1. Giới thiệu tác giả
Cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật an toàn công cộng, trật tự công cộng” được biên soạn bởi tập thể tác giả là giảng viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế gồm: TS. Nguyễn Thị Lê Huyền, TS. Vũ Thị Hương, ThS. Phan Thị Hồng, ThS. Đỗ Thị Diện.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật an toàn công cộng, trật tự công cộng
Nhà xuất bản Hà Nội
3. Tổng quan nội dung sách
Để người dân có cuộc sống an toàn và xã hội được bình yên thì vấn đề bảo đảm an toàn xã hội, trật tự xã hội là yếu tố then chốt hàng đầu. Hiện nay, nhiều các hành vi của cá nhân, tổ chức khác nhau gây bất ổn và rối loạn cho sự an toàn, trật tự xã hội như gây rối trật tự nơi công cộng, tụ tập đông người trái phép , đánh nhau, cãi vã nơi công cộng, gây tiếng ồn, đốt xả rác nơi công cộng… và nhiều các hành vi khác. Để có thể phòng ngừa, hạn chế và xử lý các hành vi xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh như văn bản về các biện pháp bảo đảm an toàn cộng cộng, trật tự công cộng; văn bản quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây mất an toàn công cộng, trật tự công cộng; văn bản pháp luật điều chỉnh các tội xâm phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng.
Nhằm giúp bạn đọc có được những kiến thức pháp lý về bảo đảm an toàn công cộng, trật tự công cộng, tập thể tác giả là GIảng viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế đã biên soạn cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật an toàn công cộng, trật tự công cộng”.
Nội dung cuốn sách được kết cấu theo hai phần lớn.
Phần 1. Pháp luật về an toàn công cộng và trật tự công cộng
I. Một số biện phap sbaor đảm trật tự công cộng
Câu 1. Hiện nay văn bản quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vấn đề bảo dảm trật tự công công? Phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật này?
Câu 2. Các chủ thể trong xã hội có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm trật tự công cộng?
Câu 3. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự công cộng được quy định như thế nào?
Câu 4. Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về hoạt động giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng?
Câu 5. Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong Nghị định số 38/2005/NĐ-CP về bảo đảm trật tự công cộng?
Câu 6. Việc xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Câu 7. Việc tập trung đông người nơi công cộng được quy định như thế nào?
Câu 8. Thủ tục đăng ký tập trung đông người ở nơi công cộng được quy định như thế nào?
Câu 9. Pháp luật quy định như thế nào về người đăng ký hoặc người đại diện cho tổ chức đăng ký hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng?
Câu 10. Các trường hợp không cho phép tiến hành hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng được quy định như thế nào?
Câu 11. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoặc hủy bỏ việc cho phép hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng được quy định như thế nào?
Câu 12. Các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng được quy định như thế nào?
Câu 13. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng được quy định như thế nào?
Câu 14. Xử lý vi phạm pháp luật về trật tự công cộng được quy định như thế nào?
Câu 15. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong tổ chức thực hiện việc bảo đảm trật tự công cộng được quy định như thế nào?
Câu 16. Vân đề khen thưởng và xử lý vi phạm được quy định như thế nào?
II. VI phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn công cộng, trật tự công cộng
Câu 1. Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn công cộng, trật tự công cộng được điều chỉnh bởi văn bản quy phạm pháp luật nào?
Câu 2. Các hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Câu 3. Các hành vi vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung vị xử phạt hành chính như thế nào?
Câu 4. Hành vi vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinhi chung bị xử phạt hành chính như thế nào?
Câu 5. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Câu 6. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng Chứng minh nhân dân bị xử phạt hành chính như thế nào?
Câu 7. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Câu 8. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Câu 9. VI phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Câu 10. Vi phạm các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ bị xử phạt như thế nào?
…
Câu 20. Hành vi bán dâm bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Câu 21. Hành vi khác có liên quan đến mua dâm, bán dâm bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Câu 22. Hành vi lợi dụng kinh doanh, dịch vụ để hoạt động mua dâm, bán dâm bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Câu 23. Hành vi đánh bạc trái phép bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Câu 24. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân trong lĩnh vực an toàn công cộng, trật tự công cộng được quy định như thế nào?
Câu 25. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực an toàn công cộng, trật tự công cộng được quy định như thế nào?
Câu 26. Thẩm quyền xử phạt hành chính của các cơ quan khác trong lĩnh vực an toàn công cộng, trật tự công cộng được quy định như thế nào?
Câu 27. Nghị định 167/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ khi nào?
III. Các tội xâm phạm về an toàn công cộng, trật tự công cộng
A. Các tội xâm phạm an toàn giao thông
Câu 1. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định như thế nào trong pháp luật hình sự nước ta?
Câu 2. Tội cản trở giao thông đường bộ bị xử phạt như thế nào?
Câu 3. Tội đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tham gia giao thông được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự hiện hành?
Câu 4. Tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị xử phạt như thế nào?
Câu 5. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiến các phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị xử phạt như thế nào?
Câu 6. Tội tổ chức đua xe trái phép bị xử phạt như thế nào?
Câu 7. Tội đua xe trái phép vị xử phạt như thế nào?
Câu 8. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự hiện hành?
….
B. Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng
C. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng
Phần 2. Tình huống pháp luật về an toàn công cộng, trật tự công cộng
I. Tình huống pháp luật về một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng (7 tình huống)
II. Tình huống pháp luật về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn công cộng, trật tự công cộng (24 tình huống)
III. Tình huống pháp luật về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
A. Các tội xâm phạm an toàn giao thông (7 tình huống)
B. Các tội phạm khác xâm phạm an toàn công cộng (9 tình huống)
C. Các tội phạm khác xâm phạm trật tự công cộng (10 tình huống)
Để bạn đọc hiểu rõ hơn các kiến thức pháp luật về bảo đảm an toàn công cộng, trật tự công cộng, nhóm tác giả đã biên soạn các tình huống pháp lý.
Những tình huống được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu về những vấn đề thường xuyên nảy sinh trong cuộc sống. Mỗi phần của cuốn sách, nhóm tác giả đều kết cấu theo 3 mục gồm một số biến pháp bảo đảm trật tự công cộng; Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn công cộng và tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng.
4. Đánh giá bạn đọc
An toàn công cộng, trật tự công cộng là nhiệm vụ cần được bảo đảm để đảm bảo sự ổn định trong cộng đồng dân sư và rộng hơn là toàn xã hội. Do đó, mỗi cá nhân cần có trách nhiệm tìm hiểu để nắm được các quy định pháp luật về vấn đề này để trước hết là nâng cao ý thức của bản thân, sau là có thể phổ biến lại cho những người khác để hạn chế hành vi vi phạm pháp luật về an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Các quy định pháp luật về an toàn công cộng, trật tự công cộng rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, do đó, việc tập hợp toàn diện trong một cuốn sách rất thuận tiện cho bạn đọc tra cứu, tìm hiểu. Cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật an toàn công cộng, trật tự công cộng” được biên soạn nhằm mục đích cung cấp tài liệu pháp lý chính thống phổ biến rộng rãi trong nhân dân các quy định pháp luật về an toàn công cộng, trật tự công cộng.
Với mục đích đó nên nội dung được biên soạn trong cuốn sách cũng được trình bày một cách dễ hiểu, nội dung toàn diện gồm trình bày các vấn đề pháp lý cơ bản, sau đó đưa ra các tình huống thực tiễn có phân tích để người đọc hiểu đúng đắn các quy định pháp luật.
5. Kết luận
Thiếu hiểu biết pháp luật trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ khiến chúng ta bị động trong thực tiễn cuộ sống. An toàn công cộng, trật tự công cộng là vấn đề pháp lý gắn bó gần gũi với mỗi người dân. Chủ động tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức pháp lý về vấn đề này sẽ giúp bạn không chỉ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mình mà còn giúp mình tỉnh táo, tiết chế hành vi để tránh được những rủi ro pháp lý.
Cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật an toàn công cộng, trật tự công cộng” là tài liệu tham khảo hữu ích mà ai cũng nên trang bị cho mình.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá sách luật hiệu quả và tin cậy đối với bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, hãy lan tỏa đến với nhiều người hơn nữa để chúng tôi có thêm động lực tìm kiếm và giới thiệu nhiều hơn những cuốn sách luật hay và hữu ích đến bạn đọc.
Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Tư vấn, phổ biến và áp dụng pháp luật an toàn công cộng, trật tự công cộng”.