Quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần
Cơ sở pháp lý:
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nội dung hỗ trợ giải đáp:
1. Một số vấn đề về bảo hiểm xã hội một lần:
Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, các trường hợp được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần gồm có:
1. Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
2. Người lao động sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
3. Người lao động ra nước ngoài để định cư;
4. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế (Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 56/2017/TT-BYT).
Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp trên, nếu có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau nộp ra cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện (quận/huyện) nơi cư trú:
– Sổ BHXH;
– Đơn hưởng bảo hiểm xã hội một lần (mẫu 14-HSB);
– Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần thuộc các trường hợp tại điểm a, c, d khoản 1 Điều 8 nghị định 115/2015/NĐ-CP. (Theo hướng dẫn tại Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXHnăm 2019).
2. Các tình huống thực tiễn:
1. Lãnh tiền bảo hiểm xã hội & rút tiền bảo hiểm xã hội một lần ?
Trả lời:
Để được hưởng BHXH một lần, bạn phải thuộc một trong các trường hợp nếu tại Mục 1. Như vậy, giả sử bạn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì theo khoản 2 điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần của bạn sẽ là: 2x ( 5 x 3 550 000 + 2 x 4 000 000)/7 =7 357 143 đồng
2. Rút bảo hiểm một lần như thế nào ?
Kính chào quý công ty Tôi được đóng bảo hiểm trong thời gian khoảng 8 năm, tôi đã nghỉ việc một năm nay. Tháng 4_2016 tôi có nộp quyết định nghỉ việc bản gốc để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hiện giờ không còn quyết định nghỉ việc nữa thì tôi có thể làm thủ tục rút bảo hiểm một lần được không ? Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn
Trả lời:
Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
…
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì không có quyết định nghỉ việc bạn vẫn có thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
3. Rút bảo hiểm xã hội theo quy định của luật bảo hiểm ?
Trả lời:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần chia làm hai trường hợp:
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Trường hợp 1: Có thể rút BHXH một lần ngay
Để được rút bảo hiểm xã hội một lần ngay tại tháng 12/2019, bạn phải thuộc các trường hợp 1, 3, 4 nêu tại Mục 1 bên trên.
Trường hợp 2: Sau một năm nghỉ việc
Nếu bạn không thuộc các trường hợp 1, 3, 4 thì bạn phải đợi sau 01 năm nghỉ việc thì bạn mới đủ điều kiện rút BHXH một lần.
Như vậy nếu tháng 04/2016 bạn mới nghỉ việc thì đến tháng 12/2016 bạn vẫn chưa thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần được. Căn cứ theo điểm b nêu trên thì ít nhất phải đến tháng 04/2017 bạn mới có thể làm hồ sơ xin rút bảo hiểm xã hội một lần.
4. Quy định về thời điểm được rút bảo hiểm xã hội một lần ?
Dạ chào Luật sư của LVN Group ạ em muốn nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em. Em đi làm công ty và đóng bảo hiểm được 1 năm rưỡi, hiện tại em đã nghỉ việc và tạm thời em sẽ không đi làm công ty nữa,em cũng không có ý định rút bảo hiểm em định để cho đến khi sau này em có đi làm và tiếp tục đóng bảo hiểm. Vậy em muốn hỏi nếu em không rút bảo hiểm sau khi nghỉ việc, thì bảo hiểm có bị hết hạn và mất luôn không ạ ? Em xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.
Trả lời:
Khoản 5 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
…..
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Sau khi nghỉ việc, bạn cần làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm tại công ty cũ, thời gian đóng bảo hiểm trước đây của bạn sẽ được cộng dồn với thời gian đóng bảo hiểm của bạn sau này. Sổ bảo hiểm sẽ không bị hết hạn và bạn cũng sẽ không bị mất số tiền đã đóng trong trường hợp không rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi nghỉ việc.
5. Có rút được bảo hiểm 1 lần ở sổ cũ không ?
Luật sư tư vấn pháp luật lao động, BHXH trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn hiện có 02 sổ BHXH, một sổ cũ và một sổ mới hiện đang tham gia đóng BHXH. Đối chiếu với quy định tại Điều 60 Luật BHXH năm 2014 thì bạn không đủ điều kiện để rút BHXH một lần.
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Trường hợp bạn muốn hưởng chế độ ở sổ bảo hiểm xã hội cũ thì bạn cần phải gửi hồ sơ đề nghị chuyển quá trình tham gia bảo hiểm xã hội từ nhiều sổ về sổ gốc đến người sử dụng lao động nơi bạn đang làm việc để người sử dụng lao động trực tiếp làm việc với có quan bảo hiểm để giải quyết việc gộp sổ của bạn.
Hồ sơ bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm cũ của bạn;
+ Đơn của người lao động đề nghị chuyển quá trình tham gia BHXH từ nhiều sổ BHXH về một sổ BHXH (mẫu D01-TS).
Sau khi gộp hai sổ bảo hiểm xã hội thì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn được tính bằng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cộng dồn từ cả 2 sổ bảo hiểm xã hội. Và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sau khi gộp sổ sẽ là thời gian căn cứ để tính các chế độ bảo hiểm xã hội sau này như bảo hiểm thất nghiệp, chế độ ốm đau, chế độ thai sản, bảo hiểm xã hội một lần, chế độ lương hưu.
Tham khảo bài viết liên quan:Cách tính tiền bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của luật bảo hiểm xã hội mới nhất ?
6. Có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội 1 lần?
Luật sư tư vấn hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã hội một lần là 02 chế độ khác nhau. Việc giải quyết một trong hai chế độ không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ còn lại.
Thứ nhất là về chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Hiện nay bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp bởi đã quá thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng mà chưa nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể Điều 49 Luật việc làm quy định:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013, đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
“1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
….”.
– Thứ hai là chế độ bảo hiểm xã hội một lần: hiện tại bạn có thể làm thủ tục rút BHXH một lần:
Để được hưởng chế độ BHXH một lần, bạn phải thực hiện thủ tục sau:
1. Bạn phải trực tiếp nộp hồ sơ cho tổ chức BHXH nơi bạn đóng BHXH, hồ sơ bao gồm: sổ BHXH, quyết định nghỉ việc, đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (mẫu số 14-HSB)).
2. Tổ chức BHXH sẽ giải quyết chế độ BHXH một lần cho bạn trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của bạn.
Tham khảo bài viết liên quan:Hướng dẫn rút tiền bảo hiểm xã hội một lần ? Điều kiện để được rút tiền bảo hiểm xã hội là gì ?
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.0191
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group