1. Trách nhiệm tiếp công dân của công an nhân dân?

Theo quy định tại Thông tư số 98/2021/TT-BCA có quy định về quy định về công tác tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong công dân, theo đó cơ quan công an phải có trách nhiệm tổ chức tiếp công dân theo từng lần công dân có yêu cầu phát sinh, cũng theo thông tư này Bộ công an quy định về việc nguyên tắc, địa điểm và hình thức khi cán bộ tiếp công dân. Việc tiếp công dân có hai hình thức, một là tổ chức tiếp công dân thường xuyên, hai là tiếp công dân theo định kỳ và ba là tiếp công dân đột xuất trong một số trường hợp đặc biệt. 

Ngoài ra, hiện nay Bộ công an còn đang xây dựng dự thảo bộ quy tắc ứng xử khi cán bộ công an tổ chức tiếp công dân, điều này nhằm để tránh các trường hợp có những chiến sỹ công an trong quá trình tổ chức tiếp công dân còn có thái độ khiến nhã, thiếu tôn trọng công dân hoặc thậm chí còn sử dụng những cụm từ không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Theo bộ quy tắc ứng xử này quy định về nguyên tắc ứng xử; quy tắc ứng xử chung trong nội bộ chung của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; quy tắc ứng xử khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ; ứng xử trong nội bộ, trong quan hệ xã hội và với môi trường tự nhiên; quy tắc ứng xử trên không gian mang vì hiện nay cùng với sự phát triển của mạng xã hội điện tử có một vài chiến sỹ công an nhân dân vẫn còn thiếu trách nhiệm trong việc giữ gìn hình ảnh của bản thân trên không gian mạng xã hội này, tuy nhiên bộ quy tắc ứng xử này không điều chỉnh việc sử dụng không gian mạng phục vụ yêu cầu nghiệp vụ công tác Công an. 

 

2. Nguyên tắc ứng xử khi công an nhân dân tiếp công dân

Theo dự thảo của bộ quy tắc ứng xử khi tiếp công dân thì chiến sĩ công an nhân dân khi tổ chức tiếp công dân phải tuân thủ theo nguyên tắc:

– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệnh Công an nhân dân; 

– Tôn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

– Phù hợp với đạo đức, văn hoá, thuần phong, mỹ tục của dân tộc và truyền thống Công an nhân dân;

– Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong khi thi hành nhiệm vụ phải chấp hành nghiêm túc quy trình công tác, quy tắc ứng xử và quy tắc đạo đức nghề nghiệp có liên quan.

 

3. Dự thảo quy tắc ứng xử của chiến sĩ công an nhân dân khi tiếp dân

Theo bộ quy tắc dự thảo này có đặt ra quy tắc ứng xử chung của chiến kĩ công an nhân dân và cùng với đó cũng đặt ra các quy tắc ứng xử giữa chiến sĩ công an nhân dân với nhân dân, với đồng chí, với người vi phạm pháp luật, ứng xử trong gia đình, ứng xử với thiên nhiên, với nơi công cộng,.. Theo đó, chiến sĩ công an nhân dân phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh; trung thực, thẳng thắn, cần, kiệm, liêm, chính. Trong quá trình tiếp công dân chiến sĩ công an nhân dân không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pjáp của người dân; bên cạnh đó chiến sĩ công an cũng không được gây căng thẳng, bức xúc, doạ nạt người dân; không được hẹn gặp người dân giải quyết công việc riêng ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc, trừ trường hợp phục vụ yêu cầu công việc, nhiệm vụ công tác. Ngoài ra chiến sĩ công an nhân dân phải có thái độ làm việc với người dân niềm nở, tận trình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hoà nhã, kiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn; ưu tiên giải quyết công việc với người già yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ có thai. 

Nhìn chung, dự thảo quy tắc ứng xử khi chiến sĩ công an nhân dân tổ chức tiếp công dân đã hướng đến nguyên tắc ứng xử chuẩn mực của một chiến sĩ công an nhân dân đối với nhân dân trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cá nhân và đơn vị. Tuy nhiên đây mới chỉ là dự thảo của Bộ Công an, chưa phải bộ quy tắc ứng xử chính thức. 

Trên đây là nội dung trao đổi của công ty Luật LVN Group, nếu quý Khách hàng có vướng mắc về chủ đề này hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.0191 để gặp Luật sư tư vấn hoặc gửi thư qua hộp mail của chúng tôi để được giải đáp các thắc mắc.