Câu hỏi: Thưa Luật sư của LVN Group em đang có một câu hỏi muốn hỏi Luật sư của LVN Group như sau: Giao dịch dân sự là gì? Giao dịch dân sự có hiệu lực khi nào? Cách phân loại giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành và các vấn đề khác liên quan đến giao dịch dân sự xin được cung cấp thêm thông tin ạ?
Em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của công ty Luật LVN Group!

 

Trả lời:

1. Giao dịch dân sự là gì ?

Khái niệm giao dịch dân sự (Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015):

“Điều 116. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

 

2. Giao dịch dân sự vô hiệu là gì ?

Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu, cụ thể như sau:

“Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

3. Cách phân loại giao dịch dân sự

Các giao dịch dân sự trên thực tế rất đa dạng, phong phú. Dựa trên mỗi tiêu chí khác nhau, giao dịch dân sự được phân thành các loại các nhau như căn cứ vào tiêu chí chủ thể, giao dịch dân sự được phân thành họp đồng và hành vi pháp lý đơn phương; hay căn cứ vào hình thức của giao dịch, giao dịch được phân thành giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức lời nói, giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức văn bản và giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức hành vi; hay căn cứ vào tính chất có đền bù của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự được phân thành giao dịch dân sự có đền bù và giao dịch dân sự không có đền bù. Ngoài ra, trong khoa học pháp lý còn xác định loại giao dịch có điều kiện mà sau đó được luật hoá trong luật. Bộ luật Dân sự hiện hành còn quy định về giao dịch dân sự có điều kiện ở Điều 120.

 

3.1. Căn cứ vào sự thể hiện ý chí.

Căn cứ vào sự thể hiện ý chí, giao dịch dân sự được phân thành:

– Hợp đồng dân sự: Có 2 nội dung:

+ Là sự thống nhất ý chí giữa các bên

+ Sự thống nhất đó tạo nên quyền và nghĩa vụ giữa các bên

– Hành vi pháp lý đơn phương: Hành vi pháp lý đơn phương khác hợp đồng dân sự ở chỗ:

+ Chỉ thể hiện ý chí của một chủ thể

+ Từ đó làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

 

3.2 Căn cứ vào hình thức thể hiện ý chí.

Căn cứ vào hình thức thể hiện ý chí, giao dịch dân sự được phân thành các loại như sau:

– Giao dịch dân sự có hình thức bắt buộc: Pháp luật quy định phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định( văn bản được công chứng hoặc chứng thực, được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì mới có hiệu lực

– Giao dịch dân sự không có hình thức bắt buộc: Pháp luật quy định có thể được xác lập dưới bất kì hình thức nào như lời nói, văn bản hay hành động cụ thể tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của các bên.

 

3.3 Căn cứ vào thời điểm phát sinh hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự

Căn cứ vào thời điểm phát sinh hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự được phân thành các loại các loại cụ thể như sau:

– Giao dịch dân sự có hiệu lực khi người xác lập giao dịch đã chết

– Giao dịch dân sự có hiệu lực ngay khi người xác lập giao dịch còn sống.

 

3.4 Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sự.

Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự có thể được phân thành các loại sau:

– Giao dịch dân sự ưng thuận: Được xem là có hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm các bên tham gia đã đạt được sự thoả thuận thống nhất ý chí với nhau và biểu hiện sự thống nhất ý chí đó ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định( hợp đồng thuê tài sản)

– Giao dịch dân sự thực tế: Hiệu lực chỉ phát sinh khi một trong các bên thực tế nhận được đối tượng của giao dịch dân sự đó ( Hợp đồng tặng cho động sản thông thường).

 

3.5 Căn cứ vào tính chất có bồi hoàn

Căn cứ vào tính chất bồi hoàn, giao dịch dân sự được phân thành các loại như sau:

– Giao dịch dân sự có đền bù: Một bên chủ thể sau khi thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của chủ thể bên kia thì anh ta được thu một lợi ích vật chất nhất định từ chủ thể bên kia do đã thực hiện những hành vi đó( hợp đồng mua bán tài sản)

– Giao dịch dân sự không có đền bù

VD: hợp đồng cho tặng tài sản.

 

3.6 Căn cứ điều kiện làm phát sinh hay chấm dứt hiệu lực của giao dịch dân sự

Căn cứ điều kiện làm phát sinh hay chấm dứt hiệu lực của giao dịch dân sự, giao dịch dân sự được phân thành các loại sau:

– Giao dịch dân sự có điều kiện phát sinh: Chỉ phát sinh hiệu lực khi có những điều kiện nhất định xảy ra

– Giao dịch dân sự có điều kiện huỷ bỏ: Là những giao dịch đã được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có điều kiện nhất định xảy ra thì giao dịch dân sự đó sẽ bị huỷ bỏ, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia bị chấm dứt

 

4. Phân tích điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực ?

Người ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng , bao gồm mọi chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cá nhân:

– Khả năng trong việc xác lập hoặc thực hiện một giao dịch dân sự phụ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân

– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi cuả mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự

– Giao dịch dân sự muốn có hiệu lực phải có điều kiện này vì: bản chất của giao dịch dân sự là sự thể hiên ý chí và sự thống nhất giữa ý chí và thể hiện ý chí ra bên ngoài. Điều này chỉ có những cá nhân có khả năng nhận thức được hành vi và hậu quả do hành vi mình gây nên mới có được. Khả năng này phụ thuộc vào độ tuổi và sự nhận thức của mỗi cá nhân

* Đối với cá nhân là người từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:

Được toàn quyền tham gia vào mọi giao dịch dân sự trừ:

+ Các giao dịch dân sự như mua bán, trao đổi, cho thuê, cho muợn…có đối tượng là những tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ do người giám hộ( người từ đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) xác lập, thực hiện nhưng không được sự đồng ý của UBND xã phường nơi người giám hộ cư trú

+ Đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác

+ Các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người được giám hộ mà người giám hộ xác lập, thực hiện với chính người giám hộ

+ Những giao dịch dân sự không nằm trong phạm vi thẩm quyền đại diện của người đại diên

+ Những giao dịch dân sự mà người đại diện thực hiện giữa người được đại diện với chính mình

+ Những giao dịch dân sự mà người đại diện thực hiện với người thứ 3 nhưng anh ta cũng đồng thời là người đại diện cho người đó

* Đối với cá nhân là người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ( người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác khiến họ không thể nhận thức được, làm chủ được hành vi của mình):

+ Khi muốn xác lập một giao dịch dân sự họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý hoặc bắt buộc thông qua vai trò người đại diện, trừ trường hợp đó là những giao dịch dân sự có giá trị nhỏ nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp lứa tuổi.

+ Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác khiến họ không nhận thức làm chủ được hành vi của mình mà có tài sản riêng đủ để thực hiện nghĩa vụ dân sự thì họ có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

* Đối với cá nhân là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự(người nghiện ma tuý và các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà toà án ra quyết định hạn chể năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của các bên liên quan).

+ Được quyền tham gia các giao dịch dân sự có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu hằng ngày.

+ Với các giao dịch dân sự khác liên quan đến tài sản của những người này nhất thiết phải được sự đồng ý của người đại diên theo pháp luật.

* Đối với cá nhân là người dưới 6 tuổi hoặc những người mất năng lực hành vi dân sự:

+ Không được quyền tham gia xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự

+ Người đại diện theo pháp luật của người đó có quyền xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần của những người này

2. Pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự:

– Khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhất thiết phải thông qua vai trò người đại diện của chủ thể đó:

+ Người đại diện theo pháp luật

+ Người đại diện theo uỷ quyền

 

5. Phân tích mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm ?

– Nội dung của giao dịch dân sự là tổng hợp các điều khoản mà một hoặc các bên xác lập giao dịch dân sự đó đưa ra hoặc thoả thuận với nhau

– Mục đích của giao dịch dân sự là các nhu cầu hay những lợi ích về mặt vật chất hay tinh thần mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào một giao dịch dân sự

– Đạo đức của xã hội là những chuẩn mực, luân lý phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội, những chuẩn mực góp phần thúc đẩy sự phát triển nhân cách con người, thúc đẩy sự phát triển truyền thống văn hoá cuả một chế độ xã hội

– Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức cùng là những quy phạm xã hội có chung mục đích là điều tiết hành vi con người, có chung đặc điểm là những quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn đánh giá hành vi con người

Như vậy nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không vi phạm những điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội tức là không được vi phạm những quy tắc xử sự chung ma pháp luật và đạo đức đã quy định. Một giao dịch dân sự sẽ bị coi là bất hợp pháp khi nội dung và mục đích của nó vi phạm đến điều cấm của pháp luật hoặc trái với thuần phong mĩ tục và trật tự công cộng xã hội.

 

6. Phân tích về người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

– Sự tự nguyện của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự được hiểu là:

+ Có sự thống nhất về ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự

+ Có sự thống nhất về ý chí giữa các bên và hình thức thể hiện ra bên ngoài

– Điều kiện người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện

xuất phát từ nguyên tắc tự do ý chí. Một cá nhân chỉ có thể bị ràng buột bởi ý chí của chính mình được biểu hiện ra bên ngoài một cách trực tiếp( kí kết hợp đồng hay lập di chúc) hoặc gián tiếp( Việc tuân thủ các quy định được ghi nhận trong các văn bản pháp luật). Tuy nhiên sự tự do về ý chí này cũng bị hạn chế bởi lợi ích chung của cộng đồng

– Các trường hợp bị coi là vi phạm tính tự nguyện trong giao dịch dân sự:

* Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định và giao dịch dân sự do giả tạo, cụ thể như sau:

+ Giao dịch dân sự giả tạo nhằm che dấu một giao dịch dân sự khác mà các bên mong muốn tham gia

+ Giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch dân sự chỉ có về mặt hình thức chứ không nhằm làm phát sinh bất cứ quyền, nghĩa vụ dân sự nào cho các bên tham gia xác lập giao dịch đó

* Điều 126 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn, cụ thể như sau:

Bản chất của nhầm lẫn là sự hình dung sai các nội dung chủ yếu của hợp đồng dân sự( có tính chất quyết định trong hợp đồng)

+ Nhầm lẫn về đối tượng của giao dịch dân sự.

+ Nhầm lẫn về chủ thể.

+ Nhầm lẫn về mục đích.

* Điều 132 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe doạ, cưỡng ép, cụ thể như sau: Đe doạ: người bị đe doạ lệ thuộc vào người đe doạ ( vật chất, tinh thần)

* Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ hành vi của mình

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ Luật sư của LVN Group của Công ty luật LVN Group luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.