1. Giới thiệu tác giả

Cuốn “Cẩm nang soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự, kinh tế, lao động với các mẫu hợp đồng thông dụng nhất 2018” do Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Cẩm nang soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự, kinh tế, lao động với các mẫu hợp đồng thông dụng nhất 2018

Cẩm nang soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự, kinh tế, lao động với các mẫu hợp đồng thông dụng nhất 2018

Tác giả: Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Trong phần nhiều hoạt động của đời sống xã hội, mọi cá nhân, tổ chức để thoả mãn và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của mình cả về vật chất và tinh thần, thì phải xác lập các mối quan hệ bằng các giao dịch được thể hiện dưới hình thức hợp đồng. Nghĩa là họ đã xác lập các quyền và nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch đó. Đặc biệt là các giao dịch về dân sự, kinh doanh và thương mại thì việc xác lập giao dịch bằng hình thức hợp đồng là hết sức cần quan trọng và cần thiết đối với cá nhân và tổ chức.

Về mặt pháp luật Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định, điều chỉnh các giao dịch của đời sống xã hội trong đó bao gồm các giao dịch về dân sự và kinh doanh – thương mại, lao động…. Các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành đã quy định khá rõ hình thức giao dịch bằng hợp đồng là hình thức giao dịch chủ yếu đồng thời cũng quy định cụ thể nhiều loại hợp đồng cơ bản thông dụng cũng như những giao dịch bắt buộc phải được thực hiện bằng hợp đồng và hợp đồng phải bằng văn bản… Quốc hội đã ban hành văn bản luật quan trọng như: Luật Dân sự và Luật Thương mại, Bộ luật Lao động để quy định các điều chỉnh, các giao ước trên.

Tuy nhiên trong thực tiễn thì vấn đề lại nảy sinh là trong các giao dịch đó không ít người tham gia các giao dịch lại không nắm vững hoặc không hiểu biết đầy đủ về pháp luật nên đã không thực hiện đúng cả về nội dung và hình thức của hợp đồng mà pháp luật đòi hỏi.

Việc hiểu và nắm vững hệ thống pháp luật hợp đồng cùng với việc nhận thức đầy đủ ý nghĩa của việc tuân thủ pháp luật về hợp đồng sẽ không chỉ tạo điều kiện thuận lợi trong khi tham gia các giao dịch, trong hoạt động kinh doanh…. mà còn xây dựng được lòng tin, uy tín giữa các bên tham gia.

Trên tinh thần đó Nhà Xuất bản Hồng Đức cho xuất bản cuốn sách: “Cẩm nang soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự, kinh tế, lao động với các mẫu hợp đồng thông dụng nhất 2018” do Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn theo những quy định mới nhất của Bộ Luật dân sự, Luật Thương mại, Bộ luật Lao động và nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành quy định.

Nội dung cuốn sách bao gồm những phần chính sau:

Phần 1. Những vấn đề cơ bản về soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng 

Bao gồm vấn đề cần biết về thực hiện, sửa đổi và chấm dứt hợp đồng dân sự, kinh tế, biện pháp bảo đảm trong giao dịch dân sự, kinh tế, trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm – các quy định về hợp đồng dân sự thông dụng”Trích BLDS 2015”- các quy định về hợp đồng kinh doanh, thương mại thông dụng.

Phần 2. 161 Mẫu hợp đồng thông dụng nhất năm 2018

Tác giả hệ thống trong phần này nhiều mẫu hợp đồng bao gồm: các mẫu hợp đồng trong giao dịch nhà ở và đất đai, dân sự, kinh doanh, thương mại, bán đấu giá, đấu thầu, vay, tín dụng, xây dựng, lao động…vv.

4. Đánh giá bạn đọc

Với cấu trúc hai phần nội dung chính, tác giả đã hệ thống trong cuốn sách các vấn đề pháp lý cơ bản nhất trong việc soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự, kinh tế lao động và cung cấp nhiều biểu mẫu hợp đồng dân sự, lao động kinh tế thông dụng (theo quy định của pháp luật) thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, tham khảo và áp dụng.

Cuốn sách được hệ thống năm 2018, cũng đã hệ thống các quy định và biểu mẫu theo quy định pháp luật mới nhất, song đó là những quy định có hiệu lực thi hành tại thời điểm ấn hành sách. Do đó, để đảm bảo tra cứu, sử dụng sách hiệu quả nhất, bạn đọc cần tra cứu lại hiệu lực quy định được trích dẫn một lần nữa để đảm bảo áp dụng quy định cũng như mẫu văn bản còn giá trị sử dụng theo quy định pháp luật, chưa bị sửa đổi hoặc thay thế.

Cuốn Cẩm nang soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự, kinh tế, lao động với các mẫu hợp đồng thông dụng nhất 2018 là một tài liệu tham khảo hữu ích, có giá trị thực tiễn đối với bạn đọc.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách Cẩm nang soạn thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng dân sự, kinh tế, lao động với các mẫu hợp đồng thông dụng nhất 2018″.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Dưới đây là một số nội dung hỏi đáp về quy định đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP để bạn đọc tham khảo:

Câu hỏi 1: Đăng ký giao dịch bảo đảm là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP: Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.

Câu hỏi 2: Biện pháp bảo đảm nào phải đăng ký?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, về các trường hợp đăng ký. Theo đó:

Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

d) Thế chấp tàu biển.

Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:

a) Thế chấp tài sản là động sản khác;

b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

Câu hỏi 3: Từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm khi nào?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm thì:

Cơ quan đăng ký từ chối đăng ký khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Không thuộc thẩm quyền đăng ký;

b) Khi phát hiện thông tin trong hồ sơ đăng ký không phù hợp với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký hoặc có giấy tờ giả mạo;

c) Người yêu cầu đăng ký không nộp phí đăng ký, trừ trường hợp không phải nộp phí đăng ký theo quy định của pháp luật;

d) Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở không đủ điều kiện thế chấp theo quy định của Luật đất đai và Luật nhà ở. Trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, nhà ở có tranh chấp, thì cơ quan đăng ký chỉ từ chối đăng ký khi đã có văn bản thụ lý hoặc văn bản chứng minh việc thụ lý giải quyết tranh chấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp;

đ) Kê khai nội dung đăng ký không đúng quy định của pháp luật;

e) Yêu cầu đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu sửa chữa sai sót trong trường hợp đã xóa đăng ký biện pháp bảo đảm;

g) Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản của Chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thừa phát lại của Văn phòng thừa phát lại yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc đăng ký đối với tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm là người phải thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

h) Khi cơ quan đăng ký nhận được văn bản thông báo về việc kê biên tài sản thi hành án là tài sản bảo đảm do cơ quan thi hành án hoặc Văn phòng thừa phát lại gửi đến.

Trường hợp có căn cứ từ chối đăng ký theo quy định nêu trên, thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập văn bản từ chối, trong đó nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Việc từ chối được thực hiện trong ngày nhận hồ sơ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì việc từ chối được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.

Câu hỏi 4: Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm như sau:

1. Cơ quan đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

2. Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.

3. Thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:

– Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.

Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;

– Qua đường bưu điện;

– Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.