1. Khái niệm di tích 

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Ở Việt Nam, 1 di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.

Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.

2. Phân loại di tích

Phân loại di tích được quy định tại Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật di sản văn hóa và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa

Căn cứ vào tiêu chí quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa và Điều 28 Luật di sản văn hóa, di tích được phân loại như sau:

2.1 Di tích lịch sử – văn hóa (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân)

– Khái niệm: Theo khoản 3 Điều 4 Luật Di sản văn hóa quy định: “Di tích lịch sử – văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.

– Tiêu chí của di tích lịch sử – văn hóa: Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 quy định như sau: “Di tích lịch sử – văn hóa phải đáp ứng các tiêu chí như sau:

  • Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
  • Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
  • Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
  • Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật”.

– Một số di tích tiêu biểu phân loại dựa theo tiêu chí di tích lịch sử – văn hóa:

  • Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như đền Hùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ…
  • Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích lịch sử Kim Liên, Đền Kiếp Bạc, Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, Lam Kinh, đền Đồng Nhân…
  • Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch sử cách mạng Pắc Bó, Phòng tuyến Tam Điệp, Hành cung Vũ Lâm, Khu rừng Trần Hưng Đạo…
  • Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. Các di tích tiêu biểu loại này như Chùa Bút Tháp, phố cổ Hội An, nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo, đình Tây Đằng,Chùa Phật Tích.

– Năm 2010, di tích kiến trúc nghệ thuật chiếm 44.2% tổng số di tích được xếp hạng.

  • Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người Xưa, thánh địa Mỹ Sơn; Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo – Ba Thê

– Năm 2010, di tích khảo cổ chiếm 1.3% các di tích được xếp hạng.

  • Ngoài ra còn có Di tích cách mạng – kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử – văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ: đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.

– Một số di tích lịch sử cách mạng như: Chiến khu Tân Trào, Chiến khu Quỳnh Lưu, Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ,.

2.2  Danh lam thắng cảnh

– Khái niệm: Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Di sản văn hóa quy định: “Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học

– Tiêu chí của danh lam thắng cảnh: Theo khoản 2 Điều 28 quy định danh lam thắng cảnh phải đáp ứng các tiêu chí như sau:

  • Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
  • Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất”.

– Một số danh lam, thắng cảnh tiêu biểu:

  • Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Các di tích quốc gia đặc biệt tiêu biểu thuộc loại này như 4 danh lam thắng cảnh khu danh thắng Tây Thiên, Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, vịnh Hạ Long, động Phong Nha.
  •  Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như vịnh Hạ Long, Cao nguyên Đồng Văn, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.

– Danh lam thắng cảnh chiếm khoảng 3.3% số di tích được xếp hạng.

2.3 Phân cấp di tích

Khoản 10, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa quy định như sau:

“10. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 29

Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) được xếp hạng như sau:

1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:

a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;

c) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;

d) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.

2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam.

c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;

d) Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.

3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam ;

c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;

d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.”

3. Tình huống

Thưa Luật sư của LVN Group tôi có một vấn đề muốn được Luật sư hỗ trợ như sau: Ông T là Chủ tịch UBND huyện Đ, tỉnh K đã ký văn bản đồng ý cho Ông A là Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ ĐL thu mua 10,404 m3 gỗ trắc (loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm IIA) tại địa bàn xã biên giới ĐL. Các cơ quan pháp luật tỉnh K đã thống nhất xử lý hành chính đối với vụ việc trên. Hỏi: Việc xử lý như vậy là đúng hay sai ? Tại sao?
Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ quý công ty!

Trả lời:

Vụ việc xử lý như vậy là sai, trái với quy định của pháp luật. Vụ việc này tuy đã thuộc phạm vi xử lý hình sự nhưng về động cơ mục đích chưa chứng minh được có tư lợi; hậu quả chưa lớn và đã được ngăn chặn kịp thời…

Văn bản ông T ký là một văn bản trái pháp luật, tạo điều kiện cho ông A và bộ sậu tận thu trái phép 10,404 m3 gỗ trắc (thuộc loại gỗ quý hiếm nhóm IIA)

Việc thu mua gỗ của Ban Quản lý rừng phòng hộ ĐL là trái với quy định pháp luật hiện hành. Còn việc tận thu gỗ của dân chưa được cấp có thẩm quyền cho phép nhưng UBND huyện Đ đồng ý cho Ban Quản lý rừng phòng hộ ĐL thu mua gỗ khi chưa có căn cứ xác định nguồn gốc gỗ hợp pháp là không đúng chức năng, thẩm quyền. Đây cũng là một bài học đắt giá cho những người có trách nhiệm khi đặt bút phê duyệt…

Gỗ tận thu, tận dụng hợp pháp phải đảm bảo các quy định tại Quyết định số 40/2004/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

 – Phải có giấy phép tận thu, tận dụng của UBND huyện cấp đối với hộ gia đình, cộng đồng. Việc tận thu tận dụng phải thực hiện đúng địa điểm, diện tích, đối tượng đã được cấp có thẩm quyền cho phép.

– Đối tượng gỗ tận thu tận dụng, thủ tục trình duyệt, cấp phép và tổ chức tận thu tận dụng phải thực hiện đúng quy định tại các điều 20, 21, 23, 24 và 33 theo quy chế khai thác gỗ và lâm sản ban hành kèm theo Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Sau khi gỗ được tận thu tận dụng phải nghiệm thu thực tế, lập lý lịch gỗ (đóng búa Kiểm lâm, nếu không phải gỗ sử dụng tại chỗ)…

Luật LVN Group (Sưu tầm & biên tập)