Trả lời:

Chào bạn ! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau :

1. Cơ sở pháp lý :

– Bộ luật lao động 2012

– Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

– Luật bảo hiểm xã hội 2014

2. Luật sư tư vấn :

Theo quy định tại Điều 144 Bộ luật lao động 2012 Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp:

– Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

– Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Theo Điều 145 Bộ luật lao động 2012 quy định Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.

Bên cạnh đó, căn cứ vào tỷ lệ thương tật sau khi được giám định thì người lao động có thể sẽ được hưởng các chế độ tai nạn lao động:

– Trợ cấp một lần đối với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

– Trợ cấp hàng tháng đối với tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

– Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (tủy thuộc vào bộ phận bị tổn thương).

– Trợ cấp phục vụ (bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần).

Ngoài ra, theo quy định tại điều 52 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì nếu sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số : 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group