1. Ngoại thương là gì?

Ngoại thương là từ chỉ hoạt động thương mại như mua bán, giao dịch, trao đổi hàng hóa giữa quốc gia này với quốc gia khác theo nguyên tắc ngang bằng giá.

Ngoài trao đổi sản phẩm, ngoại thương còn bao gồm việc giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm và lưu giữ những nét đẹp của các quốc gia dân tộc đối với bạn bè quốc tế.

 Trong tiếng anh, hoạt động ngoại thương được gọi là  Foreign trade tức giao dịch với nước ngoài. Như vậy hoạt động ngoại thương diễn ra ngoài phạm vi lãnh thổ, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tạm xuất, tái nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh…

 

2. Đặc điểm của hoạt động ngoại thương là gì?

Dựa vào những tư tưởng đổi mới trong nền kinh tế thông qua các hoạt động ngoại thương nên hoạt động này cũng mang những đặc điểm rõ nét. Điều này được thể hiện ở các mặt như:

  • Đôi với các sản phẩm ở lĩnh vực ngoại thương quốc tế có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các sản phẩm trong nước.
  • So với các mặt hàng mang tính truyền thống thì các hàng hóa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tiêu thụ nhanh hơn.
  • Những sản phẩm vô hình có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với những dòng sản phẩm hữu hình.
  • Phạm vi hoạt động, phương thức cạnh tranh, các công vụ kinh doanh bao gồm giá cả, các mặt hàng, chủng loại, bao bì, hình thức vận chuyển… đều có sự phát triển đa dạng.
  • Cơ cấu ngành hàng có sự chuyển đổi rõ rệt.
  • Các hàng hóa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bán chạy hơn so với các dòng sản phẩm mang tính truyền thông.

 

3. Hoạt động ngoại thương bao gồm những hoạt động gì?

Ngoại thương là những hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch cụ diễn ra trên thị trường giữa các nước theo nguyên tắc ngang bằng giá. Bên cạnh đó, ngoại thương còn bao gồm các hoạt đônhj giao lưu văn hóa nhằm học hỏi kinh nghiệm, tạo dấu ấn dân tộc với bạn bè quốc tế.

Tại Việt Nam lĩnh vực ngoại thương được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, được nhà nước chú trọng để thức đẩy kinh tế cũng như văn hóa, chính trị. Phạm vi hoạt động diễn ra thường thấy là kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm:

– Xuất nhập khẩu hàng hóa bao gồm:

  • Hàng hóa hữu hình: các nguyên vật liệu, nhiên liệu, trang thiết bị, máy móc, thực phẩm, hàng tiêu dùng,… thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.
  •  Hàng hóa vô hình: ý tưởng và sáng chế về công nghệ, những phát minh, phần mềm máy tính. độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu… thông qua hình thức xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác.

– Nhận hoặc thuê gia đông nước ngoài, tái xuất khẩu và chuyển khẩu.

– Tái xuất khẩu và chuyển khẩu. 

– Xuất khẩu tại chỗ: là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng hóa tại Việt Nam cho một đơn vi theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

 

4. Tầm quan trọng của hoạt động ngoại ở Việt Nam

Khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế mở cửa thì ngoại thương đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Ngoại hình đã tác động rất lớn đến sự phát triển lực lượng sản xuất bằng việc chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động xã hội. 

Tầm quan trọng này được thể hiện ở nhiều mặt, đặc điểm là lực lượng sản xuất. Bằng chứng là trong việc bố trí chuyên môn hóa sản xuất, phân công lao động có trình độ chuyên môn cao đuọc nhà nước chú trọng đào tạo, đẩy mạnh lực lượng sản xuất ngày càng phát triển.

Trong vấn đề đầu tư và thu hút vốn qua hợp tác quốc tê, hoạt động ngoại thương đóng vai trò chi phối mối quan hệ này. Vì cốt lõi của việc hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thể hiện ở lĩnh vực xuất nhập khẩu được các bên quan tâm.

Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mở ra qua việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, qua đó điều tiết tỷ giá,lạm phát và vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô của một đất nước. Khi nền kinh tế ngày càng ổn định, hoạt động ngoại thương ngày càng vững mạnh điều đó đồng nghĩa với việc tình hình lạm phát được kiềm chế và kiểm soát hiệu quả hơn. Từ đó giúp điều tiết được tỉ giá, kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường. Đây là yếu tố cho thấy nền kinh tế được giữ vững, kiểm soát hiệu quả để mở rộng các chính sách đối ngoại.

Thông qua các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, liên kết, đầu tư… giải quyết được vấn đề việc làm. Sự phát triển của các ngành nghề liên quan kéo theo thu nhập và mức sống của người lao động cũng được cải thiện. Từ đó giúp nhà nước ổn định được nguồn lao động trong kinh tế, hạn chế gây sức ép cho xã hội, tập trung phát triển các chính sách.

 

5. Chính sách ngoại thương là gì?

Chính sách ngoại thương là chính sách của nhà nước bao gồm một hệ thống nguyên tắc và biện pháp thích hợp được áp dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương phù hợp phù hợp với lợi ích chung của Nhà nước trong từng giai đoạn.

Chính sách ngoại thương có các vai trò quan trọng trong nền kinh tế như:

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra quốc tế, khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước.
  • Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên phát triển.
  • Chính sách ngoại thương là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của một số quốc gia.

 

6. Sự khác nhau giữa hoạt động thương mại trong nước với ngoại thương là gì?

Trong hoạt động thươn mại nội địa và hoạt động ngoại thương có điểm chung là cùng diễn ra những sự trao đổi, giao dịch, mua bán giưac các bên cung và cầu. Tuy nhiên về bản chất hai hoạt động này không hoàn toàn giống nhau. 

Hoạt động thương mại trong nước bao gồm các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa , dịch vụ trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia. Ngược lại hoạt động ngoại thương lại diễn ra trong phạm vi ngoài nước. Như vậy chúng khác nhau cơ bản ở phạm vi diễn ra trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

 

7. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành ngoại thương

Ngay từ những ngày đầu phát triển, Chính phủ đã chủ trương hội nhập kinh tế thế giới, tiếp đó là việc chúng ta gia nhập WTO, APEC,… mang đến cơ hội việc làm cho những bạn sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại thương. Đặc biệt, trong những năm gần đây là sự gia tăng các doanh nghiệp nước ngoài bước vào nước ta xây dựng công ty, khiến ngành này càng thêm rực rỡ.

Các bạn sinh viên muốn theo đuổi và phát triển với ngành ngoại thương cần trau dồi cho mình kiến thức chuyên môn vững vàng, bên cạnh đí những yêu cầu về kỹ năng mềm như tiếng Anh, giao tiếp,… cũng là điều bắt buộc. Và một điều nữa là những áp lực phải đối mặt trong ngành ngoại thương là rất lớn, tuy nhiên đi kèm với nó là mức lương, thưởng rất cao.

Những cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành ngoại thương phải kể đến như:

  • Chuyên viên kinh doanh, xuất nhập khẩu của các công ty sản xuất hàng hóa.
  • Nhân viên tại các công ty thương mại, xuất nhập khẩu.
  • Nhân viên tại các đơn vị vận tải tàu biển, hàng không, chuyên viên tại các ngân hàng, bảo hiểm,…
  • Làm việc tại các bộ phân ở các cửa khẩu.
  • Chuyên viên tại các cơ quan, ban ngành nhà nước liên quan đến ngoại thương và xuất nhập nhập khẩu. 
  • Học cao học để làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

>> Xem thêm Nhập siêu và xuất siêu là gì? Các tác động của nhập siêu và xuất siêu đến nền kinh tế?

Trên đây là thông tin liên quan đến ngoại thương mà Luật LVN Group muốn cung cấp tới bạn đọc. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Xin trân trọng cảm on!