Các doanh nghiệp nhỏ lại tìm cách tự nguyện sáp nhập, hợp nhất với nhau để nhằm cạnh tranh được với các doanh nghiệp lớn. Cũối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, do tác động của tiến bộ khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển và đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung tư bản, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. Ở Mỹ đến năm 1879 đã có hàng loạt các công ti lớn. Đến năm 1890, ở một số nước kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Đức, Anh, Pháp đều có tình trạng chung là tuy các công ti lớn chỉ chiếm khoảng 1% tổng số công ti nhưng lại chiếm % tổng số sức hơi nước và điện lực, gần Vi tổng số công nhân và sản xuất ra gần 1/1 tổng số sản phẩm. Quá trình tập trung kinh tế dưới các hình thức sáp nhập, họp nhất, mua lại doanh nghiệp phát triển mạnh vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai khi các quốc gia có chính sách khuyến khích việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp… nhằm phục hồi kinh tế và tăng cường tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tập trung kinh tế là hiện tượng tồn tại khách quan trong quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp và có những ảnh hưởng tiêu cực đồng thời có những ảnh hưởng tích cực đến đời sống kinh tế, đến môi trường kinh doanh.

* Ảnh hưởng tiêu cực: Tập trung kinh tế gây hạn chế cạnh tranh

Tập trung kinh tế có thể diễn ra theo chiều ngang, dọc, hỗn hợp và có thể ảnh hưởng theo hướng cản trở cạnh tranh diễn ra trên thị trường. Chẳng hạn, tập trung kinh tế theo chiều ngang làm giảm đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan và thúc đẩy những doanh nghiệp còn lại tham gia vào các vụ liên kết mang tính phản cạnh tranh để chống lại sức mạnh của các doanh nghiệp được hình thành sau các vụ tập trung kinh tế.

Tập trung kinh tế còn diễn ra giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau và hình thành các tập đoàn kinh doanh xuyên quốc gia có thể gây hạn chế cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Việc mua lại các công ti xuyên quốc gia cần phải được kiểm soát ở tất cả các quốc gia có các công ti tham gia hoạt động tập trung kinh tế vì những vụ tập trung kinh tế kiểu này có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các doanh nghiệp khác. Quy chế số 139/2004 của Liên minh châu Âu cũng áp dụng thủ tục kiểm soát tập trung kinh tế mà việc tập trung kinh tế của họ có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường chung hoặc trên một phần đáng kể của thị trường chung, bất kể trụ sở của doanh nghiệp ở đâu, kể cả ở ngoài Liên minh châu Âu. Ví dụ hấp dẫn về hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế xuyên quốc gia là vào năm 1998 khi mười bốn vụ liên quan đến các cơ quan quản lí cạnh tranh quốc gia trong Liên minh châu Âu được thông báo lên ủy ban châu Âu. Đó là vụ sáp nhập giữa Gillete với Wilkinson và đặc biệt là vụ sáp nhập giữa Boeing với McDonnell Douglas. Đây là một giao dịch đã được thông báo cho các cơ quan về cạnh tranh của Mỹ và Liên minh châu Âu và đã dẫn tới những bất đồng ý kiến giữa các cơ quan này đối với việc có cho phép vụ sáp nhập giữa hai tập đoàn trên có được thực hiện hay không.

Vụ sáp nhập Tập đoàn Boeing và Tập đoàn McDonnell Douglas sẽ kết hợp hai tập đoàn có trụ sở ở Mỹ trong ngành hàng không dân dụng quốc tế và để lại chỉ một hãng cạnh tranh chủ yểu khác là nhóm công,nghiệp Airbus có trụ sở ở Liên minh châu Âu. ủy ban thương mại liên bang Mỹ không phản đối vụ sáp nhập này, với quan điểm rằng, theo nhiều khía cạnh, McDonnell Douglas không phải là một tập đoàn cạnh tranh mạnh mẽ. Việc Boeing mua lại một hãng đứng bên bờ vực phá sản sẽ không có tác động tiêu cực đến cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh này. Trái lại, theo thông báo của Tập đoàn Boeing về ý định mua lại Tập đoàn McDonnell Douglas, ủy ban châu Âu bày tỏ những lo ngại sâu sắc rằng vụ sáp nhập dẫn tới ngõ cụt và những lo ngại về những tác động tiềm tàng to lớn đối với thương mại quốc tế.

Tập trung kinh tế không những làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường liên quan mà còn có thể kéo theo sự hạn chế cạnh tranh trên những thị trường khác mà ở đó các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có hoạt động cạnh tranh với nhau. Vụ việc sau đây là một minh chứng cho nhận định trên:

Khi trả lời phỏng vấn tạp chí Tiếng vang ngày 5/7/1990 về việc Hachette góp vốn vào hãng truyền hình La Cinq, ông Jean – Luc Largardere (chủ tịch Hội đồng quản trị của Hachette) đã thẳng thắn thừa nhận rằng sự kết hợp của Hachette với tập đoàn của ông Hersant trong lĩnh vực truyền hình chắc chắn sẽ không còn buộc ông phải đối đầu với tập đoàn này trong các lĩnh vực truyền thông khác, trong đó có lĩnh vực báo viết.

* Ảnh hưởng tích cực của tập trung kinh tế đến nền kinh tế Bên cạnh những tác động tiêu cực đến nền kinh tế-xã hội, tập trung kinh tế cũng có những ảnh hưởng tích cực. Tập trung kinh tế có thể tạo ra những doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn hơn, tiềm lực tài chính mạnh hơn khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động tập trung kinh tế là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tập trung kinh tế có thể giúp các nhà đầu tư mở rộng thị trường, giảm chi phí đầu tư, chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh (đặc biệt là ở các nước đang phát triển). Tập trung kinh tế sẽ thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật vì các doanh nghiệp được hình thành sau hoạt động tập trung kinh tế có tiềm lực tài chính để đàu tư đổi mới công nghệ mà các doanh nghiệp nhỏ khó có thể thực hiện được. Như vậy, tập trung kinh tế có thể đem đến những lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế nói riêng cũng như lợi ích cho nền kinh tế và môi trường cạnh tranh của nói chung.

Áp dụng pháp luật về cạnh tranh

1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.

2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.

Quyền và nguyên tắc cạnh tranh khi kinh doanh

1. Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.

2. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh

1. Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.

2. Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.

Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh

1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:

a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.

2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Xác định thị phần và thị phần kết hợp

1. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan, thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

a) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

b) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

c) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

d) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm.

2. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.

3. Doanh thu để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa đủ 01 năm tài chính thì doanh thu, doanh số, số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm xác định thị phần.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xác định thị phần liên quan như thế nào?

1. Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật cạnh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh – Công ty luật LVN Group