Hỏi: So sánh dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 với tội lừa dối khách hàng Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015?

Đáp:

* Giống nhau:

+ Đều được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015.

+ Mặt khách quan: Đều có hành vi gian dối đối với người khác.

+ Mặt chủ quan: Đều thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

+ Chủ thể: Đều là bất kỳ người nào đủ điều kiện chủ thể tội phạm.

* Khác nhau:

+ Khách thể:

Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015: Xâm phạm quyền sở hữu tài sản.

Điều 198 Bộ luật hình sự năm 2015: Xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về kinh doanh các loại hàng hóa, cụ thể là xâm phạm vào lợi ích vật chất của khách hàng.

+ Mặt khách quan:

Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015: Thể hiện ở hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi diễn ratrong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nạn nhân là bất kỳ người nào…

Điều 198 Bộ luật hình sự năm 2015: Thể hiện ở hành vi gian dối trong việc mua bán nhằm thu lòi bất chính gây thiệt hại cho khách hàng. Hành vi này chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán. Nạn nhân chỉ là người tiêu dùng…

Luật LVN Group phân tích chi tiết về hai tội danh này và so sánh cụ thể như sau:

 

1. Quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm sở hữu quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:

174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 

 Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội đã dùng thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật những thông tin đó có thể thực hiện bằng lời nói hoặc hành động cụ thể làm cho người có tài sản hoặc người có trách nhiệm trông giữ, quản lý quản lý tài sản tin tưởng giả là thật mà tự nguyên giao tài sản cho người phạm tội. Tuy vào tính chất nặng, nhẹ của hành vi phạm tội mà sẽ có những hình phạt phù hợp với người phạm tội.

 

2. Quy định tội lừa dối khách hàng.

Lừa dối khách hàng là hành vi gian dối thường xuyên xuất hiện trong việc cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng khi thực hiện hợp đồng mua, bán để thu lợi bất chính. 

Tội lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

“1.  Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Như vậy, tội lừa dối khách hàng là trường hợp người phạm tội có hành vi gian dối trong cân đo, đong đếm, tính gian, đánh tráo các loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác trong việc mua bán với khách hàng gây thiệt hại nghiệm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

3. So sánh tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lừa dối khách hàng.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lừa dối khách hàng được quy định trong hai chương khác nhau, nhìn về mặt ngữ nghĩa có thể  nhiều người sẽ nhầm lẫn hai tội này, tuy nhiên chúng sẽ có những điểm khác biệt cụ thể như sau:

Trước hết, hai tội này giống nhau ở hai mặt:

– Mặt khách quan: đều thực hiện bằng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác

– Mặt chủ quan: Cả hai tội đều thực hiện do hình thức lỗi có ý trực tiếp. Người phạm tội đều thấy trước được hành vi của mình là gian dối và trái quy định pháp luật thậm chí là nguy hiểm với người bị hại nhưng người phạm tội vẫn mong muốn được thực hiện với mục đích và động cơ đê hèn nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Điểm khác nhau giữa hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lừa dối khách hàng:

Nội dung căn cứ pháp lý                                              Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 Tội lừa dối khách hàng.

Căn cứ pháp lý Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 Điều 198 Bộ luật hình sự năm 2015
Khách thể Khách thể của tội này là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của con người và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu của con người. Khách thể của tội phạm này là xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế cụ thể là xâm phạm vào lợi ích vật chất của khách hàng thông qua việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch 
Mặt khách quan

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn đưa ra những thông tin gian dối làm cho người có tài sản(Chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản) nhầm lẫn và tin đó là sự thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối. Khi giao tài sản chủ tài sản không biết mình bị lừa dối. Họ có thể phát hiện ra ngay sau khi trao tài sản nhưng bản chất của hành vi chiếm đoạt là dựa trên thủ đoạn lừa dối thì vẫn bị xử lý về tội này.

Tội này được thực hiện bằng phương thức bí mật chiếm đoạt tài sản người phạm tội thực hiện hai hành vi gian dối và hành vi chiếm đoạt, hai hành vi này phải luôn luôn xuất hiện cùng nhau Trong đó hành vi gian dối là điều kiện để thực hiện việc chiếm đoạt còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và kết quả của hành vi gian dối. Gian dối là hành vi đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.Để lừa được chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, người phạm tội dử dùng nhiều cách khác nhau như dùng thủ đoạn để thực hiện rất đa dạng có thể qua lời nói hoặc qua hành động như: sử dụng giấy tờ giả, giả danh người có chức vụ, quyền hạn. giả danh cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để thông qua việc ký kết hợp. Để xác định hành vi gian dối, thường căn cứ vào các chứng từ, tài liệu, giấy tờ giả (như Hợp đồng mua bán, Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất, giấy vay tiền…) mà đối tượng dùng để tạo niềm tin cho chủ tài sản, làm cho chủ tài sản tin để giao tài sản để xác định. Ví dụ: Trong các vụ án lừa đảo Ngân hàng, đối tượng phạm tội thường xây dựng phương án kinh doanh khống, làm giả hồ sơ tài sản thế chấp…để được vay vốn sau đó chiếm đoạt mà không có khả năng trả nợ.

Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy từng trường hợp cụ thể mà thủ đoạn gian dối đó có thể là hành vi che giấu tội phạm hoặc là hành vi phạm tội khác như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có cấu thành vật chất, chính vì vậy việc xác định tài sản bị chiếm đoạt là dấu hiệu bắt buộc, đây là dấu hiệu định lượng để xác định cấu thành cơ bản hoặc cấu thành định khung tăng nặng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm được hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt tài sản đã xảy ra. Một người bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác .

Khác với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi thuộc mặt khách quan của tội lừa dối khách hàng là hành vi cân, đo, đong đếm, tính gian hàng hóa, không đúng với số lượng, trọng lượng, khối lượng, kích thước thực tế của từng loại hàng hóa trong việc mua bán làm thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đánh tráo hàng hóa. Thủ đoạn gian dối trong việc mua bán được hiểu là những thủ đoạn làm cho khách hàng bị nhầm lẫn tưởng mình đã nhận đúng, mua đúng loại hàng với chất lượng như các bên đã thỏa thuận ban đầu.

Các hành vi mà người phạm tội thực hiện gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng. đã bị xử phạt hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội lừa dối khách hàng nhưng chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Hậu quả của tội lừa dối khách hàng  đó là những thiệt hại gây ra cho trật tự quản lý kinh tế, mà cụ thể là thiệt hại đến quyền lợi của người tiêu dùng, đến uy tín của các cá nhân kinh doanh hoặc các doanh nghiệp.

Những biểu hiện cụ thể hậu quả của tội phạm rất đa dạng. Nó có thể là làm cho khách hàng bị thiệt hại về những lợi ích vật chất, tiền bạc, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… Hậu quả trực tiếp của hành vi lừa dối khách hàng là gây thiệt hại vật chất cho khách hàng, làm cho khách hàng mất di một phần số lượng hàng hoá hoặc hàng hoá không bảo đảm chất lượng.

Đối với tội lừa dối khách hàng, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì người phạm tội phải là người người đã bị xử phạt hành chính về hành vi lừa dối khách hàng hoặc đã bị kết án về tội lừa dối khách hàng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm mới bị coi là phạm tội lừa dối khách hàng.

Mặt chủ quan

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội có tính chất chiếm đoạt do người phạm tội cố ý thực hiện hành vi phạm tội với mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản thuộc sở hữu của người bị hại, đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi đã có tài sản một cách hợp pháp rồi mới có ý định chiếm đoạt thì không phải là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tùy trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng như: tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Thông thường, trước khi thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị rơi vào hoàn cảnh nợ nần do thua cơ, bạc, lô đề, kinh doanh không có khả năng chi trả nợ nên có động cơ chiếm đoạt tài sản cho nên để chứng minh ý thức chiếm đoạt tài sản của người phạm tội cơ quan có thẩm quyền thường căn cứ vào tài sản thực có, tình trạng tài chính, nhu cầu tài sản của người phạm tội…

 

Người thực hiện hành vi lừa dối khách hàng là do cố ý (cố ý trực tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi lừa dối khách hàng, thấy trước được hậu quả của hành vi của mình gây ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Mục đích của người phạm tội là thu lợi bất chính từ hoạt động lừa dối khách hàng. Biểu hiện của mục đích thu lợi là người phạm tội dùng những thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi nhằm tránh sự phát hiện của khách hàng.

Chủ thể Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự Chủ thể của tội này là những người làm nghề mua bán hàng có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi theo quy định
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự Chiếm đoạt từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm. Không quy định định lượng giá trị tài sản chiếm đoạt được bằng thủ đoạn gian dối trong mua, bán
Hình phạt Hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ 3 năm, phạt tù 6 tháng, hình phạt cao nhất tội này  là tù chung thân Hình phạt thấp nhất tội này là phạt tiền, hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam.

Như vậy, từ các điều mục trong bài viết cho thấy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất và mức độ nguy hiểm hơn so với tội lừa dối khách hàng và từ những phân tích trên có thể thấy hai tội này khác nhau cơ bản ở hành vi thực hiện tội phạm, hậu quả của hành vi nên căn cứ vào đó, chúng ta có thể phân biệt được hai tội danh này.

Trên đây là bài viết của Luật LVN Group về vấn đề so sánh hai tội danh Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Tội lừa dối khách hàng. Nếu có vướng mắc liên quan đến bài viết, khách hàng gọi: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ qua tổng đài trực tuyến.