Hướng dẫn những thứ cần chuẩn bị cho tân sinh viên

Hướng dẫn những thứ cần chuẩn bị cho tân sinh viên– Ảnh minh họa

 

1. Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị những gì?

Sinh viên năm nhất cần chuẩn bị gì, làm thế nào để thích ứng với môi trường đại học ngay từ những ngày đầu nhập học. Đó là những trăn trở mà bạn sinh viên nào cúng gặp phải khi bước chân vào cánh cổng đại học.

– Tìm chỗ ở ổn định: Vấn đề chỗ ở luôn là vấn đề các bạn sinh viên ưu tiên nhất để có thể an tâm nhập học. 

– Chuẩn bị phương tiện đi lại: đây là vấn đề ưu tiên thứ hai sau khi các bạn sinh viên năm nhất ổn định chỗ ở. Có rất nhiều phương tiện để các bạn lựa chọn: xe máy, xe bus, xe đạp,… Phụ thuộc vào khả năng tài chính và khoảng cách từ chỗ ở đến trường để các bạn lựa chọn cho mình phương tiện đi lại phù hợp nhất với bản thân.

– Sinh hoạt phí và đồ dùng cá nhân: Các bạn cần chuẩn bị một khoản chi phí nhất định để chi trả cho những sinh hoạt hàng ngày khi tự lập. Hãy học cách quản lý tài chính: Lên kế hoạch quản lý chi tiêu rõ ràng cho bản thân tránh sa đà vào việc mua sắm hay chi tiêu không đúng cách.

– Tân sinh viên cần chuẩn bị một chiếc thẻ ATM, nhiều trường khi sinh viên đăng kí nhập học sẽ làm thẻ luôn cho các bạn sinh viên.

 

2. Thủ tục nhập học đại học?

Bước 1: xác nhận nhập học trực tuyến và đóng học phí

+ Xác nhận nhập học trực tuyến:

– Thí sinh kê khai hồ sơ xác nhận nhập học trực tuyến. Trước khi kê khai, cần tìm hiểu các thông tin tư vấn, hướng dẫn nhập học tại cổng nhập học trực tuyến của Trường.

– Thí sinh chọn Đăng ký nhập học tại cổng nhập học trực tuyến. Sau đó, thí sinh chọn Bắt đầu đăng kí nhập học và kê khai hồ sơ. Thí sinh chọn Phương thức trúng tuyển vầ nhập thông tin: Số báo danh thi Tốt nghiệp THPT và số Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân.

– Thí sinh lựa chọn và xác nhận Chương trình học

– Kê khai đầy đủ thông tin và cấp nhật file hồ sơ có liên quan.

– Hoàn tất xác nhận nhập học

+ Nộp học phí

Bước 2:  Trường kiểm tra và xác nhận thông tin của thí sinh

Trường sẽ kiểm tra hồ sơ thí sinh đã kê khai, cấp nhật và phản hồi thông tin xác nhận nhập học trực tuyến qua email và tin nhắn SMS trong vòng 03 ngày tính từ thời điểm sinh viên hoàn tất kê khai.

Bước 3:  Gửi hồ sơ nhập học đến trường

Sau khi hoàn tất thủ túc xác nhận nhập học, thí sinh gửi hồ sơ theo đường bưu điện đến trường.

 

3. Hồ sơ nhập học gồm những gì?

Các trường đều có hướng dẫn xác nhận nhập học, thí sinh có thể chủ động theo dõi trên website của trường và hoàn thành hồ sơ đúng thời hạn. Thông thường, hồ sơ nhập học sẽ bao gồm:

– Giấy báo trúng tuyển (bản chính);

– Học bạ THPT (bản sao có công chứng);

– Sơ yếu lý lịch;

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2023, bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm 2023;

– Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có công chứng); sổ đoàn;

– Bản sao giấy khai sinh;

– Phiếu khám sức khỏe;

– Hồ sơ, giấy chứng nhận ưu đãi, ảnh thẻ 3×4 (chuẩn bị tối thiểu 5 thẻ);

– Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như: con thương binh liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ;

– Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giấy xác nhận đăng kí vắng mặt do BCH quân sự cấp (Đối với nam);

– Ngoài ra, cần chuẩn bị học phí theo mức thu nhà trường đã thông báo.

 

4. Nên mua những gì khi nhập học?

Chọn những vật dụng cần thiết tùy thuộc vào nơi bạn ở để tránh tình trạng dư thừa. Hãy lên một danh sách những vật dụng cần thiết.

Đầu tiên, cần mua chăn ga, gối nệm: Nếu thuê trọ ngoài thì có nơi phòng trọ sẽ trang bị đầy đủ nhưng cũng có nơi chỉ có mỗi giường và không có gì. Thì bạn cần chuẩn bị chiếu, nệm, chăn ga. Hãy lựa chọn mức giá vừa phải, giữ gìn cẩn thận để có thể dùng được trong mấy năm.

Thứ hai là vật dụng cần thiết; dù bạn ở trọ hay kí túc xá thì Quạt vẫn là vật dụng cẩn thiết để tránh những ngày  nóng oi bức. Nếu như có điều kiện hơn có thể lắp sẵn máy lạnh thì chúng ta có thể sử dụng. Ngoài ra, nếu ở trọ bạn cũng nên chuẩn bị dụng cụ bếp núc như bếp gas hoặc bếp từ, nồi cơm điện, ấm đun nước, bát đũa,… Những đồ dùng sinh hoạt khác như: sữa tắm, dầu gội, xà phòng,… là những vật dụng cần thiết.

Thứ ba là mua bàn học, máy tính, sách vở. Hiện nay, các bạn sinh viên vào đại học sẽ được gia đình mua cho lap top để phục vụ việc học, bạn nên mua một chiếc bàn có thể là bàn gấp mini để tiện hơn cho việc học. Về sách vở, giáo trình thì khi vào học các bạn sẽ dựa vào lịch học để mua.

 

Sinh viên thì nên ở trọ hay ở ký túc xá

Sinh viên thì nên ở trọ hay ở ký túc xá – Ảnh minh họa

 

5. Nên tìm nhà trọ hay ở ký túc xá?

Đây là vấn đề các bạn sinh viên hết sức quan tâm, nhất là những sinh viên lần đầu lên thành phố học. 

 

5.1. Kí túc xá

Hầu hết các trường đại học hiện nay đều có xây dựng thêm khu ký tức xá sinh viên. Ký túc xá thường nằm luôn trong khuôn viên trường, hoặc cách trường không quá xa. Việc ở trong ký túc xá có nhiều ưu điểm đặc biệt là đối với sinh viên năm nhất:

– An toàn hơn: Ở ký túc xá bạn sẽ không phải lo về những tệ nạn xã hội, bởi nơi đây rất an ninh, luôn có bảo vệ gác cổng, người ngoài sẽ không thể vô được trừ sinh viên có thẻ ký túc xá. Giờ giấc khi ở ký túc xá được quy định nghiêm ngặt, sinh hoạt nề nếp, quy củ hơn. 

– Chi phí tiết kiệm hơn: Chi phí ở kí túc xá sẽ dao động từ 150 – 600 tùy từng trường, các chi phí điện nước, wifi cũng rẻ. Tiết kiệm được rất nhiều chi phí sinh hoạt. Hơn nữa, vì ký túc xá sinh viên thường được xây dựng gần ngay trường nên chi phí xăng cộ, đi lại được tiết kiệm tối đa.

– Bạn bè giúp đỡ: Ký túc xá là nơi kết nối bạn bè với nhau, dễ dàng trao đổi, giao lưu học tập, rèn luyện cách sống tập thể.

– Đông vui hơn: Ký túc xá như một cộng đồng thu nhỏ mà mọi người chung sống với nhau. Do đó, sống ở ký túc xá sẽ có cảm giác đông vui nhộn nhịp. Nếu các bạn là sinh viên năm nhất mới lên cũng sẽ dễ dàng kết bạn, tìm bạn mới. 

– Nhiều dịch vụ đi kèm: Trong các khu ký túc xá có rất nhiều các dịch vụ cơ bản đi kèm: sân thể thao, cantin, quan cafe,… Các dịch vụ ngày càng đa dạng và hiện đại hơn.

– Dễ dàng tham gia các hoạt động của trường, của câu lạc bộ: Ký túc xá thường được xây ở gần trường, nên việc đến trường sẽ không là vấn đề khó khăn. Sân ký túc xá thường sẽ rộng nên các bạn sinh viên có thể đi bộ, chạy, đánh cầu lông,… đăng ký tham gia vào Câu lạc bộ thú vị ngay tại ký túc xá: CLB võ, CLB cầu lông, Câu lạc bộ bóng ném,… để rèn luyện sức khỏe và theo sở thích cá nhân. 

   Cùng với đó, ở ký túc xá cũng có những nhược điểm nhất định như:

– Không được nấu ăn trong phòng;

– Không gian nơi ở nhỏ, mỗi người chỉ vỏn vẹn một cái giường, không có tủ đựng quần áo;

– Đông người nên sẽ hơi ồn ào và chật chội, khó có không gian riêng cho bạn học bài, ngủ trưa hay làm việc cá nhân,… Môi trường phức tạp, vì phòng ký túc xá sẽ từ 6-10 người nên có thể gây xích mích, cãi vã với bạn cùng phòng vì không cùng quan điểm, khoomng hiểu nhau.

– Nhà vệ sinh chỉ có một, nên việc vệ sinh, tắm sẽ lần lượt;

– Giờ giấc không được tự do, thoải mái;

– Ký túc xá không cho người ngoài vào nên việc bố mẹ, người thân đến thăm cũng không có chỗ nghỉ ngơi;

– Và phòng ký túc xá số lượng hạn chế. Nếu không thuộc diện chính sách sinh viên thì rất khó đằng ký được ký túc xá.

 

5.2. Nhà trọ

Đối với sinh viên thì sự tự do làm những điều mình muốn là điều tuyệt vời nhất. Ở phòng trọ sẽ giúp bạn thoải mái và tự do hơn. Phòng trọ sẽ rộng rãi hơn, không gian riêng tư nên bạn có thể làm những điều mình thích. Có những nơi quy định giờ giấc buổi tối phải về sớm, nhưng đa số là không quy định, bạn có thể tự do đi du lịch, đi chơi cùng bạn bè mà không lo lắng thời gian. Ở trọ thì sẽ khắc phục được tất cả các nhược điểm khi ở ký túc xá.

Bên cạnh những ưu điểm hấp dẫn thì cũng có những nhược điểm như:

– Vấn đề lớn nhất là chi phí: ở trọ đắt hơn rất nhiều so với ở ký túc xá. Tầm 2-3 triệu/tháng bao gồm cả điện, nước, wifi,.. Chưa tính tiền ăn uống, các thứ khác. Bạn có thể tìm người ghép vào để giảm bớt chi phí.

– Phòng trọ không được an ninh như ký túc xá.

– Ở trọ sẽ phải tự sắm sửa các đồ dùng cần thiết cho mình. Có những nơi cho thuê chỉ có phòng không và không có đồ dùng gì cả.

– Việc tìm trọ cũng khó khăn, vì bạn không biết rõ khu vực đó như thế nào, có an toàn an ninh không, chủ nhà ra sao,…

Tóm lại, ở trọ hay ở ký túc xá thì sẽ có mặt lại và bất lợi khác nhau. Nếu tìm nhà trọ thì nên tìm phòng gần trường, tiện cho việc đi lại. Cần lưu ý các vấn đề an ninh, gần chợ, … Trước khi tiến hành thuê, bạn cần hỏi rõ về tiền cọc, tiền điện nước, wifi hay giờ giấc và nhớ phải có hợp đồng rõ ràng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email để nhận sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.