– Giống nhau:

+ Khách thể của tội phạm:

Đối tượng tác động là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

+ Mặt khách quan: cả hai tội đều có hành vi giao cấu.

Quan hệ giữa người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu và nạn nhân là: Người cùng dòng máu về trực hệ. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có mối quan hệ gia đình phát sinh do sự kiện sinh đẻ như cha mẹ với con, ông bà với cháu nội, cháu ngoại là những người có cùng dòng máu về trực hệ, anh chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

+ Mặt chủ quan: Đều có lỗi là cố ý.

Động cơ, mục đích đều không là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

+ Chủ thể: Đều đòi hỏi chủ thể là người có quan hệ huyết thống với nạn nhân.

* Khác nhau:

+ Khách thể của tội phạm:

Điểm e Khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015: Xâm phạm vào nhân phẩm, danh dự của người khác.

Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015: Xâm phạm chế độ hôn nhân gia đĩnh, xâm phạm vào sự phát triển bình thường của các thế hệ mà luật Hôn nhân và gia đình đã quy định.

+ Mặt khách quan:

Điểm e Khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015: Người phạm tội dùng các thủ đoạn sau: Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực làm cho nạn nhân không thể chống cự, tê liệt sự phản kháng; Dùng thủ đoạn khác làm nạn nhân rơi vào tình trạng không thể tự vệ như cho uống rượu say, cho uống thuốc ngủ, đánh thuốc mê… hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân như nạn nhân bị bệnh, dị tật, say chất kích thích. Việc giao cấu là trái ý muốn của nạn nhân.

Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015: Việc giao cấu là thuận tình của hai bên.

+ Chủ thể:

Điểm e Khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015: Người phạm tội phải từ đủ 14 tuổi trở lên.

Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015: Người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên.

* Hình phạt: Điều 141 Bộ luật hình sự năm 2015: Nặng hơn.

Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015: Nhẹ hơn.

Luật LVN Group phân tích chi tiết và so sánh về hai tội danh trên như sau:

 

1. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật hình sự phải bị xử lý hình sự.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm:

– Khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ bị xâm hại, bị gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở mức độ nhất định.

– Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự.

– Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện phạm tội, phương pháp thủ đoạn phạm tội,…

– Mặt chủ quan của tội phạm: Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm: yêu tố lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Có hai loại lỗi là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.

 

2. Quy định của pháp luật hình sự 2015 về Tội hiếp dâm và Tội loạn luân

Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội hiếp dâm như sau:

– Người nào dùng vũ lực, đe dọa cùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vì quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Có tổ chức;

+ Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

+ Nhiều người hiếp một người;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Có tính chất loạn luân;

+ Làm nạn nhân có thai;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lên tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

+ Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

– Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 184 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội loạn luân như sau:

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha, mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm.

 

3. So sánh dấu hiệu pháp lý của Tội hiếp dâm và Tội loạn luân

3.1. Điểm giống nhau

Dấu hiệu pháp lý giữa Tội hiếp dâm quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 và Tội loạn luân quy định tại Điều 184 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

– Khách thể của tội phạm: Đối tượng bị xâm hại là những người có cùng dòng màu về trực hệ, với anh chị em cùng cha cùng mẹ hay anh chị em cùng mẹ khác hoặc cùng cha khác mẹ.

– Chủ thể của tội phạm: Chủ thể thực hiện hiện hành vi hiếp dâm có tính chất loạn luân và hành vi loạn luân đều là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đổ tuổi theo quy định pháp luật hình sự và có cùng huyết thống với người bị hại.

– Mặt khách quan của tội phạm: Cả hai tội đều có hành vi giao cấu.

Quan hệ giữa người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu và nạn nhân là những người cùng dòng máu về trực hệ. Những người cùng dòng máy trực hệ là những người có mối quan hệ gia đình phát sinh do sự kiện sinh để như cha mẹ vối con, ông bà với cháu nội, cháu ngoại là những người có cùng dòng máu về trực hệ, anh chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Đều là lỗi cố ý. Động cơ, mục đích không là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

 

3.1. Điểm khác nhau

STT TIÊU CHÍ

TỘI HIẾP DÂM CÓ 
TÍNH CHẤT LOẠN LUÂN

TỘI LOẠN LUÂN
1 Căn cứ pháp lý Điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 Điều 184 Bộ luật hình sự 2015
2

Mặt khách quan
của tội phạm

Người thực hiện hành vi phạm tội không có sự thuận tình mà sử dụng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể chống cự của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn.

Việc giao cấu là sự thuần tình của hai bên.

 

3 Khách thể của tội phạm Xâm phạm đến quyền tự do về tình dục của người, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của con người; xâm phạm đến truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội.

Xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa và đạo đức xã hội; xâm phạm chế độ hôn nhân giá đình, xâm phạm sự phát triển bình thường của các thế hệ mà Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định.

4 Chủ thể phạm tội Người phạm tội phải từ đủ 14 tuổi trở lên Người phạm tội phải từ đủ 16 tuổi trở lên
5 Hình phạt Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là bài viết của Luật LVN Group. Trường hợp có vướng mắc về vấn đề trên hoặc bất kỳ vướng mắc pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ tới Luật LVN Group qua số tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191 để được nhận sự hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh chóng của đội ngũ Luật sư của LVN Group, chuyên viên Phòng Hỗ trợ khách hàng có kinh nghiệm và chuyên môn. Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý bạn đọc và Quý khách hàng. Trân trọng./.