1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Luật Bảo hiểm xã hội và các chế độ, chính sách mới về Bảo hiểm xã hội được áp dụng từ năm 2021” do các tác giả Tăng Bình và Ái Phương hệ thống.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Luật Bảo hiểm xã hội và các chế độ, chính sách mới về Bảo hiểm xã hội được áp dụng từ năm 2021

Luật Bảo hiểm xã hội và các chế độ, chính sách mới về Bảo hiểm xã hội được áp dụng từ năm 2021

Tác giả: Tăng Bình – Ái Phương

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách mới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Các chính sách bảo hiểm mới đã từng bước được đổi mới, gắn kết hơn với hệ thống an sinh xã hội, hướng vào phát triển con người, thực hiện công bằng xã hội. Điều đặc biệt là Bộ luật Lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021, trong đó có sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.

Nhằm giúp các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động nắm rõ những thay đổi về chính sách mới của bảo hiểm xã hội như chế độ ốm đau, thai sản, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, tử tuất, chế độ bảo hiểm thất nghiệp… và có được các tài liệu nói trên, Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành cuốn sách “Luật Bảo hiểm xã hội và các chế độ, chính sách mới về Bảo hiểm xã hội được áp dụng từ năm 2021”. 

Cuốn sách được hệ thống với cấu trúc như sau:

Phần thứ nhất. Luật bảo hiểm xã hội 

Phần này trình bày toàn văn Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH ngày 16/12/2019 hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội

Phần thứ hai. Điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau

1. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau

2. Điều kiện và thời gian, mức hưởng chế độ ốm đau

3. Điều kiện và thời gian, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

Phần thứ ba. Điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản

1. Chế độ nghỉ thai sản theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019

2. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản

3. Điều kiện và thời gian, mức hưởng chế độ thai sản

4. Điều kiện và thời gian, mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản

Phần thứ tư. Điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ tai nạn, bệnh nghề nghiệp

1. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2. Thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

3. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

4. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

5. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động

6. Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hư hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp

7. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và các hoạt động phòng ngừa

8. Hồ sơ, thời điểm giải quyết chế độ

Phần thứ năm. ​Điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ hưu trí

1. Điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ hưu trí khi tham ggia bảo hiểm xã hội bắt buộc

2. Điều kiện và thời gian, mức hưởng chế độ hưu trí khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Phần thứ sáu. Điều kiện, thời gian và mức hưởng chế độ tử tuất

1. Chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

2. Chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

3. Chế độ tử tuất đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp tuất hằng tháng

4. Giải quyết trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân là thành viên khác và trợ cấp tuất một lần

5. Chế độ tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

6. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Phần thứ bảy. Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc

1. Mức hưởng, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

2. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Phần thứ tám. Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

2. Trợ cấp thất nghiệp

3. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm

4. Hỗ trợ học nghề

Phần thứ chín. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

1. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội

2. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm y tế

3. Quy định tham gia, mức đóng và chế độ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Phần thứ mười. Quy trình, thủ tục giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Lĩnh vực giải quyết hưởng các chế độ BHXH

2. Lĩnh vực chi trả các chế độ BHXH, BHTN

3. Thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động

 

Phần thứ mười một. ​Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

4. Đánh giá bạn đọc

Các chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội tác động tới nhiều đối tượng bạn đọc, song không phải ai trong số đó cũng kịp thời cập nhật, nắm bắt các quy định pháp lý này. Bởi vậy, cuốn sách đã được các tác giả hệ thống một cách chi tiết trên có sở các quy định pháp luật hiện hành (2020) và sẽ triển khai áp dụng từ 2021 thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, tìm hiểu và áp dụng trên thực tế đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của bản thân.

Hiện nay có nhiều kênh phục vụ tra cứu quy định pháp luật, trong đó có pháp luật về bảo hiểm, nhưng những cuốn sách hệ thống văn bản pháp luật như thế này vẫn luôn có giá trị hữu ích đối với bạn đọc quan tâm.

Cuốn sách là cẩm nang pháp lý về bảo hiểm xã hội dành cho người lao động, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị.

5. Kết luận

Cũng cần lưu ý thêm rằng, cuốn sách được hệ thống năm 2020, cập nhật những quy định mới nhất song theo thời gian các chính sách pháp luật về bảo hiểm cũng sẽ có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình xã hội. Do đó, nếu bạn đọc tham khảo cần kiểm tra hiệu lực văn bản pháp luật để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy định còn giá trị thi hành. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Luật Bảo hiểm xã hội và các chế độ, chính sách mới về Bảo hiểm xã hội được áp dụng từ năm 2021“.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Dưới đây là quy định mới nhất về hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và biện pháp xử phạt theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp gồm các hành vi dưới đây và mức xử phạt tương ứng:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội;

b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;

d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

6. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi cung cấp Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động không đúng sự thật.

9. Hình thức xử phạt bổ sung

Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.

10. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên.