1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và công tác thu đua, khen thưởng ngành giáo dục” do tác giả Thu Phương hệ thống.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và công tác thu đua, khen thưởng ngành giáo dục

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và công tác thu đua, khen thưởng ngành giáo dục

Tác giả: Thu Phương

Nhà xuất bản Lao Động

3. Tổng quan nội dung sách

Ngày 22-01-2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó: Phạt tiền 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác; cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình; sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị; Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người học trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;… Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10-03-2021.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhiều văn bản quy định về công tác thi đua, khen thưởng, chính sách hỗ trợ dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên và các quy định khác liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục,… Cụ thể như:

– Thông tư số 21/2020/TT-BGDĐT ngày 31-07-2020 hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục;

– Nghị định số 110/2020/NĐ-CP ngày 15-09-2020 quy định chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên, học viên đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế;

– Thông tư số 45/2020/TT-BGDĐT ngày 11-11-2020 ban hành Quy chế xét tặng giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ và sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học;

– Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02-02-2021 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập;

– Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02-02-2021 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập;

– Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02-02-2021 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập;

– Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT ngày 02-02-2021 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;…

Nhằm giúp kịp thời thông tin đến bạn đọc các quy định mới nêu trên Nhà xuất bản Lao Động xuất bản cuốn sách: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và công tác thu đua, khen thưởng ngành giáo dục.

Nội dung cuốn sách bao gồm các phần chính như sau:

Phần thứ nhất. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

Phần thứ hai. Quy định mới về công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục

Phần thứ ba. Luật Xử lý vi phạm hành chính

Phần thứ tư. Chế độ chính sách dành cho cán bộ quản lý, giáo viên,học sinh và sinh viên

Phần thứ năm. Chính sách quản lý của Nhà nước đối với ngành Giáo dục

4. Đánh giá bạn đọc

Với cấu trúc 5 phần chính, tác giả đã hệ thống trong mỗi phần các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn từng mảng hoạt động trong hoạt động giáo dục, trường học đồng thời cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành để phục vụ nhu cầu tra cứu, giúp bạn đọc kịp thời cập nhật, tìm hiểu, và triển khai thực hiện trên thực tiễn.

Cùng một lúc cung cấp tới bạn đọc nội dung của rất nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn công tác quản lý trong giáo dục, cuốn sách có giá trị thực tiễn, như một cuốn cẩm nang pháp lý phục vụ hiệu quả cho lãnh đạo nhà trường.

Cuốn sách hoàn toàn là trình bày nội dung các văn bản pháp luật không có nội dung phân tích, đánh giá và bình luận.

Với ưu điểm hệ thống nhiều văn bản pháp luật, thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, song theo thời gian, khi các văn bản pháp luật đã hệ thống bị sửa đổi, thay thế thì giá trị tra cứu của cuốn sách cũng sẽ giảm đi. Đây cũng chính là nhược điểm của những cuốn sách hệ thống pháp luật nói chung. Do đó, khi sử dụng cuốn sách để tra cứu, bạn đọc cần lưu cần kiểm tra lại hiệu lực của văn bản để đảm bảo lựa chọn và áp dụng đúng quy định còn hiệu lực thi hành, tránh sai sót trong công tác quản lý, triển khai.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và công tác thu đua, khen thưởng ngành giáo dục.

Nếu bạn có khó khăn trong việc tra cứu hiệu lực văn bản hay quy định pháp luật trong lĩnh vực nào đó, hãy liên hệ tổng đài 1900.0191 của Luật LVN Group, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất giúp bạn!

Câu hỏi 1: Hành vi vi phạm quy định về chỉ tiêu tuyển sinh trong trường học bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về chỉ tiêu tuyển sinh sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh vượt chỉ tiêu ở cấp trung học phổ thông theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 03% đến dưới 10%;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nhóm ngành giáo viên vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 03% đến dưới 10%;

b) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên.

3. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ đại học vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 03% đến dưới 10%;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên.

4. Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 03% đến dưới 10%;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 10% đến dưới 15%;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 15% đến dưới 20%;

d) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tuyển vượt từ 20% trở lên.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Câu hỏi 2: Hành vi vi phạm quy định hoạt động tư vấn du học sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 04/2021/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định hoạt động tư vấn du học sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không công khai thông tin liên quan đến cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc tình trạng kiểm định hoặc công nhận chất lượng của cơ sở giáo dục nước ngoài, chương trình giáo dục cho người có nhu cầu đi du học;

b) Công khai không đúng sự thật về tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; thông tin liên quan đến cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc tình trạng kiểm định hoặc công nhận chất lượng của cơ sở giáo dục nước ngoài, chương trình giáo dục cho người có nhu cầu đi du học;

c) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tư vấn, đưa người đi du học đến các cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện chương trình giáo dục đại học, thạc sĩ, tiến sĩ chưa được kiểm định hoặc công nhận chất lượng tại nước sở tại;

b) Tư vấn, đưa người đi du học đến các cơ sở giáo dục khi chưa ký hợp đồng với cơ sở giáo dục nước ngoài;

c) Không ký hợp đồng tư vấn du học với người có nhu cầu đi du học hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người có nhu cầu đi du học;

d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học đối với người học đã được tư vấn và đưa ra nước ngoài học tập.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trong thời gian bị đình chỉ dịch vụ tư vấn du học.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động tư vấn du học từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2, khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và các điểm a, b khoản 3 Điều này.