1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Hộ tịch – Cẩm nang nghiệp vụ” do TS. Nguyễn Công Khanh biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Hộ tịch - Cẩm nang nghiệp vụ

Hộ tịch – Cẩm nang nghiệp vụ

Tác giả: TS. Nguyễn Công Khanh

Nhà xuất bản Tư Pháp

3. Tổng quan nội dung sách

Qua gần 60 năm thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ tịch trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ, chủ yếu bằng biện pháp thủ công, ngày 20/11/2014, lần đầu tiên Quốc hội đã thông qua một đạo luật về hộ tịch. Đây là đạo luật điều chỉnh một cách tập trung, tổng thể các vấn đề về hộ tịch. Luật hộ tịch đã mở ra thời kỳ mới cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở Việt Nam. Cũng lần đầu tiên, Luật hộ tịch đã tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đồng bộ, thống nhất trên cả nước mà trọng tâm là Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung tại tất cả các cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch. Với quyết tâm và nỗ lực cao nhất, vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong điều kiện hạn chế về nhiều mặt, sau hơn 04 năm triển khai thực hiện, đến nay Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung đã được tất cả các cơ quan đăng ký hộ tịch của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng để phục vụ đăng ký hộ tịch hàng ngày cho người dân. Việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin đ. tạo bước đột phá lớn, làm thay đổi căn bản diện mạo và chất lượng của công tác hộ tịch trên cả nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn quá độ, khi chưa xây dựng xong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc với nhiệm vụ trọng tâm là số hóa các dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy vào phần mềm điện tử, hình thức đăng ký hộ tịch trực tuyến mới chỉ áp dụng sơ khai tại một số địa phương, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đang được thực hiện nên phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đăng ký hộ tịch điện tử trên môi trường mạng không phụ thuộc vào nơi cư trú, thì còn nhiều công việc trong quy trình đăng ký, quản lý hộ tịch vẫn phải làm thủ công hoặc bán thủ công.
Trong hoàn cảnh đó, việc nắm vững các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ để có thể xử lý linh hoạt mọi khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch đối với người làm công tác hộ tịch là vô cùng quan trọng. Song song với việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về hộ tịch, thì việc biên soạn tài liệu nghiệp vụ nhằm trang bị, hướng dẫn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch và cung cấp thông tin cho người dân quan tâm đến lĩnh vực này, cũng vô cùng cần thiết.
Với mục đích đó, Nhà xuất bản Tư pháp tái bản cuốn “Hộ tịch – Cẩm nang nghiệp vụ” do Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp biên soạn. Cuốn sách sẽ cung cấp cho cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch một cách tổng thể, toàn diện các quy định của pháp luật về hộ tịch, cách thức xử lý một số tình huống phát sinh từ thực tiễn đăng ký, quản lý lĩnh vực này tại các địa phương.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần thứ nhất: Những vấn đề chung trong quy định của pháp luật về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Phần thứ hai: Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch: Gồm 7 Chương
Chương I. Đăng ký khai sinh
Mục 1. Khai sinh cho trẻ em
Mục 2. Khai sinh trong trường hợp đặc biệt
Mục 3. Đăng ký lại khai sinh
Mục 4. Đăng ký khai sinh lưu động
Chương II. Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký lại kết hôn, ghi vào sổ việc kết hôn
Mục 1. Quy định chung
Mục 2. Đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã
Mục 3. Đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân huyện
Mục 4. Xác nhận t.nh trạng hôn nhân
Mục 5. Đăng ký lại việc kết hôn
Mục 6. Đăng ký kết hôn lưu động
Mục 7. Ghi vào sổ việc kết hôn, ly hôn của công dân Việt Nam đã giải quyết ở nước ngoài
Chương III. Nhận cha, mẹ, con và xác định cha, mẹ, con
Mục 1. Nhận cha, mẹ, con theo thủ tục đăng ký hộ tịch
Mục 2. Yêu cầu xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tố tụng tại Tòa án
Chương IV. Đăng ký giám hộ, nuôi con nuôi
Mục 1. Giám hộ, giám sát giám hộ
Mục 2. Đăng ký giám hộ, giám sát giám hộ
Mục 3. Đăng ký nuôi con nuôi
Chương V. Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
Mục 1. Thay đổi hộ tịch
Mục 2. Xác định lại dân tộc
Mục 3. Cải chính hộ tịch
Mục 4. Bổ sung thông tin hộ tịch
Chương VI. Ghi vào Sổ việc thay đổi hộ tịch theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Mục 1. Quy định chung
Mục 2. Ghi vào Sổ hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã
Mục 3. Ghi vào Sổ hộ tịch tại Ủy ban nhân dân huyện
Chương VII. Đăng ký khai tử
Mục 1. Quyền và trách nhiệm đăng ký khai tử
Mục 2. Đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân xã
Mục 3. Đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân huyện
Mục 4. Đăng ký khai tử lưu động
Mục 5. Ghi chép, sửa chữa sai sót Trích lục khai tử, Sổ đăng ký khai tử
Phần thứ ba: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp và công chức về công tác hộ tịch
Mục1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về công tác hộ tịch
Mục 2. Công chức làm công tác hộ tịch

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách sẽ cung cấp cho cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch một cách tổng thể, toàn diện các quy định của pháp luật về hộ tịch, cách thức xử lý một số tình huống phát sinh từ thực tiễn đăng ký, quản lý lĩnh vực này tại các địa phương.
Cuốn sách là cẩm nang nghiệp vụ cần thiết trang bị, phục vụ công tác hiệu quả đối với cán bộ, công chức tư pháp hộ tịch. Đồng thời đây cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc quan tâm có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực tư pháp hộ tịch.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Hộ tịch – Cẩm nang nghiệp vụ” của TS. Nguyễn Công Khanh.

Luật LVN Group chia sẻ dưới đây quy định pháp luật hiện hành về thẩm quyền và thủ tục đăng ký khai tử để bạn đọc tham khảo:

– Luật Hộ tịch 2014

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Thẩm quyền đăng ký khai tử

Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 quy định:

– UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của công dân Việt Nam. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

– UBND cấp huyện nơi cư trú cuối cùng của người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì UBND cấp huyện nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

– UBND xã ở khu vực biên giới đối với người nước ngoài cư trú tại xã đó.

Thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử

Theo Điều 33 Luật Hộ tịch, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.

Thủ tục đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết, vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký khai tử tại UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết.

Hồ sơ đăng ký khai tử gồm:

(i ) Tờ khai đăng ký khai tử;

(ii) Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử do cơ quan có thẩm   quyền cấp. Giấy tờ thay thế giấy báo tử:

– Đối với người chết tại cơ sở y tế: Thủ trưởng cơ sở y tế cấp Giấy báo tử;

– Đối với người chết do thi hành án tử hình:  Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp giấy xác nhận việc thi hành án tử hình thay Giấy báo tử;

– Đối với người bị Tòa án tuyên bố là đã chết: Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thay Giấy báo tử;

– Đối với người chết trên phương tiện giao thông, chết do tai nạn, bị giết, chết đột ngột hoặc chết có nghi vấn: Văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y thay Giấy báo tử.

(iii) Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.

Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

Giấy tờ phải xuất trình

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa hoàn thiện);

– Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Lưu ý: Người thân thích khác là những người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời (khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Trong đó, người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra bao gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Tất cả những người này đều có quyền đăng ký khai tử cho người chết.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.

– Nếu hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.

– Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

Bước 3: Giải quyết khai tử

Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử.

Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.