Quy định về đăng ký nhãn hiệu trên thế giới năm 2023

Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Đầu tiên chủ đơn phải gửi hoặc trực tiếp một đơn đăng ký nhãn hiệu đã được khai đầy đủ theo mẫu và nộp một khoản phí theo quy định. Đơn đăng ký nhãn hiệu phải bao gồm:

  • Địa chỉ liên lạc của chủ đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Mẫu nhãn hiệu theo định dạng cụ thể được yêu cầu;
  • Một bảng mô tả về hàng hóa và dịch vụ vụ và hoặc các nhóm nhãn hiệu mà doanh nghiệp muốn được bảo hộ.

Cần lưu ý rằng một số cơ quan nhãn hiệu (ví dụ, của Hoa Kỳ và Canada) yêu cầu đệ trình bằng chứng sử dụng hoặc một tuyên bố rằng công ty bạn có ý định sử dụng nhãn hiệu cho những mục đích ghi trong đơn đăng ký. Cơ quan đăng ký nhãn hiệu có liên quan sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chính xác hơn trong quá trình xử lý đơn.

Cơ quan đăng ký nhãn hiệu và quy trình đăng ký

Các công việc do các cơ quan nhãn hiệu của các nước khác nhau thực hiện để đăng ký nhãn hiệu của bạn là rất khác nhau về chi tiết, nhưng nhìn chung là tuân theo quy trình cơ bản như sau:

Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Cơ quan nhãn hiệu kiểm tra đơn đăng ký để bảo đảm rằng đơn tuân thủ các yêu cầu hoặc thủ tục hành chính, ví dụ, kiểm tra xem phí đã được nộp chưa và đơn đã được khai đầy đủ chưa.

Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Ở một số nước, cơ quan nhãn hiệu tiến hành thẩm định nội dung đơn để kiểm tra xem đơn có tuân thủ các yêu cầu về nội dung hay không, ví dụ, dấu hiệu được đăng ký có thuộc đối tượng bị loại trừ do luật nhãn hiệu quy định hay không và nhãn hiệu có xung đột với nhãn hiệu đã được đăng ký trước về (các) nhóm có liên quan hay không.

Công bố và phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu

Ở nhiều nước, nhãn hiệu được công bố trên công báo chính thức để cho phép bên thứ ba phản đối việc đăng ký nhãn hiệu trong một thời hạn nhất định. Ở một số ít các nước khác, nhãn hiệu chỉ được công bố khi đã được đăng ký, nhưng có một thời hạn nhất định sau đó cho phép việc khiếu nại yêu cầu hủy bỏ đăng ký.

Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Khi đã xác định được rằng không có cơ sở để từ chối thì nhãn hiệu sẽ được đăng ký và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp và thường có hiệu lực trong 10 năm.

Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần bằng việc nộp một khoản phí quy định, tuy nhiên đăng ký có thể bị hủy bỏ toàn bộ hoặc đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định nếu nhãn hiệu không được sử dụng trong một thời hạn nhất định được quy định trong pháp luật nhãn hiệu có liên quan.

Chi phí cho việc bảo hộ nhãn hiệu

Các chi phí liên quan đến đăng ký nhãn hiệu:

  • Các chi phí liên quan đến việc sáng tạo logo hoặc từ ngữ được sử dụng làm nhãn hiệu. Nhiều công ty thuê các chuyên gia tư vấn thực hiện công việc sáng tạo này;
  • Các chi phí liên quan đến thực hiện tra cứu nhãn hiệu;
  • Các chi phí liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu. Các chi phí này là khác nhau tùy thuộc vào từng nước và các nhóm nhãn hiệu (chủng loại sản phẩm) được yêu cầu bảo hộ.  Cơ quan nhãn hiệu quốc gia có thể cung cấp thêm cho chủ đơn chi tiết về các chi phí đăng ký ở nước chủ đơn đăng ký.
  • Các công ty sử dụng các đại diện sở hữu công nghiệp chuyên nghiệp hỗ trợ trong việc đăng ký có thể phải trả thêm các khoản chi phí nhưng lại tiết kiệm được thời gian và công sức.

Nhìn chung người bất kỳ có ý định sử dụng nhãn hiệu hoặc lo ngại bị người khác sử dụng thì có thể đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ và tránh xâm phạm quyền của người khác. Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.

Quý khách hàng cần tư vấn điều kiện đăng ký nhãn hiệu tại các nước khác nhau trên thế giới xin vui lòng liên hệ Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được hỗ trợ cụ thể!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com