Kính chào luật LVN Group. Tôi có một câu hỏi cần thư vấn như sau: Bố mẹ tôi là cán bộ nghỉ hưu hiện đang hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Tháng 5/2018 vừa qua bố mẹ tôi chuyển hộ khẩu về Cầu Giấy. Nay tôi muốn hỏi thủ tục chuyển bảo hiểm y tế về Hà Nội.

Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Trước hết, thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty luật LVN Group cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã tìm hiểu và tư vấn như sau:

1. Thủ tục chuyển sổ bảo hiểm y tế

* Cơ sở pháp lý:

Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau

1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

Như vậy, có thể nói rằng bố mẹ bạn hoàn toàn có thể chuyển số bao hiểm y tế từ Phú Thọ về Hà Nội.

* Thời gian thực hiện chuyển sổ bảo hiểm y tế: việc thực hiện chuyển sổ bảo hiểm y tế thực hiện vào đầu quý.

* Hồ sơ cần có đề thực hiện chuyển sổ bảo hiểm y tế bao gồm:

– Đơn đề nghị của người tham gia (Mẫu D01-TS)
– VB đề nghị của đơn vị (mẫu D01b-TS)
– Thẻ BHYT

2. Thủ tục chuyển sổ bảo hiểm xã hội

Điều 115 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về việc chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đang hưởng lương hưu. Cơ quan này tiếp nhận đủ hồ sơ từ người đang hưởng lương hưu ( người đề nghị) chuyển bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.

3. Hồ sơ đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu đối với người đang hưởng lương hưu hàng tháng

Hồ sơ được quy định tại Điều 24 Quyết định 636/QĐ-BHXH Về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội:

1. Hồ sơ chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
1.1. Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính); người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng có phụ cấp khu vực mà chuyển đến nơi hưởng mới có phụ cấp khu vực thì có thêm hộ khẩu thường trú tại nơi cư trú mới. Trường hợp không thống nhất về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và hồ sơ hưởng BHXH thì cần nêu rõ trong đơn kèm theo chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước.
1.2. Hồ sơ đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý và Phiếu Điều chỉnh mức hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với từng loại chế độ theo các mẫu số 24A-HSB, 24B-HSB, 24C-HSB, 24D-HSB, 24E-HSB, 24G-HSB, 24H-HSB, 24K-HSB, 24M-HSB, 24N-HSB.
1.3. Giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp BHXH theo mẫu số C77-HD kèm theo bảng kê hồ sơ theo mẫu số 17-HSB.
2. Hồ sơ chuyển nơi quản lý hồ sơ chờ hưởng lương hưu, chờ hưởng trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã
2.1. Đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính). Trường hợp có sự không thống nhất về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và hồ sơ BHXH thì cần nêu rõ trong đơn kèm theo chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước.
2.2. Hồ sơ chờ hưởng lương hưu, chờ hưởng trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã do cơ quan BHXH quản lý.
2.3. Giấy giới thiệu theo mẫu số 15B-HSB.

Trong trường hợp của bố mẹ bạn thì làm hồ sơ 01 bản bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn theo mẫu số 14-HSB ( bản chính);

– Hồ sơ đang hưởng lương hưu và phiếu điều chỉnh mức hưởng lương hưu đối với từng loại chế độ ( theo mẫu)

– Giấy giới thiệu trả lương hưu ( theo mẫu số C77-HD kèm theo bảng kê hồ sơ theo muẫ số 17-HSB)

4. Thời hạn giải quyết

– Giải quyết chuyển đi: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn đề nghị di chuyển;

– Thông báo khi chuyển đến: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển đến.

5. Lưu ý quy định về chuyển sổ BHXH sang tỉnh khác

Mỗi người lao động khi tham gia BHXH đều được cấp 1 sổ BHXH để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Căn cứ theo Điều 115, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về việc chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội như sau:

“Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Người yêu cầu làm 01 bộ hồ sơ gồm Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB) để thực hiện chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. Căn cứ vào điều kiện cụ thể người lao động làm các mẫu hồ sơ tương ứng theo mẫu.

Theo quy định trên khi người hưởng lương hưu, chế độ BHXH có yêu cầu chuyển sổ BHXH thì làm đơn gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết nơi đang hưởng lương hưu (Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện). Khi tiếp nhận đủ hồ sơ, trong thời hạn 5 ngày cơ quan BHXH phải thực hiện giải quyết hồ sơ.

Thủ tục chuyển sổ BHXH và chuyển nơi hưởng chế độ BHXH được thực hiện căn cứ vào các văn bản Pháp luật gồm: 

  • Luật BHXH số 58/2014/QH13;
  • Quyết định 838/QĐ-BHXH;
  • Quyết định số 595/QĐ-BHXH;
  • Quyết định số 166/QĐ-BHXH.
  • Các văn bản Pháp luật liên quan khác

Người đề nghị chuyển sổ BHXH hưởng lương hưu và các chế độ BHXH khác thực hiện thủ tục chuyển sổ BHXH theo 3 bước sau:

Bước 1: Nộp đơn đề nghị

Nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng

  • Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho BHXH huyện hoặc BHXH tỉnh nơi đang chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng.
  • Người đang chờ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: nộp đơn đề nghị chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho BHXH tỉnh/huyện nơi đang quản lý hồ sơ chờ.
  • Trường hợp giao dịch điện tử: NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

Bước 2: Thủ tục tại các đơn vị  

Tại cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đi:

  • Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH ở địa bàn khác khi giải quyết xong chế độ thì thực hiện ngay việc chuyển hưởng đến địa bàn khác.
  • Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Tiếp nhận hồ sơ từ người hưởng, lập Thông báo theo mẫu số 23-HSB trả người hưởng.

Tại cơ quan BHXH tỉnh/huyện nơi chuyển đến:

  • Đối với chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Khi nhận được Thông báo chuyển hưởng, cập nhật ngay vào danh sách chi trả và tổ chức chi trả cho người hưởng tại địa điểm nơi người hưởng đăng ký; đồng thời cơ quan BHXH thông báo đến người hưởng về thời gian, địa điểm chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
  • Đối với di chuyển hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng: Khi nhận được hồ sơ di chuyển hưởng, Thông báo cho người chờ hưởng chế độ biết về việc đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.

Bước 3: Nhận lương hưu trợ cấp tại nơi mới sau khi thực hiện chuyển sổ BHXH 

  • Đối với người bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, người hưởng chế độ TNLĐ, BNN một lần, chế độ tử tuất một lần tại nơi cư trú do BHXH tỉnh/huyện khác, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH CAND giải quyết: Đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT) theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo (Mẫu số 23-HSB);
  • Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, thẻ BHYT (nếu thuộc đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT) theo thời gian và địa điểm ghi trong Thông báo (Mẫu số 23-HSB)
  • Người chờ hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng: nhận thông báo về việc đã tiếp nhận hồ sơ chờ hưởng lương hưu/trợ cấp hàng tháng (Mẫu số 15B-HSB).

Người lao động lựa chọn nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

  • Nộp qua giao dịch điện tử;
  • Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Người lao động nhận trợ cấp tại nơi đăng ký chuyển sổ BHXH mới bằng một trong các hình thức sau:

  • Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;
  • Thông qua tài khoản ngân hàng của của người lao động.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group