1. Khái niệm
1.1. Khái niệm HIV
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Immunodeficiency Virus” là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
HIV là vi rút có khả năng biến đổi rất nhanh nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng, dưới chủng HIV khác nhau. Thậm chí trong quá trình điều trị bằng các thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay HIV có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc và các vi rút mới kháng thuốc này cũng lây truyền từ người này sang người khác. Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc nghiên cứu chế tạo vắc xin chống HIV cũng như thuốc điều trị AIDS.
1.2. Khái niệm AIDS
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Acquired Immune Deficiency Syndrome” là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thê dân đên tử vong.
AIDS không phải là hội chứng bẩm sinh, hay di truyền mà là mắc phải do có các hành vi nguy cơ trong quá trình sống của con người, như dùng chung bơm kim tiêm hoặc quan hệ tình dục không dùng bao cao su với người nhiễm HIV, dẫn đến bị lây nhiễm HIV, và từ nhiễm HIV phát triển thành AIDS.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV. Thời gian từ khi nhiễm HIV cho đến khi thành AIDS dài hay ngắn tùy thuộc vào sức chống đỡ bệnh tật và hành vi của từng người.
2. Quá trình phát triển từc HIV thành AIDS
Nhiễm HIV không phải là thành AIDS ngay mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trong khoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, lao động và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể làm lây truyền HIV từ người này sang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy nở” trong cơ thể họ.
Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi nhiễm HIV, sự chăm sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối xử của xã hội,…
Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau trong các tài liệu khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn chính như sau:
– Giai đoạn cấp tỉnh (Giai đoạn sơ nhiễm)
Người nhiễm HIV thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài. Thời gian: giai đoạn này thường kéo dài vài tuần có khi 6 tháng đến 1 năm. ở giai đoạn đầu, người nhiễm HIV có thể gặp các triệu chứng giống như cảm cúm, có thể là sốt nhẹ, khoảng 37,5 – 38,5 độ ngay sau khi bị nhiễm. Triệu chứng này thường kéo dài khoảng một tháng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị sốt, đau đầu, suy nhược, sưng hạch đặc biệt ở cổ và bẹn sau khi nhiễm từ 2 – 4 tuần. Phản ứng của hệ miễn dịch cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và buồn ngủ, thường cảm thấy đau cơ, khớp hoặc buồn nôn, tiêu chảy.
Cơ thể chưa kịp sinh ra kháng thể chống lại virus HIV hoặc lượng kháng thể còn ít. Đây là thời điểm virus di chuyển vào trong máu và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn. Các hiện tượng viêm, sưng chính là phản ứng của hệ miễn dịch. Nhung không phải ai nhiễm HIV cũng xuất hiện những triệu chứng này. Các xét nghiệm sàng lọc thông thường cũng không xác định được bệnh nên giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn “cửa sổ”.
– Giai đoạn không triệu chứng (Thời kỳ ủ bệnh)
Thời gian: có thể kéo dài nhiều năm, trung bình là từ 8-10 năm và có thể lâu hơn. Người nhiễm HIV đã có kháng thể kháng vius trong máu
Người nhiễm không có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt một số lượng nhỏ không đáng kể. Nhưng thực chat, virus HIV vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được người đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người nhiễm (néu chưa xét nghiệm máu). Đối với những người không sử dụng thuốc điều trị HIV, giai đoạn này có thể kéo dài từ 10 năm hoặc dài hơn, nhưng bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn. Những người phát hiện và sử dụng thuốc đúng cách mỗi ngày có thể trì hoãn tiến độ bệnh ở giai đoạn này trong nhiều thập kỷ vì thuốc có thể kìm hãm virus tẩn công cơ thể.
– Giai đoạn này không lây nhiễm qua đường tiếp xúc thông thường.
HIV vẫn có thể lây truyền sang người khác trong giai đoạn này ngay cả khi họ không có triệu chứng nào. Và kể cả khi virus HIV đang bị kìm hãm bằng thuốc điều trị thì sự lây truyền vẫn có thể xảy ra nhưng khả năng thấp hơn những người không điều trị.
Ở những giai đoạn tiếp theo, số lượng virus gia tăng, tấn công và tiêu diệt các tể bào của hệ miễn dịch mạnh mẽ và làm suy yếu cơ thể.
– Giai đoạn AIDS
Đây chính là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV trong cơ thể. Giai đoạn này thường kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm, tùy thuộc vào sức đề kháng của người bệnh.Người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụt cân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám,…
3. Con đường lây nhiễm HIV chủ yếu
- Lây truyền qua đường máu
HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Lây truyền HIV qua nhận máu và các chế phẩm của máu hoặc cấy ghép cơ quan, phủ tạng, nhận tinh dịch của người nhiễm HIV. Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên chích qua da. Bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da xây sát hoặc niêm mạc mắt, miệng,…
- Lây truyền qua đường tình dục không an toàn
HIV có nhiều trong dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ với đủ lượng có thể làm lây truyền từ người này sang người khác, cho nên về nguyên tắc mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn là người đó chưa nhiễm HIV đều có nguy cơ bị nhiễm HIV.
Trong quan hệ tình dục HIV có thể lây truyền qua đường máu. Máu trong trường hợp này có thể là máu kinh nguyệt, máu từ các vết thương hoặc vết loét ở cơ quan sinh dục hay từ các vết xước do động tác giao hợp gây ra.
Các “kiểu” quan hệ tình dục có xâm nhập phổ biến thì nguy cơ từ cao đến thấp là: Qua đường hậu môn, qua đường âm đạo; qua đường miệng
Trong lây truyền qua đường tình dục, người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn
- Lây truyền từ mẹ sang con
Trước hết cần khẳng định HIV lây truyền từ mẹ sang con không có nghĩa là bệnh di truyền. Phụ nữ nhiễm HIV nếu sinh con sẽ có khả năng khoảng 30% là con nhiễm HIV theo mẹ. Virus HIV có thể lây từ mẹ sang bé trong các trường hợp sau:
Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua nhau thai để vào cơ thể thai nhi.
Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá trình đẻ). Khi sinh HIV cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục me mà dính vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh.
Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ, nhất là khi trẻ đang có tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc khi trẻ mọc răng cắn núm vú chảy máu,…
4. Nguyên nhân chính gây ra lây nhiễm HIV
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết HIV có thể truyền từ người này sang người khác trong các trường hợp sau:
- Quan hệ tình dục không an toàn (cặp đôi hoặc đồng tính quan hệ qua đường hậu môn, quan hệ tình dục âm đạo hoặc miệng) với người bị nhiễm bệnh.
- Dùng chung kim tiêm (nếu người sử dụng tiêm chích ma túy bị nhiễm).
- Phơi nhiễm nghề nghiệp (thanh kim tiêm với máu bị nhiễm bệnh).
- Trẻ sơ sinh có thể lây nhiễm HIV từ người mẹ trước hay trong khi sinh, hoặc khi cho con bú.
- Thụ tinh nhân tạo với tinh trùng bị nhiễm bệnh.
- Cấy ghép một bộ phận nào đó cho cơ thể của mình từ một người hiến tặng, nhưng người đó bị nhiễm HIV.
- Việc truyền máu
5. Một số vấn đề của người nhiềm HIV/AIDS
– Vấn đề sức khoẻ
Người có HIV không chắc chắn về sự tiến triển của HIV trong cơ thể, tuổi thọ trung bình của bản thân, họ có nguy cơ thất bại trong điều trị và chịu nhiều tác dụng phụ khi điều trị HIV.
Người có HIV còn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần phổ biến như: Trầm cảm, lo âu, lạm dụng các chất và nghiện. Mặc dù phổ biến, nhưng các tình trạng này thường không được chẩn đoán và điều trị.
Trầm cảm là căn bệnh khá phổ biến trong những người có HIV ở Việt Nam, trầm cảm có thể biểu hiện như:
- Tâm trạng chán nản
- Kém ngon miệng, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ
- Khó tập trung
- Có suy nghĩ tự tử
– Vấn đề kinh tế
Mất việc do phân biệt đói xử, bệnh tật không làm việc được dẫn đến kiệt quệ về kinh tế, thu nhập kém ảnh hưởng sâư sắc đến cuộc sống của bản thân và của gia đình.
Khi đã nhiễm HIV, việc thăm khám, điều trị tốn rất nhiều tiền của gia đình, bản thân do phải điều trị nhiều ngày và kéo dài suốt cuộc đời.
Không có việc làm dẫn đến không có thu nhập, ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ gia đình, nuôi dạy con cái có thể dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình.
– Khả nàng hoà nhập xã hội
Người có HIV thường bị cô lập với gia đình và cộng đồng do kì thị phân biệt đối xử, do vậy họ bị hạn chế khả năng hòa nhập xã hội.
Người có HIV thường có những đặc điểm tâm lý: Lo lắng, phủ nhận, tức giận, tự trách mình, cảm giác tội lỗi, trầm uất, tự trách mình…nên thường dẫn đến nhiều hành vi tiêu cực trong cuộc sống, tự xa lánh xã hội, cộng đồng, người thân.
Cần cố gắng tạo cho người có HIV có nhiều suy nghĩ tích cực: Tự nhìn nhận như là “sống chung với HIV” thay vì “chết vì HIV”;
Khuyến khích lối sống tích cực vượt qua khỏi kỳ thị, phân biệt đối xử để hòa nhập với xã hội.
– Bị kỳ thị, phân biệt đối xử
Kỳ thị và phân biệt đối xử là một trong những rào cản và là vấn đề lớn nhất cho việc tiếp cận tới các dịch vụ về HIV và chăm sóc sức khỏe đối với những người có HIV. Ở Việt Nam, mặc dù Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các đối tác phát triển quốc tế, và cộng đồng những người dễ bị tổn thương đã nỗ lực rất nhiều trong những năm qua để thay đổi tình hình, nhưng kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn phổ biến và vẫn đang cản trở tiến độ của các hoạt động phòng, chống HIV.
Kỳ thị và phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến các cá nhân mà nó còn khiến HIV lây lan nhiều hơn trong cộng đồng. Khi người nhiễm HIV e sợ những gì người khác nghĩ về họ hoặc sợ người khác có thể đói xử tệ với mình thì họ sẽ không muốn đi xét nghiệm hay sử dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV. Và bởi vậy, họ có thể vô tình truyền HIV sang những người thân của mình. Một người chồng có thể truyền HIV sang vợ, người vợ ấy có thể truyền HIV sang đứa con mà họ sẽ sinh. Như thế, lẽ ra lúc đầu chỉ có một người nhiễm HIV nhưng kỳ thị và phân biệt đối xử làm lây ra nhiều người nữa. Tất cả chỉ vì người nhiễm HIV sợ đi xét nghiệm, bởi họ sợ mình bị đối xử không tốt tại các cơ sở y tế.
Sự kỳ thị thường bắt đầu khi các triệu chứng bắt đầu biểu hiện rõ hoặc khi bạn tình hoặc vợ, chồng của mình chết vì AIDS. Trạng thái cô đơn xuất hiện khi người có HIV cảm thấy là không ai chia sẻ những khó khăn, trăn trở của mình hoặc không ai hiểu mình. Người có HIV lúc đó thường cảm thấy cô đơn và vô vọng.
Kỳ thị là ảnh hưởng tâm lý quan trọng nhất đối với những người nhiễm HIV/AIDS.
6. Chính sách và biện pháp phòng chống HIV/AIDS
6.1. Chính sách đối với người nhiễm HIV/AIDS
– Chính sách BHYT:
Người đang tham gia bảo hiểm y tế bị nhiễm HIV được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục thuốc kháng HIV do bảo hiểm y tế chi trả.
Thông tư 15/2015/TT-BYT ngày 26 tháng 6 năm 2015 quy định:
Người tham gia BHYT nhiễm HIV và người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được quỹ BHYT chi trả:
+ Thuốc (bao gồm cả thuốc ARV), hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT;
+ Xét nghiệm HIV đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và khi sinh con theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả;
+ Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV;
+ Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc ARV và các dịch vụ khám bệnh; chữa bệnh HIV/AIDS khác đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV;
+ Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh; chữa bệnh (trừ chi phí xét nghiệm HIV đối với người hiến bộ phận cơ thể người, người cho tinh trùng, noãn);
+ Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV; người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường họp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả);
+ Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội
– Chính sách trợ giúp xã hội:
Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng: Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
Nếu thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở BTXH, nhà xã hội. Chế độ được hưởng bao gồm:
+ Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng
+ Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí
+ Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết
+ Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu,…
- Chỉnh sách đổi với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 265/2003/QĐ-TTg ngày 16-12- 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
- Chính sách về sử dụng thuổc khảng HIV:
+ Được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV (Người bị phơi nhiễm với HIV, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế, phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV)
+ Được tạo điều kiện tiếp cận thuốc kháng HIV thông qua các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội.
- Chỉnh sách về dạy nghề, việc làm như:
+ Khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức đào tạo và tuyển dụng người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ vào làm việc;
+ Được miễn thuế trong trường họp thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nhiễm HIV
- Chỉnh sách hỗ trợ phòng, chống lẩy nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sình ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế và bệnh nhân AIDS cỏ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Chỉnh sách tín dụng với hộ gia đình và người nhiễm HIV theo Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS theo Luật Phòng Chong HIV/AIDS 2006
- Người nhiễm HIV có các quyền sau đây
+ sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
+ Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ;
+ Học văn hoá, học nghề, làm việc;
+ Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
+ Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
+ Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
+ Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết;
+ Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV;
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6.2. Các biện pháp phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
- Nhóm giải pháp về chính trị và xã hội:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS
Tăng cường hơn nữa của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp đối với công tác phòng, chống HIV7AIDS
Nhóm giải pháp về phối họp liên ngành và huy động cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS
- Nhóm các giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tế và đồng bộ với hệ thống pháp luật khác có liên quan, trong đó chú trọng vào các nội dung sau:
+ Chống kỳ thị, phân biệt đối xử và bảo đảm quyền bình đẳng giới đối với người nhiễm HIV khi tiếp cận các dịch vụ xã hội;
+ Rà soát, sửa đổi hoặc xây dựng mới các văn bản nhằm tăng cường sự phối họp liên ngành, đặc biệt là việc phối họp hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm;
+ Xây dựng chế độ, chính sách về nguồn nhân lực, đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung xây dựng cơ chế xã hội hóa một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS mà người dân có khả năng đóng góp;
+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV thuộc đối tượng chính sách xã hội, chú trọng các chính sách hỗ trợ, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
+ Xây dựng chế độ, chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước, ngoài nước, trong đó chú trọng vào các nội dung: Tiếp nhận, sử dụng lao động là người nhiễm HIV và người dễ bị lây nhiễm HIV, thành lập các cơ sở tư nhân và từ thiện về chăm sóc người bệnh AIDS, phát triển các trung tâm, các cơ sở hỗ trợ xã hội, pháp lý cho người nhiễm HIV.
Thường xuyên tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
– Nhóm giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV
Đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.
Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV.
Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV và các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV khác.
– Nhóm giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV
Mở rộng phạm vi cung cấp, bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng vi rút HTV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị lao cho người nhiễm HIV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thông qua việc đưa công tác điều trị về tuyến y tế cơ sở, lồng ghép với các chương trình y tế khác; tổ chức điều trị tại các Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội, trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng; củng cố, phát triển hệ thống chăm sóc tại cộng đồng của người nhiễm HIV, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội và các tổ chức khác.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị
Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình họ để người nhiễm HIV ổn định cuộc sóng, hoà nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng
- Các nhóm giải pháp khác: Nhóm giải pháp về giám sát dịch HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá; Nhóm giải pháp về nguồn tài chính; Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực; Nhóm giải pháp về cung ứng thuốc, thiết bị; Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế.
7. Một số mô hình an sinh xã hội với người nhiễm HIV/AIDS
- Mô hình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nhiễm HIV tại trung tâm Bảo trợ xã hội, Nhà xã hội
Theo quy định của Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội: Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng thuộc nhóm đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
Khi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội người nhiễm HIV được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định.
- Mô hình mạng lưới tự lực
+ Mục đích ban đầu của nhóm là tập trung những người có cùng cảnh ngộ nhiễm HIV/AIDS để động viên và chia sẻ, hỗ trợ tiếp cận điều trị, hoạt động truyền thông, hoạt động hỗ trợ xã hội.
+ Mục tiêu hoạt động của mạng lưới là chăm sóc, dự phòng và phát triển sinh kế
- Mô hình chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng:
+ Tư vấn, chăm sóc sức khỏe
+ Hỗ trợ về vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV/AIDS
+ Mô hình về hỗ trợ tài chính vi mô, tạo việc làm và sinh kế cho người nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
+ Tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS vay vốn làm kinh tế gia đình để được độc lập về kinh tế và tái hoà nhập với cộng đồng
– Mô hình trợ giúp pháp lý miễn phỉ cho người bị HIV/AIDS
+ Dịch vụ pháp lý riêng biệt dành cho người nhiễm HIV và các nhóm dễ bị tổn thương;
+ Dịch vụ pháp lý HIV được lồng ghép vào dịch vụ pháp lý do chính phủ quản lý;
+ Dịch vụ pháp lý HIV lồng ghép vào các hoạt động của tổ chức dựa vào cộng đồng dành cho người nhiễm hoặc người bị ảnh hưởng bởi HIV;
+ Dịch vụ pháp lý HIV được cung cấp thông qua các hoạt động tiếp cận cộng đồng;
+ Dịch vụ pháp lý HIV được lồng ghép vào hoạt động của tổ chức về nhân quyền;
+ Dịch vụ pháp lý HIV được Luật sư của LVN Group công ty luật cung cấp trên cơ sở thiện nguyện;
+ Dịch vụ pháp lý HIV do trường Đại học Luật cung cấp.