Thực phẩm biến đổi gen (GMO) là những loại thực phẩm được trồng từ hạt giống đã được biến đổi gen – DNA, được tạo ra bằng một số biện pháp kỹ thuật lai tạo không theo phương pháp tự nhiên. Mục đích là để cây trồng và sinh vật lớn nhanh, cải thiện khả năng chống chịu hạn, kháng bệnh hoặc tăng giá trị dinh dưỡng của chúng. Những thay đổi này sẽ giúp sản lượng tăng lên mà chi phí lại giảm đáng kể.
Cơ sở pháp lý về thành lập công ty kinh doanh sản phẩm biến đổi gen
- Nghị định số 69/2010/NĐ-CP quy định về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
- Nghị định số 108/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CPngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.
- Nghị định số 123/2018/NĐ-CP, Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Các điều kiện cụ thể đối với hoạt động kinh doanh thực phẩm biến đổi gen
Điều kiện đối với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
- Sinh vật biến đổi gen khi sử dụng để phóng thích, bao gồm nuôi, trồng, thả có chủ đích vào môi trường phải được khảo nghiệm.
- Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải được thực hiện từng bước, từ khảo nghiệm hạn chế đến khảo nghiệm diện rộng. Khu vực khảo nghiệm phải cách xa khu bảo tồn và khu vực đông dân cư theo quy định.
- Khảo nghiệm hạn chế được thực hiện trong điều kiện cách ly theo quy định.
- Khảo nghiệm diện rộng được triển khai ở các vùng sinh thái, không cần phải cách ly nhưng phải có các biện pháp quản lý, giám sát phù hợp.
- Khi phát hiện sinh vật biến đổi gen gây ra rủi ro đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con người và vật nuôi mà không kiểm soát được, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khảo nghiệm và cơ sở khảo nghiệm phải chấm dứt khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và áp dụng các biện pháp khẩn cấp để xử lý rủi ro, đồng thời tiêu hủy sinh vật biến đổi gen.
Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen sử dụng để phóng thích
Ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen để phóng thích có chủ đích (nuôi, trồng, thả) vào môi trường phải bảo đảm sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP.
Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thực phẩm:
Ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sửa dụng làm thực phẩm phải bảo đảm sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà sinh vật biến đổi gen đó đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP.
Điều kiện sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thức ăn chăn nuôi
Ngoài việc tuân thủ quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen sử dụng làm thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm sinh vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; sản phẩm của sinh vật biến đổi gen mà sinh vật biến đổi gen đó đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hoặc có tên trong Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP.
Điều kiện nhập khẩu sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen
- 1. Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích nghiên cứu phải thuộc đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cho phép nhập khẩu bằng văn bản.
- Sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích khảo nghiệm phải có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
- “Sinh vật biển đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích phóng thích phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 37 của Nghị định này. Sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam cho mục đích sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 38, Điều 39 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP.
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh giống thủy sản
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Theo các thông tin Quý khách hàng cung cấp, Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty để chuyển Quý khách hàng trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ thông tin của khách hàng.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty và nộp lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tại bước 1, Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 tiến hành nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau 03 ngày làm việc Quý khách hàng sẽ được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, do Giấy chứng nhận được trả theo đường bưu điện nên thường khách hàng sẽ được nhận chậm hơn chút do quá trình chuyển phát.
Bước 4: Khắc con dấu công ty
Trong năm 2023 thì doanh nghiệp tự khắc con dấu, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty. Do dó, công ty không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như trước đây.
Bước 5: Hoàn thiện chuyển kết quả cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng thủ tục thực hiện sau thành lập công ty
Chuyển các kết quả dịch vụ cho khách hàng như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu, công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, tư vấn những thủ tục và những lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp: Bảng biển công ty, thuế, kế toán, lao động và sở hữu trí tuệ.
Bước 6: Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động công ty và kê khai thuế theo yêu cầu của khách hàng
Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 cung cấp dịch vụ liên quan đến dịch vụ kế toán thuế, kê khai thuế, tư vấn các vấn đề liên quan đến tư vấn tài chính, thương hiệu, soạn thảo hợp đồng, tư vấn các vấn đê pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
Bước 7: Xin các giấy phép đủ điều kiện hoạt động kinh doanh giống thủy sản
Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị điều kiện, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinhdoanh giống thủy sản.
Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty xin vui lòng liên hệ Công ty luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được hỗ trợ nhanh nhất và chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước!