Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn năm 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - CPChung - Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn năm 2023

Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn năm 2023

Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 được thành lập vào năm 2007, được công nhận là Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Sau 15 năm hoạt động, Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 tự hào là một trong những công ty luật uy tín nhất, cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ và dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 xin hướng dẫn quý khách hàng làm thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
  • Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
  • Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
  • Thông tư số 22/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được bảo hộ như sau:

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn phải có tính nguyên gốc

Tính nguyên gốc được đảm bảo nếu đáp ứng hai tiêu chí. Thứ nhất, thiết kế đó là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả. Thứ hai, thiết kế phải chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đó.

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn phải có tính mới thương mại:

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được coi là có tính mới thương mại nếu nó chưa từng được đưa vào khai thác trong thực tế với mục đích thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Hồ sơ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bao gồm:

  • 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, đánh máy theo mẫu số: 02-TKBT Phụ lục A Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
  • 04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
  • Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
  • Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Các bước tiến hành thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

  • Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Khách hàng có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.

  • Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Đây là thủ tục nhằm kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không.

  • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đồng thời nêu rõ đối tượng nêu trong đơn có khả năng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
  • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn;

  • Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Thời hạn công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

  • Bước 4: Thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, nếu không có ý kiến của người thứ ba phản đối việc đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc có ý kiến phản đối nhưng kết quả xử lý chứng minh rằng ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn mạch tích hợp bán dẫn đối với đối tượng nêu trong đơn và ấn định thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn nộp phí công bố, phí đăng bạ và lệ phí cấp văn bằng bảo hộ.

Thời hạn thông báo dự định cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: 03 tháng kể từ ngày thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;

  • Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí: 03 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Dịch vụ của Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 về thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;
  • Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình làm thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật LVN Group – Hotline 1900.0191 để được tư vấn!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com