Tổng đài Luật sư của LVN Group trực tuyến gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

1. Mẫu hợp đồng ủy quyền

—————————————————————————————-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–*****—–

 

HỢP ĐỒNG  UỶ QUYỀN

 

– Căn cứ vào Bộ luật dân sự Số 33/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06năm 2005;

– Căn cứ Luật doanh nghiệp Số 60/2005/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005;

– Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty ……………..banh hành ngày……tháng…..năm……;

– Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban lãnh đạo Công ty………… được ban hành ngày….tháng….năm…..;

– Căn cứ Quyết định số … ngày …/…/….. của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần ……… về việc phân công, ủy quyền cho ………;

 

BÊN UỶ QUYỀN: Ông (bà):……………………………………….

Chức danh: Tổng Giám đốc – Công ty Cổ phần ………………..

Số CMTND: …………….., ngày cấp ….……, nơi cấp …………

 

BÊN NHẬN ỦY QUYỀN: Ông (bà):……………………………..

Chức danh: Phó giám đốc – Công ty Cổ phần ……………………

Số CMTND: ………., ngày cấp ………………, nơi cấp ………

Bằng Hợp đồng ủy quyền này Bên Nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Bên Ủy quyền thực hiện các công việc sau:

Điều 1: Phân công và ủy quyền cho Ông/ Bà ….. – Phó Giám đốc …….như sau:

         1. Được quyền quyết định và ký các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của ……………….. theo quy định tại các Khoản 1 Điều 13 Quy chế Tổ chức và hoạt động của ………………… ban hành kèm theo Nghị quyết số …/….của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần ………….. (sau đây gọi tắt là Quy chế).

         2. Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ …………

         3. Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng ……….. cho Công ty sau khi được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.

         4. Được toàn quyền quyết định ký kết các hợp đồng thuê chuyên gia biên soạn, biên tập các vấn đề nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh doanh …………, kinh doanh dịch vụ ………………..

        5. Được ký kết hợp đồng lao động với cán bộ quản lý, nhân viên của …………….Đối với những chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc ……………….. được ký hợp đồng lao động sau khi có quyết định bổ nhiệm.

         6. Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của Sàn ……………theo quy định của Quy chế.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Giám đốc có quyết định thay thế hoặc Quản lý ……….. bị cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.

Điều 3: Ông/ Bà …………………….và các bộ phận liên quan của ………… có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:

-……………………………

-……………………………

TỔNG GIÁM ĐỐC

2. Hợp đồng ủy quyền là gì? Đặc điểm của hợp đồng ủy quyền

Trên thực tế không phải bao giờ cá nhân, pháp nhân cũng có thể trực tiếp tham gia vào quan hệ hợp đồng. Việc không tham gia trực tiếp có thể có nhiều lý do khác nhau hoặc khi đã tham gia vào quan hệ hợp đồng nhất định nhưng không có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Vì vậy, pháp luật cho phép họ có thể ủy quyền cho người thứ ba, thay mặt mình giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đưa ra khái niệm hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng ủy quyền:

– Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng song vụ. Bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền thực hiện đúng phạm ủy quyền và có nghĩa vụ cung cấp thông tin, các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện công việc của bên ủy quyền. Bên ủy quyền phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ được ủy quyền trong quan hệ với người thứ ba.

– Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù hoặc hợp đồng không có đền bù. Nếu bên thực hiện việc ủy quyền nhận thù lao thì hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù. Nếu bên thực hiện việc ủy quyền không nhận thù lao mà thực hiện công việc ủy quyền mang tính chất giúp đỡ, tương trợ bên ủy quyền thì đó là hợp đồng không có đền bù.

3. Thời hạn ủy quyền

Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định

Thời hạn thực hiện ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.

Trường hợp nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

4. Bên nhận ủy quyền có thể uỷ quyền lại cho người khác không?

Theo Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên nhận ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác.

Cụ thể, bên nhận ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong 02 trường hợp sau:

– Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

– Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Trong đó:

+ Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

+ Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

5. Quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015:

– Bên ủy quyền:

+ Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại;

+ Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý;

+ Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

– Bên được ủy quyền:

+ Trường hợp ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có;

+ Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý.

6. Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Thực tiễn, rất nhiều trường hợp có sự nhầm lẫn giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Vậy, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền khác nhau ở điểm nào?

Tiêu chí Giấy ủy quyền Hợp đồng ủy quyền
Khái niệm Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền. Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Căn cứ pháp lý Chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể. Bộ luật dân sự 2015
Chủ thể Giấy ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương). Hợp đồng ủy quyền được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền.
Bản chất Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiệncông việc thông qua giấy ủy quyền. Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.
Ủy quyền lại Người được ủy quyền không được ủy quyền lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định. Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn ủy quyền Thời hạn ủy quyền do Người ủy quyền quy định hoặc do pháp luật quy định. Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền. ( Điều 563 BLDS 2015).
Đơn phương chấm dứt thực hiện ủy quyền Sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại. Hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, và nếu có thiệt hại thì phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

7. Căn cứ chấm dứt hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền chấm dứt theo căn cứ chung về chấm dứt hợp đồng, mặt khác, hợp đồng ủy quyền có căn cứ chấm dứt riêng:

– Hợp đồng ủy quyền chấm dứt khi hết thời hạn. Việc ủy quyền phải lập bằng văn bản, trong văn bản cần xác định rõ thời hạn ủy quyền. Trong thời hạn đó, bên được ủy quyền phải thực hiện xong công việc phải ủy quyền. Trong trường hợp bên được ủy quyền chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà việc ủy quyền hết thời hạn thì hợp đồng ủy quyền chấm dứt.

–  Bên được ủy quyền đã thực hiện xong công việc ủy quyền và giao lại kết quả công việc cho bên ủy quyền.

– Hợp đồng ủy quyền còn chấm dứt khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ ủy quyền, bên ủy quyền đơn phương hủy hợp đồng ủy quyền, hoặc bên ủy quyền đã thực hiện một số công việc nhưng sau đó vi phạm hợp đồng, bên ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.

–  Một trong hai bên chết, hợp đồng ủy quyền chấm dứt. Hợp đồng ủy quyền do các bên trực tiếp thực hiện, do vậy nếu một bên chết thì chấm dứt hợp đồng (khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015).

——————————

BÀI VIẾT VÀ BIỂU MẪU LIÊN QUAN:

– Mẫu giấy ủy quyền công ty;

– Mẫu giấy ủy quyền tham gia tố tụng;

– Mẫu hợp đồng ủy quyền trong công ty;

– Mẫu giấy ủy quyền của giám đốc công ty cổ phần;

– Ba vấn đề cần cảnh báo trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền;

– Thực tiễn áp dụng pháp luật về đại diện: Ủy quyền về tài sản trong án ly hôn;