Sau khi kết thúc bầu cử, ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử có trách nhiệm bàn giao các loại phiếu bầu cử, biên bản, tài liệu liên quan đến công tác bầu cử đến Ủy ban nhân dân cấp tương ứng để bảo quản và lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Thời gian lưu trữ ít nhất là 05 năm đối với phiếu bầu cử và 10 năm đối vồi các tài liệu khác.

Luật LVN Group phân tích chi tiết quy định pháp lý hiện nay về vấn đề trên như sau:

 

1. Bầu cử là gì? phiếu bầu là gì?

Trong bộ máy nhà nước hiện đại có một số cách thức phổ biến để lựa chọn một người vào một chức vụ trong bộ máy thì thường được thực hiện bằng cách bầu cử, bầu và bổ nhiệm. Trong số đó ta có thể thấy quen nhất là hoạt động bầu cử. Vậy bầu cử là gì? Bầu cử được hiểu là việc lựa chọn nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể. 

Không giống như là bầu và bổ nhiệm thì bầu cử là việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước và được thực hiện bởi người dân thông qua con đường bỏ phiếu tập thể. Người được người dân lựa chọn sẽ là người nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Chủ thể thực hiện quyền bầu cử là dân, họ là những người không nắm chức vụ trong bộ máy nhà nước. 

Là một trong những cách thức để lựa chọn người nắm giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước và là một quyền bầu của người dân thì bầu cử có tầm quan trọng đặc biệt trong nhà nước và xã hội hiện đại thể hiện ở việc bầu cử là cơ sở của nền dân chủ hiện đại, bầu cử là cơ sở hình thành bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 

Bầu cử là cơ sở của nền tảng dân chủ: Dân chủ là chế độ chính trị trong đó quyền lực nằm trong tay người dân, ý chí của dân là ý chí quyết định trong việc giành, giao và thực hiện quyền lực nhà nước. Khi tiến hành hoạt động bầu cử thì người dân họ đã được tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, họ có quyền chọn ra người đại diện cho họ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ. Quyền lực nhà nước mà được người dân gửi gắm cũng là quyền lực nhà nước được thực hiện vì lợi ích của nhân dân thì khi đó mới có nền dân chủ thực sự. 

Bầu cử là cơ sở hình thành chính quyền đại diện, bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân: nhân dân họ tiến hành bầu ra người đại diện cho ý chí của họ thông qua hoạt động bầu cử. Khi đó chính quyền sẽ được xây dựng vì nhân dân, quyền và lợi ích của người dân sẽ được đảm bảo hơn. Trong bộ máy nhà nước theo lý tưởng này thì các cơ quan nhà nước không chỉ có nguồn gốc hình thành từ nhân dân mà còn phải hoạt động vì lợi ích của nhân dân, cho dù sự phát triển về quan điểm như nào thì vai trò của hoạt động bầu cử vẫn không đủ đối với một nước dân chủ. Thông qua hoạt động bầu cử thì mối quan hệ giữ người bầu cử và người được bầu cử sẽ trở nên gắn bó hơn, và người dân sẽ thực thi quyền theo dõi, giám sát và bầu lại và chọn lại những người thực sự xứng đáng, những người thực sự bảo vệ quyền lợi cho họ. 

Phiếu bầu cử là phiếu mà người dân dùng để chọn người người nắm giữ chức vụ quan trọng của nhà nước. Phiếu bầu cử đại biểu quốc hội, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từng cấp thì phải được in riêng từng loại trên 01 mặt giấy A5 theo chiều dọc khổ giấy. Màu sắc từng loại phiếu bầu cử do ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn nhưng không được trùng màu với các loại phiếu bầu cử đại biểu quốc hội hay phiếu bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp khác trên cùng địa bàn. 

Một phiếu bầu hợp lệ thì cần phải tuân thủ những quy định cụ thể của pháp luật đề ra, phiếu bầu cử hợp lệ phải có dấu của tổ bầu cử ở góc phía trên bên trái, trên phiểu phải ghi rõ:

– Tên đơn vị bầu cử

– Tên phiếu bầu cử

– Số lượng đại biểu

– Họ tên những người ứng cử tại đơn vị bầu cử xép tên theo vần chữ cái A, B, C … như trên danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu đã được tiến hành công bố. Trường hợp tên của họ trùng nhau thì căn cứ vào phần họ để xác định thứ tự, nếu phần họ cũng giống nhau thì căn cứ tên đệm, nếu tên đệm cũng giống thì căn cứ vào ngày tháng năm sinh, người nào có ngày tháng năm sinh sớm hơn thì xếp trước. 

 

2. Xử lý việc lưu trữ, xử lý phiếu bầu và các tài liệu do Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến?

Sau khi kiểm phiếu và tiến hành lập biên bản kết quả kiểm phiếu thì tổ bầu cử tiến hành niêm phong phiếu bầu cử theo từng loại phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, trong đó chia riêng số phiếu bầu cử hợp lệ và số phiếu bầu cử không hợp lệ. 

Và toàn bộ số phiếu đã được niêm phong phải được tổ bầu cử cho vào hòm phiếu và tiến hành làm thủ tục niêm phong hòm phiếu có chữ cứ của Tổ trưởng, thư ký tổ bầu cử gửi ủy ban nhân dân cấp xã.  Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý các phiếu bầu cử của tổ bầu cử địa phương mình. 

Sau khi kết thúc bầu cư, ủy ban bầu cử, ban bầu cử, tổ bầu cử có trách nhiệm bàn giao các loại phiếu bầu cử, biên bản, tài liệu liên quan đến công tác bầu cử đến ủy ban nhân dân cấp tương ứng để bảo quản và lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ

Thời gian lữu trữ ít nhất 05 năm đối với phiếu bầu cử và 10 năm đối với các tài liệu khác. Nếu không có ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền thì tuyệt đối không được mở và kiểm tra phiếu bầu cử đã được niêm phong và lưu trữ. 

Các mẫu dấu của các tổ chức phụ trách bầu cử đã được thiết kế để dùng lâu dài trong tất cả các cuộc bầu cử nhằm tiết kiệm chi phí. Do đó thì sau khi mà kết thúc cuộc bầu cử thì các tổ chức phụ trách bầu cử có trách nhiệm bàn giao con dấu của tổ chức mình cho các cơ quan hành chính nhà nước để lưu trữ, quản lý, tiếp tục sử dụng cho cuộc bầu cử tiếp theo.

– Các tổ bầu cử, ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã và UBBC ở cấp xã ban giao các con dấu của tổ chức mình cho UBND cấp huyện để lưu trữ và quản lý; có biên bản giao nhận các con dấu bầu cử.

– Ban bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện và ủy ban bầu cử ở cấp huyện bàn giao con dấu của tổ chức mình cho ủy ban nhân dân cùng cấp ( qua phòng nội vụ) để lưu trữ và quản lý, có biên bản giao nhận con dấu bầu cử. 

– Ban bầu cử địa biểu quốc hội, ban bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh và ủy ban bầu cử ở cấp tỉnh bàn giao con dấu của tổ chức mình cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh ( qua sở nội vụ) để lưu trữ và quản lý; có biên bản giao nhận các con dấu bầu cử. 

Như vậy thì sau khi kết thúc cuộc bầu cử thì phải tiến hành ban giao các loại phiếu bầu, biên bản, tài liệu có liên quan đến công tác bầu cử đến ủy ban nhân dân cấp tương ứng để tiến hành bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến hoạt động bầu cử và xử lý lưu trữ phiếu bầu sau khi niêm yết. Hi vọng rằng thông qua những nội dung mà chúng tôi cung cấp các bạn đã có thể có cái nhìn đúng và hiểu hơn về hoạt động bầu cử. Bầu cử là hoạt động quan trọng để chọn ra người của cơ quan nhà nước, là người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân nên những quy định bầu cử luôn được quy định một cách cụ thể trong các văn bản pháp luật. 

Ngoài ra nếu các bạn còn có những câu hỏi có thắc mắc đến hoạt đồng bầu cử thì các bạn có thể tiến hành liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn 1900.0191 để có thể được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất có thể. Minh Khue xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và theo dõi của quý khách hàng trong thời gian vừa qua. Hi vọng chúng tôi đã mang đến cho các bạn một trải nghiệm pháp lý tốt nhất.