Luật sư tư vấn:

Đói với chủ thể của tội phạm là cá nhân: Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

Các dấu hiệu của chủ thể tội phạm, gồm:

+ Thứ nhất, một người cụ thể đang sông.

Chủ thể của tội phạm phải là một con người cụ thể. Có nghĩa rằng nếu không phải là con người thì không phải là chủ thể của tội phạm. Pháp nhân, cơ quan, tổ chức… không phải là chủ thể của tội phạm.

Con người cụ thể là chủ thể của tội phạm phải là người đang sông. Nếu người thực hiện hành vi phạm tội đã chết thì trách nhiệm hình sự đối với người đã chết không được đặt ra vì hình phạt không có ý nghĩa đối với người đã chết. Chính vì vậy, dấu hiệu conngười cụ thể đang sông là dấu hiệu đầu tiên trong chủ thể của tội phạm.

+ Thứ hai, người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Điều kiện của người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự:

* Về Bộ luật hình sự học: Người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý.

* Về tâm lý: Người có đầy đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình. Có nghĩa rằng người đó hoàn toận nhận thức được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình thực hiện, biết được hành vi của mình đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với pháp luật, đạo đức và các chuẩn mực xã hội quy định để từ đó điều khiển hành vi theo hướng đặt ra.

Vì vậy, người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là người có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

+ Thứ ba, người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Khoản 1 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:

“Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưổi 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Theo Luật Hình sự Việt Nam có hai mức độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà Khoa học Luật hình sự gọi là tuổi bắt đầu có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự được tính khi một người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Những người trong khoảng tuổi này phải chịu trách nhiệm hình sự về việc thực hiện tội phạm quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng là người thực hiện tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Như vậy, theo quy định của Luật hình sự, một người chưa đủ 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội.

Tuổi có đủ năng lực trách nhiệm hình sự được tính từ khi một người từ đủ 16 tuổi trở lên. Những người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, không kể tội đó là tội đặc biệt nghiêm trọng hay nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Tuy nhiên Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác để khắc phục hạn chế của Bộ luật Hình sự năm 1999 và hiện nay có 5 tội danh (Điều 145, Điều 146, Điều 147, Điều 325, Điều 329 Bộ luật hình sự năm 2015) đòi hỏi chủ thể thực hiện tội phạm phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Về việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tính đủ theo từng ngày. Việc xác định ngày dựa vào các văn bản có tính pháp lý như giấy khai sinh, sổ đăng ký hộ khẩu… Nếu thiếu những văn bản pháp lý đó, việc xác định tuổi phải được giám định Bộ luật hình sự khoa để kết luận. Dấu hiệu tuổi chịu trách nhiệm hình sự là dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm.

+ Thứ tư, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Những người đã có đủ các dấu hiệu nói trên chưa thể trở thành chủ thể của tội phạm nếu như họ không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự bảo vệ. Cho nên, một người là chủ thể của tội phạm thì ngoài các dấu hiệu là một người cụ thể đang sống, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình thì chính họ phải là người đã thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự.

– Chủ thể đặc biệt của tội phạm

Chủ thể đặc biệt của tội phạm là ngoài việc thỏa mãn những dấu hiệu chủ thể của tội phạm đòi hỏi phải có thêm các dấu hiệu đặc biệt khác.

+ Điều kiện của chủ thể đặc biệt: Ngoài những điều kiện (dấu hiệu) chung của chủ thể tội phạm thì đòi hỏi các dấu hiệu khác.

Trong Luật hình sự có một số tội phạm đòi hỏi người thực hiện tội phạm không chỉ có đủ dấu hiệu của một chủ thể mà còn phải có thêm những dấu hiệu khác mà cấu thành tội phạm đó đòi hỏi. Những chủ thể đòi hỏi phải có thêm những dấu hiệu khác ngoài dấu hiệu của chủ thể chung được gọi là chủ thể đặc biệt. 

Luật hình sự Việt Nam quy định trong một số cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt mới có thể thực hiện được tội phạm đó. Có nghĩa rằng, chủ thể của những tội phạm đó ngoài dấu hiệu của chủ thể chung là năng lực trách nhiệm hình sự, độ tuổi theo luật định còn phải có thêm dấu hiệu khác nữa. Những dấu hiệu khác đó có thể bao gồm:

* Dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn: Chủ thể của tội phạm đó phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Ví dụ: Tội tham ô tài sản (Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015).

* Dấu hiệu nghề nghiệp, tính chất công việc: Người phạm tội phải là người làm công việc đó.

Ví dụ: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015).

* Dấu hiệu nghĩa vụ phải thực hiện: Người phạm tội phải là người có nghĩa vụ thực hiện một công việc mà không thực hiện.

Ví dụ: Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (Điều 332 Bộ luật hình sự năm 2015).

* Dấu hiệu độ tuổi: Người thực hiện tội phạm phải là người có đủ độ tuổi nhất định.

Ví dụ: Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật hình sự năm 2015).

* Dấu hiệu giới tính: Người phạm tội phải trong một giới tính nhất định.

Ví dụ: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015).

* Dấu hiệu quan hệ gia đình, họ hàng: Người phạm tội phải là trong gia đình hoặc có họ hàng.

Ví dụ: Tội loạn luân (Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015); Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015)

Dấu hiệu chủ thể đặc biệt giúp cho việc xác định tội danh chính xác. Trong các tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, người trực tiếp thực hiện tội phạm với vai trò là người thực hành phải là người có đủ dấu hiệu chủ thể đặc biệt khi tội phạm mà người đó thực hiện đòi hỏi có dấu hiệu chủ thể đặcbiệt. Những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần phải có dấu hiệu chủ thể đặc biệt.

– Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại

Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự năm 2015, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

+ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

+ Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, đỉều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

+ Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.