điểm Từ thiện nhìn nhận người khuyết tật như những nạn nhân của thương tật, và tuỳ vào dạng khuyết tật mà người ta không thể đi lại, nói chuyện, học tập hay làm việc. Tình trạng khuyết tật bị nhìn nhận như một sự thiếu sót cần phải có sự bù đắp từ những người khác và xã hội.

Cách Tiếp cận Từ thiện quan niệm rằng người khuyết tật không thể tự phục vụ bản thân và sống một cách độc lập, họ phải chịu đựng tình trạng bi thảm. Vì thế, họ cần các dịch vụ đặc biệt như các trung tâm bảo trợ, các trường học hay mô hình nuôi dưỡng tập trung đặc thù bởi họ khác biệt so với những người khác và xã hội. Bên cạnh đó, quan niệm này cũng cho rằng người khuyết tật cần nhận được sự thương cảm và sự giúp đỡ, chăm sóc từ người thân, các cá nhân, tổ chức và xã hội. Chính vì vậy, người khuyết tật được xem như những người yếu ớt và đáng thương. Và sự giúp đỡ dành cho họ thường mang tính chất từ thiện, cho – nhận nhiều hơn là việc nhìn nhận dựa trên quyền con người.

Có thể thấy, quan điểm từ thiện trong phân tích về hiện tượng khuyết tật đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội loài người. Kinh thánh của Thiên chúa giáo và Kinh của Phật giáo đều đề cập đến sự yêu thương, chăm sóc giúp đỡ người khuyết tật. Bên cạnh việc nhìn nhận khuyết tật là do bị trừng phạt thì người khuyết tật lạicần được yêu thương, chăm sóc và chữa trị.

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, quan điểm nhìn nhận người khuyết tật theo mô hình từ thiện đã tồn tại từ lâu đời bởi truyền thống nhân đạo, tương thân, tương ái, trợ giúp người nghèo khó, người bệnh tật đã có từ hàng ngàn năm và trở thành truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Những hoạt động phát chẩn cho dân nghèo, người bệnh tật của Nguyên Phi Ỷ Lan từ thời nhà Lý (1009 – 1225) từ thế kỷ thứ XI – XII đã được ghi nhận lại trong lịch sử. Đến thế kỷ XV trong Quốc Triều Hình Luật của nhà Lê cũng có nội dung liên quan đến việc làm từ thiện, trợ giúp người tàn tật, bệnh tật. Hiện nay, cách nhìn nhận người khuyết tật là người tội nghiệp đáng thương theo quan điểm từ thiện vẫn còn phổ biến trong xã hội Việt Nam.

– Tiếp cận dựa trên cơ sở y học

Được phổ biến vào những năm 1960, quan điểm này còn được biết đến với tên gọi khác là mô hình “suy giảm” (Deficit model, Dyson, 1990). Đặc điểm của mô hình này là cách nhìn nhận về khuyết tật hoàn toàn dựa trên quan điểm tiếp cận y học. Nghĩa là, một người có khuyết tật, đơn thuần là do hậu quả của tình trạng sức khỏe và bệnh tật mà có. Mô hình y học xem người khuyết tật là người có khiếm khuyết về thể lý như thiếu chân, tay, mắt, hoặc khiếm khuyết chức năng như nhìn kém, nghe kém, vận động kém, tư duy kém.

Mô hình y học giải thích nguyên nhân dẫn đến khuyết tật. Do các nguyên nhân khuyết tật liên quan đến y học nên theo mô hình này, giải pháp đầu tiên cho vấn đề khuyết tật là điều trị/can thiệp y khoa. Một số khiếm khuyết trở thành vĩnh viễn hoặc y học hiện đại chưa có khả năng khắc phục nên gọi chung là khiếm khuyết mãn tính. Trên cơ sở đó, mô hình đưa ra biện pháp giúp người khuyết tật duy trì cuộc sống và hoạt động là dựa vào phục hồi chức năng y học là chủ yếu, cố gắng “điều chỉnh” tình trạng khuyết tật của cá nhân người đó theo “chuẩn” của người không khuyết tật.

– Tiếp cận dựa trên mô hình xã hội

Mô hình xã hội trong nghiên cứu về khuyết tật được Mike Oliver, một người khuyết tật phải đi lại bằng xe lăn, đưa ra lần đầu vào năm 1983. Mô hình này được phổ biến rộng rãi vào đầu những năm 1990 và nhận được sự ủng hộ của các nhà hoạt động xã hội và dân quyền. Theo cách nhìn nhận của mô hình xã hội, khuyết tật là kết quả từ những rào cản về mặt xã hội như những vấn đề định kiến cá nhân hay sự phân biệt kỳ thị, từ những ngôi nhà khó tiếp cận đến các hệ thống giao thông người khuyết tật không thể tiếp cận được, từ việc thiếu các dịch vụ giáo dục tới việc bị loại khỏi môi trường lao động. Những điều này xảy ra bởi vì tổ chức xã hội và mô hình xây dựng xã hội không tính đến nhu cầu của người khuyết tật.

Theo mô hình xã hội, môi trường là tác nhân tạo nên và tạo ra các điều kiện hình thành khuyết tật, chứ không phải cá nhân có khiếm khuyết. Hay nói cách khác, tình trạng khuyết tật không phải do “lỗi” khiếm khuyết và sức khỏe của cá nhân, mà khuyết tật là hệ quả của sự tương tác qua lại giữa điều kiện sức khỏe cá nhân người đó với các yếu tố rào cản cơ học, hạ tầng cơ sở, thái độ sai lầm, ý thức phân biệt kỳ thị khuyết tật tồn tại trong xã hội. Những rào cản này có thể tồn tại trong các môi trường giáo dục, giao thông, văn hóa công cộng, hệ thống thông tin truyền thông, lao động việc làm, dịch vụ y tế, phúc lợi và bảo trợ xã hội.

– Tiếp cận theo quan điểm mô hình dựa trên quyền

Mô hình này tập trung vào việc thực hiện quyền của cá nhân. Xã hội cần thay đổi để bảo đảm tất cả mọi người – bao gồm cả người khuyết tật đều bình đẳng trong việc nhận được các cơ hội và tham gia một cách đầy đủ nhất vào tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội.

Trong thực tế, người khuyết tật thường phải đối mặt với việcquyền giáo dục và việc làm của họ không được công nhận. Vì thế Luật và các chính sách cần đảm bảo xóa bỏ các rào cản mà họ gặp phài. Mô hình dựa trên quyền cho thấy các hỗ trợ mà người khuyết tật được nhận không phải là kết quả của tình thương hay lòng nhân từ, mà là những quyền cơ bản mà bất cứ một công dân nào cũng có.

Tiếp cận theo quan điểm mô hình dựa trên Quyền nhấn mạnh đến việc trao quyền tự quyết và tinh thần trách nhiệm. Sự trao quyền tự quyết sẽ thúc đẩy người khuyết tật tham gia một cách chủ động vào tiến trình giúp đỡ chính họ. Tinh thần trách nhiệm thuộc về các bên liên quan nhằm tạo điều kiện tối đa cho người khuyết tật được hưởng các quyền của mình, bảo đảm chất lượng và số lượng các quyền họ được hưởng.

4. Chính sách an sinh xã hội với người khuyết tật

4.1.Một số chính sách an sinh với người khuyết tật

  • Chính sách ưu đãi về y tế: Người khuyết tật khi tham gia bảo hiểm y tế được hưởng ưu tiên về mức đóng, mức hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn.

+ Người khuyết tật được hưởng ưu tiên về mức đóng, mức hưởng.

+ Người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú.

+ Người khuyết tật được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng.

  • Chính sách hỗ trợ giáo dục: Bao gồm các thông tư, quy định, hướng dẫn cụ thể như: Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC quy định chính sách giáo dục đối với người khuyết tật; Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ban hành quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viện hệ chính quy; Nghị định 86/2015/NĐ-CP về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 – 2021. Gồm các chính sách cụ thể cho ngườu khuyết tật như:

+ Chính sách ưu tiên trong nhập học, tuyển sinh

+ Các chính sách khi tham gia chương trình giáo dục

+ Chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

+ Chính sách học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập

+ Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục người khuyết tật

  • Chính sách dạy nghề và việc làm:

Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác.

Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.

Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc đồng thời có chính sách hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật

  • Chính sách về văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch: Thực hiện theo điều 36 Luật Người khuyết tật Việt Nam năm 2010, chính sách của nhà nước đối với hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch đối với người khuyết tật gồm:

Nhà nước hỗ trợ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật; tạo điều kiện để người khuyết tật được hưởng thụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch.

Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Chính phủ.

Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho người khuyết tật phát triển tài năng, năng khiếu về văn hóa, nghệ thuật và thể thao; tham gia sáng tác, biểu diễn nghệ thuật, tập luyện, thi đấu thể thao.

Nhà nước hỗ trợ hoạt động thiết ké, che tạo và sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân thiết kế, chế tạo, sản xuất dụng cụ, trang thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch phù hợp với người khuyết tật.

  • Chính sách về giao thông và công trình công cộng: Thực hiện theo quy định của Luật Người khuyết tật Việt Nam tại Chương VII, từ điều 39 đến điều 42 về Nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Chính sách bảo trợ xã hội: Chương VIII Luật Người khuyết tật Việt Nam 2010 đã chỉ rõ về chính sách bảo trợ dành cho người khuyết tật bao gồm:

+ Trợ cấp xã hội, hỗ trợ chi phí chăm sóc hàng tháng.

+ Hỗ trợ chi phí mai táng.

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

4.2. Giải pháp thực hiện an sinh xã hội với người khuyết tật

  • Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách cho người khuyết tật
  • Đẩy mạnh việc thực hiện những chế độ, chính sách cho người khuyết tật
  • Truyền thông thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng đối với người khuyết tật.
  • Huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc trợ giúp người khuyết tật.

5. Một số mô hình an sinh xã hội với người khuyết tật

5.1. Phục hồi tại gia đình

Phục hồi xã hội cho người khuyết tật tại gia đình đang là mô hình đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc phục hồi cho người khuyết tật.

Luật người khuyết tật, số 51/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 cũng đã quy định rõ trách nhiệm của gia đình có người khuyết tật là: (1) phải bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật; (2) thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật; (3) tạo điều kiện để người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; và (4) tôn trọng ý kiến của người khuyết tật trong việc quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản thân người khuyết tật và gia đình.

Mục đích của mô hình chính là giúp cho gia đình và các thành viên trong gia đình thay đối cách nhìn, thái độ đối với thành viên trong gia đình bị khuyết tật; Phát huy vai trò của gia đình và các thành viên trong gia đình nhằm hỗ trợ, chăm sóc cho người khuyết tật đồng thời cũng giúp cho các thành viên trong gia đình có những sự chuẩn bị tích cực về tâm lý, kỹ năng, hỗ trợ thích hợp khác để họ giúp đỡ cho thành viên khuyết tật trong gia đình.

Trong gia đình, các thành viên luôn có những gắn bó và ràng buộc với nhau về tình cảm, đạo đức và trách nhiệm. Dù được sinh ra lành lặn hay có khiếm khuyết, lúc khỏe mạnh hay đau yếu, gia đình vẫn luôn là điểm tựa là chỗ dựa vững chắc cho mỗi con người. Đạo làm người đã dạy mỗi chúng ta phải biết sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cả với người xung quanh. Chính vì vậy, với những người kém may mắn, mang trên mình khiếm khuyết, khuyết tật, thậm chí thành tàn tật, thì gia đình vẫn sẽ là người trước tiên chịu ưách nhiệm quan tâm, chăm sóc, chạy chữa và bảo vệ cho người thân của mình. Tuy việc chăm sóc, cách thức chăm sóc, mức độ quan tâm của gia đình có người khuyết tật tới người khuyết tật sẽ khác nhau, tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh của gia đình, nhưng gia đình luôn là cái nôi: nuôi dưỡng, che chở, bao bọc, và sưởi ấm cho mỗi người chúng ta.

Ưu điểm của mô hình chăm sóc người khuyết tật tại gia đình:

  • Các thành viên trong gia đình được chia sẻ trách nhiệm, cùng tham gia vào việc chăm sóc người khuyết tật tại gia đình, giảm bớt gánh nặng cho xã hội
  • Người khuyết tật được sống trong môi trường gần gũi, gắn bó ràng buộc với nhau không chỉ bằng mối quan hệ tình cảm, mối quan hệ huyết thống, được sống với những người thân, được quan tâm chăm sóc chu đáo, được bảo vệ an toàn, được che chở.. .đây là những cảm xúc tích cực khiến người khuyết tật thấy yên tâm vì gia đình sẽ không bỏ roi mình
  • Có thể huy động nguồn lực trợ giúp từ chính những người trong gia đình, dòng họ, với tinh thần tương than. Được sống trong gia đình của mình là mong ước của tất cả mọi con người không phân biệt có khuyết tật hay không người, đây là một hình thức thực hiện quyền được sống hạnh phúc, được có một cuộc sống bình thường với những lo toan thường nhật giống bao người, không bị cách ly khỏi người thân. Điều này giúp người khuyết tật có thêm niềm tin, nghị lực sống, cảm thấy mình còn có giá trị quan trọng với gia đình

Nhược điểm của mô hình chăm sóc người khuyết tật​ tại gia đình:

  • Hiện nay phần lớn gia đình ngưòi khuyết tật gặp khó khăn về kinh tế, thậm chí thuộc hộ nghèo, do vậy rất khó khăn trong việc trợ giúp. Để giảm bớt gánh nặng cho người khuyết tật, thay vì hướng dẫn, hỗ trợ, một số gia đình thường chọn xu hướng làm hộ, làm cho, làm thay người khuyết tật, và những việc gia đình có thể làm cho người khuyết tật là thực hiện các chức năng trong sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống, tắm giặt, đi vệ sinh, ít quan tâm tới nhu cầu phát triển.
  • Môi trường chăm sóc ở gia đình thưòng khép kín trong phạm vi hẹp, người khuyết tật ít có cơ hội tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, ít được tới các khu vui chơi, giải trí, chỗ đông người, ít có cơ hội va chạm, cọ sát với mọi người khác trong xã hội, ít có cơ hội học hỏi thêm.
  • Các điều kiện chăm sóc ý tế, chỉnh hình, phục hồi chức năng, việc luyện tập có khoa học bị hạn chế

5.2. Phục hồi xã hội tại cộng đồng

Mô hình này được áp dụng với các cộng đồng có người khuyết tật. Các nhân viên xã hội được đào tạo có thể hướng dẫn cho các cán bộ cộng đồng, người dân có kiến thức về người khuyết tật ở cộng đồng mình sinh sống, tập huấn các kỹ năng làm việc với người khuyết tật, gợi ý các hoạt động trợ giúp, cùng bàn bạc với người dân ở cộng đồng thành lập các nhóm trợ giúp, sử dụng nguồn lực ngay tại cộng đồng.

Người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong hoạt động công việc nên họ rất cần được sự quan tâm, chăm sóc, che chở để họ không thấy mình bị mặc cảm với xã hội.Thế nên các giải pháp để giúp được họ vươn lên hòa nhập với cuộc sống đó là điều mà gia đình và xã hội phải quan tâm.

Mục đích của phục hồi là hòa nhập vào xã hội. Làm thế nào để người khuyết tật có thể sống tự lực không lệ thuộc vào ai, có kiến thức, có thể lao động được và nhất là có mối quan hệ bình thường với mọi người.

Phục hồi xã hội cho người khuyết tật tại cộng đồng thúc đẩy sự tham gia và hợp tác của các cấp xã hội; sự can thiệp của tất cả các lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe, luật pháp,… nhằm mang lại sự thay đổi, nâng cao năng lực cho người khuyết tật.

  1. Người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội quyết định tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Nghị định này.
  2. Người đứng đầu cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội quyết định đưa đối tượng ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đói với đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Nghị định này.
  3. Người đứng đầu cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội quyết định tiếp nhận hoặc đưa ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 25 Nghị định này.

Ưu điếm của mô hĩnh chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội công lập:

Các trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người khuyết tật có cơ sở vật chất tương đối tốt, nhà ở rộng rãi, có cảnh quan môi trường đẹp, có các khu vui chơi, giải trí. Người khuyết tật sống tại trung tâm được chăm sóc tốt về y tế, phục hồi chức năng, có đội ngũ y, bác sỹ thường xuyên theo dõi bệnh tật, chăm sóc sức khoẻ và phục vụ chuyên nghiệp. Có đội ngũ cán bộ, nhân viên được đào tạo, trong đó có các nhân viên xã hội ít nhiều được trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ phục vụ tân tâm, vì sự phát triển của người khuyết tật

  • Trung tâm có thể huy động nhiều nguồn lực từ nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước, các nhà hảo tâm…, có khả năng tổ chức các hoạt đông như văn hoá, văn nghệ, thể thao, các cuộc thi.. .tạo cơ hội, sân chơi cho người khuyết tật
  • Trung tâm có thể tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, vận động các cơ sở giao dục, đào tạo tiếp nhận người khuyết tật vào học ở các trường học, tạo điều kiện cho người khuyết tật hoà nhập vào đời sống cộng đồng.

Nhược điểm của mô hình chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội công lập:

  • Người khuyết tật được chăm sóc tại các trung tâm phải sống xa người thân xa gia đình. ít cơ hội tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài cho người khuyết tật.
  • Trung tâm phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, chăm sóc nhiều đối tượng với các dạng tật khác nhau, công việc vất vả và đồng lương thì hạn chế, do vậy ở từng nơi, từng lúc, người khuyết tật chưa được chăm sóc chu đáo, đôi khi chính các bộ trung tâm cũng đang phải đối mặt với những khó khăn về sinh hoạt, về kinh tế, căng thẳng về tinh thần, do vậy sự trợ giúp không phải lúc nào cũng hiệu quả.

– Ở một số trung tâm cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc, nhân viên chưa được đào tạo chuyên nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực như tham vấn tâm lý, công tác xã hội, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế.