1. Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành

1.1. Khái niệm quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác các thuộc tính của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước chủ quyền.

Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các quyết định trao quyền sử dụng dưới nhiều hình thức cho các đối tượng nhận quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, người sử dụng đất được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.

Tuy Luật Đất đai quy định quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, nhưng thực chất quyền sử dụng đất cũng bao gồm quyền sở hữu đất đai một cách hợp pháp. Nhà nước không chỉ trao quyền sử dụng mà còn trao quyền định đoạt cho người sử dụng thông qua các hình thức giao dịch đa dạng như: chuyển nhượng, thừa kế, góp vồn, tặng cho, thừa kế, hoặc từ bỏ quyền sử dụng (trả lại cho Nhà nước).

1.2. Tặng cho quyền sử dụng đất

Một khi mà bản chất của quyền sử dụng đất chưa rõ ràng thì bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất cũng chưa được làm rõ. Dưới góc độ của Luật đất đai, tặng cho quyền sử dụng đất là một quyền tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tê của thị trường bất động sản, Dưới góc độ Luật dân sự, tặng cho quyền sử dụng đất là một loại quyền khác ngoài quyền sở hữu. Quyền tặng cho quyền sử dụng đất là một vật quyền, quyền năng của nó không chỉ do pháp luật xác định mà còn được xác định do ý chí của chủ sở hữu là Nhà nước, nên nó bị hạn chế hơn so với quyền sở hữu.

Về lý luận, nếu đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, có nghĩa là, “tài sản thuộc sở hữu nhà nước (tài sản công) thì việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản khác mà không phải do Bộ luật dân sự điều chỉnh”. Theo quy định của Luật đất đai hiện hành thì người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất như là một quyền năng của chủ sỏ hữu, đối tượng sử dụng là quyền sử dụng đất là một quyền tài sản trị giá được thành tiền. Quan điểm này là hợp lý vì: “Luật hợp đồng thuộc lĩnh vực luật tư và mang tính điển hình bởi Nhà nước đặt ra, nhằm hướng dẫn, hỗ trợ và bảo vệ cho các quyền lợi của tư nhân và chỉ giới hạn các quyền lợi này”. Do đó, bản chất của tặng cho quyển sử dụng đất là tặng cho quyền tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, nên quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất chỉ do Luật đất đai đều chỉnh, theo quy định của pháp luật hiện hành thì Luật đất đai chỉ quy định nội dung của quyền tặng cho quyền sử dụng đất, còn Bộ luật dân sự quy định hình thức thực hiện quyển tặng cho quyền sử dụng đất thông qua giao dịch là hợp đồng là một bất cập.

Trên thực tế, khi Nhà, nước giao quyền sử dụng đất cho ngưòi sử dụng đất có nghĩa là, Nhà nước giao cho họ một mảnh đất cụ thể theo diện tích đất, thửa đất có vị trí và ranh giới xác định. Người sử dụng đất được sử dụng mảnh đất đó như tài sản của mình, Nhà nước trao cho họ cả quyền định đoạt mảnh đất đó như chuyển nhượng hay tặng cho mảnh đất đó cho người sử dụng đất khác. Do đó, bản chất của tặng cho quyền sử dụng đất trên thực tế là tặng cho đất. Nhà nước chỉ giữ vai trò của chủ sở hữu là giám sát, quản lý việc tặng cho đất mà thôi.

2. Pháp luật thời kỳ Lý – Trần:

Theo các sách “Đại Việt sử ký toàn thư” và “Lịch triều hiến chương loại chí” thì bộ luật thành văn đầu tiên của nưốc Đại Việt và cũng là bộ luật căn bản nhất của triều Lý là “Hình thư” được ban hành năm 1042 dưối thòi Vua Lý Thái Tông “San định luật lệ, châm chước cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, biên rõ điều khoản, làm thành sách “Hình thứ của một triều đại. Sách làm xong, chiếu ban cho thi hành, dân đều lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được xử thẳng rõ rang”. Nguồn cơ bản của “Hình thư” chủ yếu dựa vào các phong tục, tập quán lâu đời của Văn Lang, Âu Lạc của Đại Việt nâng lên luật thành văn. Nguồn thứ hai là tham khảo luật của Trung Quốc chủ yếu là Đường luật. “Hình thư” là một công trình tỉ mỉ, cẩn thận của các quan chuyên làm luật thời bấy giờ chuyên trách, do quan Trung thư đứng đầu. “Hình thư đã chia thành môn loại, chép đề mục rõ ràng”. Tuy nhiên, “Hình thư” đến nay không còn vì bị quân Minh xâm lược nước ta (1407-1427) cướp mất, “Hình thử” gồm 3 quyển, điều đáng lưu ý là “Lần đầu tiên pháp luật nhà Lý công khai thừa nhận quyền sở hữu của người dân, trong đó quyền sở hữu về ruộng đất là cơ bản nhất” .

Để thi hành “Hình thư” có các chiếu chỉ riêng lẻ điều chỉnh ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: Ruộng quốc khố, ruộng công làng xã, ruộng nhà chùa đều thuộc quyền lực tối cao của nhà Vua, thể hiện ở việc Vua có toàn quyền thu thuế hoặc phong cấp đất đai cho vương hầu, quý tộc, nhà chùa, những người được phong không có quyền đem bán, trao đổi, truyền tử lưu tôn ruộng đất. Đồng thời, quyển sở hữu ruộng đất tư nhân được thừa nhận thể hiện ở việc ruộng đất đó có thể mua, bán. Ruộng đất cầm cố quá thời hạn mà chủ đất không chuộc lại hoặc được chủ thế đã canh tác trên ruộng đất bỏ hoang quá một năm thì có quyền sở hữu, chủ cũ không có quyên đòi lại nữa. Hay “cấm những người bán ruộng ao không được trả tăng tiền để chuộc lại. Làm trái thì bị tội” (Chiếu 1135) . Hoặc “ai bán đoạn ruộng đất có làm hợp đồng thì không trường hợp nào chuộc lại. Nếu đem ruộng cầm đồ trong vòng 20 năm thì được phép chuộc lại. Những người bán đoạn ruộng hay ruộng thục đã có văn khế rồi thì không được chuộc lại nữa” (Chiếu 1142)2. Có nghĩa là pháp luật phân biệt rõ ràng việc cầm cố (điển mại) với việc bán đứt (đoạn mại), nếu tàĩ sản đã đem cầm đợ thì sau một thời hạn nhất định chủ sở hữu vẫn có quyền chuộc lại, còn nếu đã bán đứt thì quyền sở hữu đã chuyển hẳn cho người khác, nên không có quyền chuộc lại. Do đó, có thể nhận thấy: “một điều khá lý thú là từ thời Lý nội dung quyền sở hữu với các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đã được đề cập tới mặc dù còn chưa đầy đủ và trực tiếp”2.

Nếu nhà Lý chỉ có một bộ “Hình thư” thì nhà Trần đã xây dựng được nhiều bộ luật quan trọng, điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực của đòi sống xã hội. Đó là các bộ luật “Quốc triều Tông chê5’, “Quốc triều Thường lễ” (1230), “Hoàng triều Ngọc Điệp” (1267), “Hoàng triều Đại Điền” (1341), “Hình luật thư” (1341), “Công văn cách thức” (1290). Có thể nói, hệ thông pháp luật nhà Trần đã hình thành rõ nét một số ngành luật, đã thể hiện rõ nét sự sáng tạo, tự chủ và ý thức độc lập dân tộc. “Triều trước dựng nước có luật pháp, chế độ riêng không theo quy chế của nhà Tống, vì nam bắc nước nào làm chủ nước đó, không phải bắt chước nhau” (Trần Nghệ Tông)1. Luật nhà Trần đề cao việc bảo vệ chế độ sở hữu về tài sản như quy định cách thức giao kết bằng văn khế, quy định kiểu mẫu, thể thức văn khế, vay mượn, trao đổi tài sản trong dân; điều mối mẻ nhất là quy định việc lăn dấu tay trên các văn tự, hợp đồng của hai bên và người làm chứng để thể hiện ý chí tự nguyện của hai bên giao kết hợp đồng. Luật quy định người có tài sản chết đi có quyền để lại tài sản cho con, cháu họ. Luật nhà Trần thừa nhận chế độ tư hữu về ruộng đất thông qua Chiếu bán ruộng đất công thành tư (Chiếu 1254, đời Trần Thái Tông). Quyền sở hữu của Nhà Vua mới là quyền sở hữu tuyệt đối, quyển sở hữu tư nhân về ruộng đất bị quyền sở hữu của Nhà Vua hạn chế như “hai người nào mà tranh nhau ruộng đất. Vua chẳng hỏi tình lý phải trái thể nào đều tịch thu sung công” (Chiếu 1205, đời Trần Cao Tông) .

Như vậy, pháp luật thời Lý – Trần chưa quy định về khế ưốc tặng cho đất đai nhưng Nhà nước đã thừa nhận chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, đồng thời bảo vệ quyển sở hữu tư nhân này. Điều đó cho thấy Nhà nước Lý – Trần đã tôn trọng, cho phép người sở hữu tư nhân về ruộng đất có quyền định đoạt tài sản của mình như quyền mua bán, cầm đợ, thừa kế hay tặng cho đất đai V.V..

3. Pháp luật thời kỳ nhà Lê:

Bợ luật quan trọng nhất, là văn bản pháp lý chủ đạo suốt cả thời Lê là bộ “Quốc triều hình luật” được ban hành dưổi triều Lê Thánh Tông (1483) niên hiệu Hồng Đức còn được gọi là “Luật Hồng Đức”. Có thể đánh giá “Quốc triều hình luật là đỉnh cao nhất của thành tựu pháp luật Việt Nam so với các triều đại trước và cả về sau này trong phạm vi chế độ phong kiến”. Bộ luật “Quốc triều Hình luật” là bộ luật cổ còn lưu giữ lại cho tới ngày nay (có hai bản in ván khắc được tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội), gồm 13 chương, 6 quyển với 722 điều, trong đó, chương về “Điền sản” gồm 32 điểu, “Điển sản mới tăng thêm” có 14 điều, “Bổ sung thêm vể hương hỏa” có 4 điều, “Châm chưốc bổ sung về luật hương hỏa” có 9 điều, tổng cộng chương này có 59 điều, quy định về ruộng đất thừa kế, đất hương hỏa và những tội phạm trong lĩnh vực đất đai .

Trong Bộ Quốc triều Hình luật đã phản ánh hai chế độ sỏ hữu đốì với ruộng đất là ruộng công và ruộng tư; ruộng công thuộc quyền sở hữù của Vua và của làng xã, ruộng tư thuộc quyển sở hữu của tư nhân. Có quan điểm nghiên cứu lại cho rằng, Bộ luật Hồng Đức đã thừa nhận ba hình thức sở hữu về ruộng đất ìà sở hữu nhà nưốc, sở hữu làng xã và sở hữu tư nhân. Theo chế độ Quân điển thì làng xã là người quản lý ruộng đất cho Nhà nước mà thực chất là quyền sỏ hữu của nhà Vua. Trên thực tế nhà Vua mới có đủ ba quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Quyền sở hữu của làng xã và tư nhân bị hạn chê bởi quyền sở hữu của Nhà nước1. Quyển sở hữu của Nhà nước được thể hiện bằng chính sách “Quân điển” và “Lộc điền”. “Nhà Vua trên danh nghĩa chủ sở hữu tối cao ruộng đất công, có quyền ban cấp một phần ruộng đất công cho quan lại đê họ hưởng thuế. Còn tập thể làng xã là sở hữu chủ thực tế ruộng công ở làng xã, có quyền phân phối ruộng công cho các gia đình cày cấy và phải nộp thuê cho Nhà nước”. Người được ban cấp hay người cày cấy không được bán ruộng đất công (Điểu 342; không được chiếm ruộng đất công quá sô’ hạn định (Điều 343); không được nhận ruộng đất công của người đã được giao (Điều 344); cấm quan lại làm sai các quy định phân cấp ruộng đất công (Điều 347); quan địa phương không được để cho ruộng đất công bị bỏ hoang (Điều 350); cấm biến ruộng công thành ruộng tư (Điều 353); hay “Ruộng đất khẩu phần thì không được bán cho người khác hay chuyển riêng cho ai; trái luật thì phải ghép vào tội chiếm bán ruộng đất công” (Điểu 372). Ngoài ra, Luật còn quy định không được ẩn lậu ruộng đất công để trốn thuế (Điều 345); cấm quan lại thu sai hoặc chiếm đoạt thuế thu từ ruộng đất công (Điều 348). Như vậy, Luật nghiêm cấm hành vi lân chiếm, tranh giành ruộng đất công, ruộng đất công không được mua bán, chuyển nhượng, việc định đoạt ruộng đất công phụ thuộc vào ý chí của nhà Vua.

Quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất cũng được Luật Hồng Đức rất chú trọng, Luật quy định nghiêm cấm các hành vi xâm chiếm, bán trộm hay tranh giành ruộng đất như: Cấm xâm lấn ruộng đất của người khác (Điều 357); cấm tá điển tranh chiếm ruộng đất của chủ (Điều 356); cấm nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất của lương dân (Điều 370); cấm bán trộm ruộng đất của người khác (Điều 382); cấm nô tỳ bán trộm ruộng đất của chủ (Điều 386); cấm con cái bán trộm ruộng đất của cha mẹ (Điều 378); cấm bán ruộng đất đang cầm cố cho người khác; không được ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (Điều 355). Ngoài ra, Luật còn quy định rõ việc phân chia và quyển được hưởng điền sản của từng người tùy theo mối quan hệ trong gia đình và họ hàng thân tộc để tránh tranh châp (Điều 374). Luật cũng quy định cụ thể việc điều chỉnh các quan hệ mua bán, cẩm cố ruộng đất cụ thể như: Hợp đồng mua bán ruộng đất phải được thể hiện bằng văn khế, phải dựa trên cơ sở bình đẳng giữa hai bên, những ruộng đất đã bán đứt thì không được đòi hoặc chuộc (Điều 355, 366). Nếu cầm cố ruộng đất thì người cầm không được bán đứt cho người khác; trong thòi hạn tối đa là 30 năm người có ruộng đem cầm được quyền chuộc lại, nếu người cầm lần khân không cho chuộc thì bị phạt; nếu quá 30 năm thì không được quyền chuộc nữa (Điều 384).

Có thể đánh giá về giá trị của “Quốc triều hình luật” là: “So với Luật nhà Đường, “Quôc triều hình luật” nhà Lê ngay cách sắp xếp, bô’ cục cũng không giống, nhưng điều quan trọng về nội dung, trong bộ luật nhà Lê đã có rất nhiều điều tân kỳ, chưa hề được ban hành bao giờ ở Trung Hoa. Những điều ấy rải rác khắp trong Bộ hình luật nhà Lê, nhất là trong hai chương “Hộ hôn” và “Điền sản”, hai chương này là một sự tăn kỳ mới mẻ”. “Qua nghiên cứu hoạt động lập pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam đã đưa ra những kiến giải đặc sắc”. Vì vậy, “Quốc triều hình luật” đã đặt nền móng cho quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam.

Ngoài các quy định bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất, pháp luật thòi Lê còn quy định về hình thức giao dịch đất đai như: cầm cố, mua bán, thừa kế phải được thể hiện dưới dạng văn khế (khế ước) viết và phải có sự bình đẳng, tự nguyện của hai bên, cũng như có sự chứng kiến của quan lại thì khế ước đó mới có hiệu lực. “Những người làm chúc thư văn khế mà không nhờ quan trưởng trong làng viết thay và chứng kiến thì phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ, chúc thư văn khế ấy không có giá trị. Nếu biết chữ mà viết lấy thì được”.

Như vậy, pháp luật nhà Lê thừa nhận và bảo vệ chế độ sỏ hữu tư nhân đất đai, cho phép chuyển dịch quyền sở hữu đất đai thông qua lập khế ước; tuy chưa quy định cụ thể vể việc tặng cho đất đai, nhưng một khi người có quyền sở hữu đất đai thì đương nhiên có quyền định đoạt đối vổi đất đai và có quyền tặng cho đất đai cho bất cứ ai.

4. Pháp luật thời kỳ nhà Nguyễn:

Pháp luật triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức (1802-1884) cũng có những thành tựu đáng kể, điển hình là bộ “Hoàng Việt luật lệ” được biên soạn và hoàn tất năm 1811, năm 1812 được in khắc lần đầu ở Trung Quốc vối Lời tựa của đương kim Hoàng đế Gia Long, năm 1813, Luật được ban hành và bãi bỏ hẳn nám 1949 (theo Nghị định 30-3-1931 về thi hành Bộ luật dân sự Bắc kỳ). Bộ luật được chia thành 22 quyển với 398 điều có sự phân ngành luật, trong đó quyển 6, 7, 8 quy định về Luật hộ vởi 66 điều quy định về điền trạch, thuế và hôn nhân, việc dân sự có 11 điều từ Điều 73 đến Điều 83, ruộng, nhà có 10 điều từ Điều 84 đến Điều 93, hôn nhân có 16 điều từ Điều 94 đến Điều 109. Xét toàn bộ Bộ luật thì có 40 điều quy định về tài sản nhà nước, 12 điều về thuế, 22 điều về sở hữu tư nhân. Theo một nghiên cứu, Luật Gia Long được đánh giá “Hoàng Việt luật lệ là một trong hai bộ luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam, là một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh của nền cô luật Việt Nam”. Khi nghiên cứu bộ luật này, nhiều tác giả đã tỏ ra thiếu công bằng như: “Hoàng Việt luật lệ đã mô phỏng hoàn toàn luật nhà Thanh từ hình thức đến nội dung” hay “Bộ luật này không có tính chất Việt Nam hay nói rõ hơn (fay là sự sao chép nguyên xì luật nhà Thanh Trung Quốc?. Song các nhà nghiên cứu hiện nay đã đánh giá Luật Gia Long một cách khách quan hơn như: “Hoàng Việt luật lệ đã nêu lên những điểm có tính cách Việt Nam như tính nhân đạo của nó như loại bỏ các cực hình Yêm, chu di tam tộc, lăng tri của luật nhà Thanh, hay trừng phạt đê mai sau không phải trừng phạt nữa”.

Có hai hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu công thuộc nhà nưóc và làng xã, sở hữu tư của cá nhân và hộ gia đình. Các quy định về bảo vệ chế độ sở hữu trong Luật Gia Long ít hơn so với Luật Hồng Đức, nhưng đến đời Minh Mạng và Thiệu Trị đã được bổ sung bằng các đạo dụ. Năm 1839, Minh Mạng ban hành chỉ dụ thủ 20 bổ sung Luật Gia Long (Điều 89) về các khế ước điển mại, bán với điều kiện được chuộc lại với thời hạn không quá 30 năm, văn tự phải ghi rõ ràng tính chất của khế ước. Năm 1844, Thiệu Trị đã ban hành chỉ dụ bổ sung Luật Gia Long (Điểu 83) quy định sự phân chia tài sản của người chết tuyệt tự.

Quyền sở hữu nhà nưốc dưới triều Nguyễn được quy định một số ruộng đâ’t thuộc quyền quản lý trực tiếp của nhà Nguyễn như Tịch điền, Quan điền, Quan trại và Đồn điền. Nhà nưốc lấy ruộng phu ở các làng xã lân cận để cày cấy ruộng tịch điền ở khu vực kinh đô, họ được trả lương. Sản phẩm thu được từ ruộng tịch điền nộp cho Nhà nước. Đối với Quan điền, Quan trại, Nhà nước đem một bộ phận ban cấp cho một sô’ đối tượng để làm ruộng thò. Còn đồn điền thì Nhà nước sử dụng lao động binh lính hay tù phạm canh tác để nộp sản phẩm vào kho công. Từ năm 1822, chuyển Quan điển, Quan trại sang sở hữu làng xã, đến đời Minh Mạng chế độ Quan điển, Quan trại và Đồn điền không còn. Vì vậy, các nghiên cứu cho rằng chế độ sở hữu nhà nước của triều Nguyễn không lớn, mà ngày càng bị thu hẹp.

Sở hữu ruộng đất.của làng xã là một loại hình của sở hữu nhà nước giao cho làng xã quản lý. Nhà nước ra lệnh cấm bán ruộng đất của làng xã như: “Theo lệnh củ thì -Công điền, công thổ cho dân gian quân cấp đent bán riêng là có tội. Nếu xã thôn nào trái lệnh cấm, quen thói cũ mua bán riêng với nhau, việc phát giác ra thi người mua nhầm bị mất tiền gốc, người làm văn kế, người cùng đứng tên trong văn khế và những người làm chứng đều bị trị tội nặng, ruộng đất đem bán trong văn khê’ vẫn truy trả dần theo lệ lấy một mẫu ruộng để thưởng cho người tô cáo đê hưởng hoa lợi 3 năm” (Lệnh năm 1803). Nhà nước ban hành chính sách Quân điền thể hiện sự can thiệp mạnh mẽ của Nhà nước đốì với ruộng đất của làng xã. Theo đó, Nhà nước quy định thời hạn chia ruộng, các đốì tượng được chia ruộng, biến làng xã thành người quản lý ruộng đất cho nhà Vua.

Việc bảo vệ quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất của nhà Nguyễn được thể hiện ở việc khi xây dựng các công trình công ích như mở rộng đường, xây dựng công trình thủy lợi, Nhà nước phải lấy vào ruộng tư thì người có .ruộng được đền bù bằng tiền với mức cao hơn so với ruộng công. Đối với dân lưu tán thì quyền sở hữu ruộng đất của họ được bảo đảm trong một thời gian dài (quy định này đến năm 1854, Nhà nước tuyên bô” bãi bỏ), về nguyên tắc ruộng đất ẩn lậu là ruộng tư lậu thuế, Nhà nưóc không đền tiền khi xây dựng công trình công ích, không thừa nhận quyền sở hữu của người chủ ruộng. Nhưng nám 1810, Nhà nước xuống chiếu quy định ruộng ẩn lậu thì cho người khai trương trưốc được nhận làm ruộng tư. Luật Gia Long chú ý đến việc mua bán đất của tư nhân trong các quy định bán trộm ruộng nhà, mua đất ruộng mà người ta giao quyển tài phán cho mình, bán ruộng nhà có khế chuộc (các điều 87, 88, 89). Nếu bán đứt (đoạn mại) thì người bán và người mua sau khi thỏa thuận người bán giao vật, người mua giao tiền. Sau khi chuyển quyền, mọi sự tranh chấp đều bị nghiêm trị. Hay nghiêm cấm việc mua bán trộm ruộng đất của người khác hoặc đem bán những ruộng đất còn đang tranh chấp, chưa được phân xử rõ ràng là ruộng của ai, nghiêm cấm con cháu bán trộm ruộng đất của ông, bà, cha, mẹ. Cấm mạo giấy tờ văn tự để đem một phần ruộng bán cả hai nơi. Các hành vi này đều bị xử tội trộm (Điều 87). Nếu bán đỡ (cầm cố) thì phải ghi rõ niên hạn vào trong văn tự và người bán phải lo tiền chuộc theo đúng hạn, nếu chủ mua không cho chuộc thì bị xử phạt theo luật định (Điểu 89). Ngoài các hình thức sỏ hữu về ruộng đất trên, dưới triều Nguyễn còn tồn tại một hình thức sỏ hữu ruộng của các tổ chức tôn giáo như đình, chùa, đền, miếu của các thiết chế cộng đồng nhỏ như phường, giáp, hội, họ. Các hình thức sở hữu này không thuộc sở hữu của Nhà nước mà cũng không thuộc sỏ hữu tư nhân.

Như vậy, giông như pháp luật thời kỳ nhà Lê, pháp luật thòi kỳ nhà Nguyễn tiếp tục công nhận và bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân đối với đất đai, cùng với quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, việc tặng cho tài sản trong đó có đất đai là những giao dịch dân sự được pháp luật nhà Nguyễn thừa nhận nếu việc tặng cho này không trái vối quy định của pháp luật.

Có thế nhận thấy, ruộng đất trong các triều đại phong kiến ỏ Việt Nam vừa thuộc sở hữu của Nhà nước, vừa thuộc sỏ hữu tư nhân. Hai hình thức sở hữu này đã tồn tại và phát triển suốt chiều dài lịch sử của chế độ phong kiến được coi là đã tạo nên nét đặc trưng của chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam. Cùng vối chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, việc tặng cho đất đai được Nhà nưốc phong kiến thừa nhận và bảo vệ.

5. Pháp luật dưới thời kỳ Pháp thuộc:

Từ năm 1862-1884, triều đình nhà Nguyễn lần lượt ký vối Chính phủ Pháp ba hiệp ước chấp nhận ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Việt Nam là một quốc gia thống nhất bị chia cắt thành 3 kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Bắc và Trung kỳ là xứ bảo hộ, còn Nam kỳ là xứ thuộc địa. Ngay sau khi chiếm được Nam kỳ, Chính phủ Pháp đã ban hành sắc lệnh ngày 25-7-1864 về tổ chức tư pháp tại các vùng thuộc Pháp, theo đó, chính quyển thuộc địa sẽ áp dụng các bộ luật, các đạo luật của nước Pháp. Song vì không thể áp dụng pháp luật của Pháp đối vối người Việt Nam, nên sắc lệnh ngày 03-10-1883 quy định về ban hành “Dân luật giản yếu” sao chép một cách máy móc và không đầy đủ Bộ luật Na-pô-lê-ông, chỉ quy định về quan hệ nhân thân như các quyền lợi về chứng thư hộ tịch, cư xử, thất tung, hôn thú, ly hôn, tử hộ, nghĩa dưỡng, vị thành niên, giám hộ, thoát quyền, thành niên. “Dân luật giản yếu” không hề đề cập những quy định mang tính truyền thống của Việt Nam như di sản, tặng cho, hương hỏa, mà áp đặt những vấn đề mối chưa hề có trong tục lệ Việt Nam như ly thân, quản lý tài sản của con vị thành niên, điều này không phù hợp với chế độ gia trưởng, là người đàn ông làm chủ gia đình đốì với vợ, con trong gia đình người Việt.

Tại Bắc kỳ và Trung kỳ, chính quyển thực dân đã vận dụng nhiều thể chế pháp lý phù hợp với hoàn cảnh để điều chỉnh quan hệ dân sự ở Việt Nam. “Bộ dân luật Bắc kỳ”1 (tên đầy đủ là Bộ dân luật thi hành tại các Tòa Nam án Bắc kỳ) được soạn thảo từ năm 1917, có hiệu lực thi hành ngày 01-7-1931 (Nghị định ban hành bộ luật ngày 30-3-1931 của Thông sứ Bắc kỳ). Bộ luật gồm Thiên đầu và 4 quyển; mỗi quyển được chia thành nhiều thiên, mỗi thiễn chia thành nhiều chương ngắn vối 1.455 điều. Thiên đầu quy định các nguyên tắc cơ bản của luật, quyển thứ nhất “Nói về người”, quyển thứ hai “Nói về tài sản và quyền sở hữu”, quyển thứ ba “Nói về nghĩa vụ và khế ước”, quyển thứ tư “Nói về viện chứng”. Còn Bộ dân luật Trung kỳ hay còn được gọi là “Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật” được ban hành trong nhiều đợt. Quyển thứ nhất “Nói về người” ban hành năm 1936; quyển thứ hai “Nói về thừa kế” ban hành năm 1938; quyển thứ ba “Nói về tài sản”, quyển thứ tư “Nghĩa vụ và khế ước”, quyển thứ năm “Nói về cách viện chứng” đều được ban hành năm 1939 vối tổng cộng 1.709 điều.

Hai bộ luật này đã kế thừa nhiều quy định của Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long, nhưng lại tiếp thu được kỹ thuật làm luật, cơ cấu bộ luật, hình thức pháp lý và một số nội dung của Bộ luật dân sự Pháp, cũng như tiếp thu được phong tục, tập quán của người Việt, nên có những quy định đặc thù mang tính thuần Việt khác với luật các nước phương Tây và luật Trung Quốc. Hai bộ luật này tiêu biểu cho luật pháp Việt Nam thòi kỳ Pháp thuộc. Nói về quyền sở hữu được quy định tại quyển II, thiên thứ nhất, thứ hai và thứ ba từ Điều 419 đến Điểu 518 Bộ dân luật Bắc kỳ1 và quyển III từ Điều 459 đến Điều 675 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật . Luật đưa ra khái niệm “Quyền sở hữu (quyền nghiệp chủ) là quyền-chiếm hữu, hưởng dụng và định đoạt các vật một cách tuyệt đối, miễn là đừng dùng vào những điều luật cấm” (Điều 462 và Điểu 476). Hai bộ luật này đã bảo vệ hình thức sở hữu nhà nước về những tài sản thuộc công thổ như những cù lao lớn nhỏ, những bãi phù sa nổi lên giữa hai bờ sông hoặc bằng đất bùn cát và đá sỏi hoặc vì khúc sông bên lở, bên bồi mà thành ra; những bãi tân bồi ở duyên hải (Điều 475, Điều 476).

Quyền sở hữu tư nhân của một người được pháp luật bảo vệ “Nếu không phải vì công ích hoặc không được bồi thường một cách thích đáng thì không ai có thê bị bắt nhường quyền sở hữu của mình cả. Người chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bị người khác chiếm đoạt một cách bất hợp pháp” (Điều 463 và Điều 477). Ngoài ra, chủ sở hữu còn có quyền được hưởng tất cả các vật từ tài sản của chủ sỗ hữu sinh ra hoặc phụ thuộc theo nó, hoặc tự nhiên mà có hay tự mình làm ra, là quyển phụ thiêm (Điều 465, Điều 466 và Điều 479, Điều 480). Chủ sở hữu ruộng đất có quyền sở hữu ỏ trên, ở dưới mặt đất (trừ các mỏ thì phải theo quy định riêng của pháp luật). Trên mặt đất chủ sở hữu có quyền trồng trọt, xây dựng, dưối mặt đất có quyền khai đào, thu được sản vật thì có quyền thu dụng, trừ những điều hạn chế do pháp luật quy định (Điều 471 và Điều 485). Bảo vệ quyền sở hữu còn được thể hiện ở chỗ: “Nếu một người dùng vật liệu của mình trồng trọt hoặc làm nhà cửa trên đất của người khác, thì người chủ sở hữu có quyền lấy hay bắt dở đi. Nếu chủ sở hữu bắt dd đi thì người đã làm nhà hoặc trồng cây cối đó phải chịu hoàn toàn phí tổn, nếu chủ đất có thiệt hại gì thì người làm đó phải bồi thường thiệt hại. Nếu người chủ đất muốn lưu giữ cây cối, các thứ kiến trúc khác thì phải trả giá tiền vật liệu, nhân công, nhưng không kể sự trồng trọt hoặc kiến trúc ấy đã làm cho đất tăng giá trị lên ít nhiều” (Điều 488).

Khái niệm quyển đồng sở hữu đã được quy định: “Khi một vật thuộc quyền sở hữu của nhiều người mà không thê đem phân chia vật đó ra được, thì những người này được gọi là đồng sở hữu chủ đối với vật đó. Mỗi một đồng sở hữu chủ có quyền lợi và trách nhiệm sở hữu về phần mình và có thể cầm bán phần tài sản đó đi được” (Điều 482 và Điều 498). Cũng theo đó, các đồng sở hữu đểu có quyền quản trị tài sản chung, có thể trông coi, tu bổ, canh tác và được hưởng dụng các tài sản chung, nhưng không được xâm phạm đến quyền của người khác (Điều 484 và Điều 499). Khi muôn chuyển dịch, cầm cố hay đặt các vật quyền khác thuộc tài sản chung phải được sự đồng ý của các đồng sở hữu, trừ khi những người này có thỏa thuận khác. Đồng sở hữu bị chấm dứt khi đem tài sản ra phân chia, đem ra bán hoặc bằng cách bán đấu giá rồi lấy tiền bán được mà chia nhau hay là khi một hoặc nhiều người đồng sở hữu mua lại phần của người khác.

Do pháp luật quy định đất đai thuộc sở hữu tư nhân nên các quyền năng: Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đất đai được pháp luật thừa nhận và bảo vệ, vì vậy quyền tặng cho đất đai cũng được Nhà nước cho phép, “khế ước sinh thời tặng cho”, theo đó thì “cho tặng là khế ước do bên tặng chủ bỏ đứt ngay một tài sản gì để cho bên người thụ tặng nhận lấy”, tài sản tặng cho ở đây có thể là đất đai (Điều 951 – Điều 994). Theo đó, tặng cho đất đai là một khế ưỗc được pháp luật thừa nhận, tuy nhiên, pháp luật cũng quy định tương đối chặt chẽ đốì vối “Khế ước sinh thời tặng cho” mà đối tượng của nó là đất đai. Những khế ước loại này phải được lập thành văn bản, có sự chứng nhận của viên chức thị thực trưốc mặt người thụ tặng và người thụ nhận phải đồng ý nhận thì khế ưổc mối có hiệu lực. Đây là quy định nhằm quản lý chặt chẽ đất đai, đồng thời cũng là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp của các bên liên quan trong vấn đề tặng cho ruộng đất.

Như vậy, ba bộ luật được thi hành ở ba kỳ dướii chính quyền thực dân Pháp lúc bấy giò đã có ý nghĩa lịch sử quan trọng, ngoài việc kế thừa phát huy các yếu tố dân chủ, tiến bộ của Bộ luật dân sự Pháp, nó vẫn phản ánh được phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hai hình thức sở hữu ruộng đất cơ bản xuất phát từ chế độ phong kiến vẫn được duy trì và phát triển. Mặc dù pháp luật thời kỳ này chịu ảnh hưởng của pháp luật Pháp, song đã có những bước phát triển mới, trong đó có quy định về tặng cho tài sản mà đất đai là tài sản quan trọng và chủ yếu là một điểm tiến bộ, phù hợp vối xu thê phát triển và đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.