Theo Luật Quản lý thuế năm 2019 số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 06 năm 2019 và Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Quy định cụ thể như sau:

Theo khoản 2,3,4 Điều 114 Luật Quản lý thuế, Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:

a) Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế;

b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế;

c) Thời hạn tiến hành thanh tra thuế;

d) Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế.

Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra.

Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế.

Luật LVN Group phân tích chi tiết hơn quy định pháp lý về vấn đề trên như sau:

 

1. Thanh tra thuế là gì? Thanh tra thuế khi nào?

1.1 Thanh tra thuế là gì?

Thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.

 

1.2 Thanh tra thuế khi nào?

Theo quy định tại Điều 113 Luật quản lý thuế 2019 thì có những trường hợp thanh tra thuế sau đây: khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.

 

2. Nội dung quyết định thanh tra thuế? Thời hạn công bố quyết định thanh tra thuế

STT Đặc điểm Nội dung
1
 
Nội dung quyết định thanh tra thuế Thứ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có quyền ra quyết định thanh tra thuế

Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:

+ Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế,

+ Đối tượng nội dung phạm vi nhiệm vụ thanh tra thuế, + Thời hạn tiến hành thanh tra thuế

+ Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế

Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải dược gửi cho đối tượng thanh tra
Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế
2 Thời hạn thanh tra thuế Thời hạn thanh tra thuế thực hiện theo quy định của Luật thanh tra. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định 
3 Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế Chỉ đạo, kiểm tra giám sát đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, quyết định thanh tra thuế, yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu báo cáo văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế, cung cấp thông tin tài liệu đó, trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế, tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét tháy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế, đình chỉ thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi phát hiện trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có liên quan đến đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Kết luận về nội dung thanh tra thuế. Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp biết. Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước. Khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn người ra quyết định tra thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

 

3. Những điều doanh nghiệp cần biết khi có quyết định thanh tra thuế

3.1 Nhận được quyết định thanh kiểm tra thuế

Kể từ khi nhận quyết định kiểm tra đến khi quyết định được công bố, nếu có trở ngại nào đó, doanh nghiệp có thể có một văn bản đề nghị lùi lại thời gian tiến hành với lý do chính đáng và thuyết phục.

 

3.2 Trước khi công bố quyết định kiểm tra

Cho đến trước khi quyết định kiểm tra được công bố (thời điểm doanh nghiệp đặt bút ký vào biên bản công bố quyết định kiểm tra), doanh nghiệp vẫn có quyền xem xét lại việc kê khai của mình. Nếu có bất cứ khoản thuế nào chưa được khai, hoặc đã khai nhưng chưa đủ, đúng thì doanh nghiệp có thể nhanh chóng điều chỉnh để tránh khoản phạt không mong muốn.

 

3.3 Chấp hành quyết định thanh kiểm tra thuế

Trong quá trình chấp hành quyết định kiểm tra, doanh nghiệp luôn lưu ý rằng mình chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ trong phạm vi đã được giới hạn đối với doanh nghiệp trong phạm vi ngày.

 

3.4 Tiếp nhận biên bản thanh kiểm tra thuế

Khi tiếp nhận biên bản kiểm tra từ đoàn kiểm tra, thanh tra, dù còn dạng dự thảo, hãy hiểu rằng đây là tài liệu hết sức quan trọng, liên quan đến chính doanh nghiệp. Vậy nên điều đầu tiên cần lưu ý là phía dưới cùng từng trang và của trang cuối cùng cần chữ ký của trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra

Kể từ khi tiếp nhận biên bản từ đoàn kiểm, thanh tra, doanh nghiệp chỉ có thời gian tối đa là 05 ngày để tìm hiểu những điểm mà mình muốn được làm rõ cũng như chuẩn bị chứng từ. Đây là khoản thời gian quan trọng nhất để bạn tận dụng để giải quyết vấn đề mà bạn còn bất đồng trước khi bảo lưu ý kiến.

 

3.5 Nhận quyết định kết luận thanh kiểm thuế

Mặc dù đã thể hiện hết ý kiển của mình trong lúc ký biên bản kiểm tra, không phải lúc nào quyết định hành chính được ban hành từ cơ quan thuế cũng khiến doanh nghiệp hài lòng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể khiếu nại hoặc khởi kiện để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

3.6 Khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định thanh kiểm tra thuế

Khiếu nại trực tiếp với cơ quan ra quyết định là quyền của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp cũng có thể khởi kiện trực tiếp ra tòa án

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý, bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp