Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Công ty Luật LVN Group với nội dung bạn yêu cầu chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Nội dung tư vấn:

1. Thẻ bảo hiểm y tế là gì theo quy định pháp luật

Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.

Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.

Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:

Đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này đóng bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi hoặc người tham gia bảo hiểm y tế quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

Đối với người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này đóng bảo hiểm y tế lần đầu hoặc đóng bảo hiểm y tế không liên tục thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế; riêng đối với quyền lợi về dịch vụ kỹ thuật cao thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 180 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi.

Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:

Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;

Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;

Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

Tổ chức bảo hiểm y tế quy định mẫu thẻ bảo hiểm y tế, quản lý thẻ bảo hiểm y tế thống nhất trong cả nước và chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2014 phải tổ chức thực hiện việc phát hành thẻ bảo hiểm y tế có ảnh của người tham gia bảo hiểm y tế.

2.  Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế như thế nào

Văn bản đăng ký tham gia bảo hiểm y tế của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này;

Danh sách người tham gia bảo hiểm y tế do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này hoặc người đại diện của người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế lập;

Tờ khai của cá nhân, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế.

Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với trẻ em dưới 6 tuổi bao gồm:

 Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh. Trường hợp trẻ em chưa có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh thì phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người giám hộ;

 Danh sách hoặc giấy đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi trẻ em cư trú.

 Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế.

3. Quy định về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế 

Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.

Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

 Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.

Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

Rách, nát hoặc hỏng;

Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

Thẻ bảo hiểm y tế.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ  trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế

4. Quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế

Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;

Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 2, Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:

Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế

Và khoản 2, Điều 13 của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:

“Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định như sau:

Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất. 

Như vậy, bạn không thể đồng thời cùng một lúc sở hữu và sử dụng đồng thời hai thẻ bảo hiểm y tế.Trường hợp bạn đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng được xác định thứ tự đầu tiên theo quy định tại Điều 12 và được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

Căn cứ Điều 12 và Điều 22  Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định như sau:

Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

 Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

5. Nhóm ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế theo quy định

Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

Trẻ em dưới 6 tuổi;

Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;

Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Mức hưởng bảo hiểm y tế:

Người tham gia bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26,27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng sau

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác

Như vậy, trường hợp này bạn vẫn phải đóng BHYT bắt buộc theo cơ quan mà bạn đang làm việc, có thứ tự xếp trước theo quy định Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014; nhưng bạn sẽ được hưởng BHYT theo quyền lợi là đối tượng thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3, Điều 12 . Vì vậy bạn đem 2 thẻ BHYT đến nơi phát hành thẻ để được thu hồi thẻ BHYT cấp cho thân nhân người làm trong quân đội và được cấp lại thẻ BHYT đối tượng sự nghiệp nhưng có quyền lợi không đồng chi trả của đối tượng thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a,khoản 3, Điều 12 và khi đi khám bệnh, chữa bệnh thì bạn sẽ được quyền lợi cao nhất tức bạn sẽ được hưởng chi trả thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với mức hưởng cao nhất theo chế độ của chồng bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group