Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật đất đai Công ty Luật LVN Group
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Quyết định 07/2012/QĐ-TTg về Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng
2. Nội dung tư vấn:
Vai trò của các bên liên quan trong quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp như sau:
Thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý bảo vệ rừng, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách và giải pháp quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định này.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thí điểm và xây dựng chính sách đồng quản lý rừng để tạo cơ chế thu hút sự tham gia của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cùng với Ban quản lý khu rừng đặc dụng, Ban quản lý khu rừng phòng hộ; doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở thỏa thuận về trách nhiệm quản lý bảo vệ, phát triển rừng; chia sẻ lợi ích hợp pháp tương xứng với sự đóng góp của các bên.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đối với công chức kiểm lâm.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tăng cường biên chế cho lực lượng kiểm lâm đến năm 2015; bố trí kế hoạch hàng năm về tổ chức, biên chế lực lượng kiểm lâm đến năm 2015 bình quân trong toàn quốc cứ 1.000 ha rừng có 01 biên chế kiểm lâm (giai đoạn 2011 – 2015 bổ sung khoảng 3.000 biên chế kiểm lâm).
Theo dõi và tổng hợp kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách và giải pháp quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định này báo cáo Chính phủ.
Thứ hai, Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác quản lý đất lâm nghiệp, xác định ổn định quy hoạch đất lâm nghiệp trên bản đồ và ngoài thực địa theo Nghị quyết của Quốc hội; chỉ đạo thực hiện công tác giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng, cho thuê rừng; hoàn thiện hồ sơ đối với các diện tích đất đã giao, cho thuê và tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
Thứ ba, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính:
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các cơ chế, chính sách; đảm bảo cân đối kế hoạch ngân sách cho quản lý bảo vệ rừng theo quy định tại Quyết định này.
Thứ tư, Bộ Nội vụ:
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các cơ chế, chính sách; phân bổ biên chế kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách trong các khu rừng phòng hộ, đặc dụng theo quy định tại Quyết định này.
Thứ năm, Bộ Quốc phòng:
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng kiểm lâm tham gia công tác bảo vệ rừng ở cơ sở; chỉ đạo, điều hành các lực lượng quốc phòng phối hợp có hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng.
Thứ sáu, Bộ Công an:
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo lực lượng dân phòng, công an xã và lực lượng kiểm lâm tham gia công tác bảo vệ rừng ở cơ sở; chỉ đạo, điều hành lực lượng công an phối hợp có hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng.
Thứ bảy, Ủy ban nhân dân các cấp: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng tại địa phương; tham gia, đề xuất với các Bộ, ngành ở Trung ương xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế ở cơ sở để thực hiện có hiệu quả Quyết định này.
Một là, Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
a) Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp để chỉ đạo các cấp, ngành, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn thực hiện các quy định của pháp luật.
b) Tổ chức, triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
c) Quản lý hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ, rừng sản xuất theo quy định của pháp luật.
d) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp; chỉ đạo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo các tổ chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, huy động và phối hợp các lực lượng để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến rừng và đất lâm nghiệp; kiên quyết đấu tranh, chấm dứt tình trạng khai thác rừng, phá rừng trái pháp luật, chống người thi hành công vụ trên địa bàn.
đ) Chỉ đạo thực hiện công tác giao, cho thuê, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng, quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp.
e) Tổ chức việc điều tra, kiểm kê, thống kê, phân loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
g) Lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp của địa phương; các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; ngăn ngừa tình trạng lợi dụng để tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật.
Hai là, Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có rừng (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
a) Triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách, chế độ Nhà nước về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giao đất, giao rừng và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.
c) Huy động, chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng.
d) Tổ chức thực hiện công tác giao rừng, thu hồi rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về rừng và đất lâm nghiệp.
đ) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thống kê, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp.
e) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật; theo dõi chặt chẽ đối tượng vi phạm có tính chuyên nghiệp để xử lý; đấu tranh kiên quyết, chấm dứt tình trạng chống người thi hành công vụ.
g) Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, đất lâm nghiệp, các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản; thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời hành vi tiêu thụ, hợp thức hóa nguồn gỗ, lâm sản trái pháp luật.
Ba là, Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có rừng (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã)
a) Quản lý diện tích, ranh giới các khu rừng; các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
b) Tổ chức việc lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức thực hiện quy hoạch ba loại rừng trên thực địa, quy hoạch chi tiết về bảo vệ và phát triển rừng gắn với các chủ rừng.
d) Tiếp và xác nhận hồ sơ xin giao rừng, thuê rừng và giao đất, thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư theo thẩm quyền.
đ) Chỉ đạo cộng đồng dân cư thôn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn thực hiện sản xuất lâm nghiệp; canh tác nương rẫy và chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt.
e) Tổ chức hoạt động có hiệu quả của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ; huy động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần); kịp thời báo cáo lên cấp trên đối với vụ việc khi vượt quá tầm kiểm soát của xã; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật.
g) Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.h) Theo dõi, cập nhật diễn biến rừng, đất lâm nghiệp; thường xuyên kiểm tra việc sử dụng rừng, đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn xã.
i) Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng nhà nước chưa giao, chưa cho thuê và xây dựng phương án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giao lại cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê diện tích rừng này để rừng thực sự có chủ cụ thể.
k) Hòa giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật đất đai.