Tiếng Việt là một ngôn ngữ rất đa dạng và phong phú, mỗi người khi soạn thảo văn bản thì đều có một thói quen, cách thức thể hiện khác nhau. Nên khi soạn thảo một văn bản, làm thế nào để viết hoa đúng quy định là một vấn đề rất khó. 

 

1. Quy tắc viết hoa với các văn bản thông thường 

Đối với những văn bản thông thường được các cá nhân, tổ chức sử dụng trong các giao dịch dân sự, cũng như các hoạt động trong đời sống thường ngày thì pháp luật Việt Nam chưa có bất kỳ một quy định cụ thể nào mà chỉ tồn tại một số các nguyên tắc được mọi người phổ biến và sử dụng rộng rãi. Hiện tại tiếng Việt đang sử dụng mẫu chữ Latin nên thông thường sẽ có một số quy tắc về viết hoa như sau:

 

1.1 Viết hoa đối với các danh từ riêng

Dựa vào chức năng, ý nghĩa ta có thể hiểu danh từ riêng là những từ ngữ được sử dụng nhằm mục đích chỉ tên người, tên của các địa danh hay tên của một sự vật, sự việc cụ thể và sự vật, sự việc cụ thể này có tính duy nhất. Trong khi soạn thảo văn bản mà trong nội dung văn bản có những danh từ riêng thì người soạn thảo văn bản phải viết hoa các danh từ riêng này, cụ thể được xác định như sau:

– Viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên trong họ tên của một người, ví dụ: Nguyễn Văn A, Bùi Thị B,….

– Viết hoa đối với tên của các địa danh: Cũng giống như họ tên người thì với địa danh, người soạn thảo văn bản cũng cần viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên địa danh và lưu ý không được dùng gạch nối giữa các từ trong tên địa danh, ví dụ: Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ninh,….;

– Đối với những tên riêng không phải là tên tiếng Việt (tên nước ngoài du nhập vào Việt Nam) thì quy tắc viết hoa được xác định nếu trong tên riêng mà trong tên chỉ dùng chữ cái Latin thì khi soạn thảo phải giữ nguyên vị trí ban đầu của tên và phải viết hoa với chữ cái đầu trong tên, ví dụ: Paris,….

 

1.2 Viết hoa chữ cái đầu của từ đứng đầu câu 

Chứ cái đầu hay còn gọi là phụ âm đầu được viết hoa bắt nguồn trong tờ báo Gia Định vào tháng 4/1865 (đây là tờ báo được viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở nước ta). Các viết hoa này được xác định như sau:

– Viết hoa chữ cái đầu khi mở đầu một văn bản, mở đầu một đoạn trong một văn bản;

– Có rất nhiều các loại dấu chấm câu khi soạn thảo văn bản, các viết hoa sau mỗi dấu chấm được xác định như sau:

+ Đối với dấu chấm câu (.); dấu chấm hỏi (?); dấu chấm than (!) thì khi soạn thảo văn bản người soạn thảo cần phải viết hoa chữ cái đầu của từ đứng đầu câu kế tiếp sau các dấu chấm câu trên;

+ Khi sử dụng dấu chẩm lửng thì phải xác định dấu chấm lửng dùng để kết thúc câu hay dấu chấm lửng nằm ở giữa câu với ý nghĩa là liệt kê để xác định quy tắc viết hoa. Nếu dấu chấm lửng dùng để kết thúc câu thì phải viết hoa chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên trong câu kế tiếp, còn nếu dấu chấm lửng nằm ở giữa câu nhằm mục đích liệt kê thì sẽ không phải viết hoa ở chữ cái đầu tiên trong từ của câu tiếp theo;

+ Đối với dấu hai chấm (:) thì hiện tại vẫn chưa có một quy luật thống nhất nào, có những trường hợp người viết viết hoa chữ cái đầu tiên trong từ của câu kế tiếp, nhưng cũng có những trường hợp người viết lại không viết hoa.

 

1.3 Viết hoa tu từ 

Đối với những danh từ chung được sử dụng trong tiếng Việt, thì thông thường người soạn thảo văn bản sẽ không viết hoa trừ trường hợp danh từ chung này đứng đầu câu. Tuy nhiên trong những hoàn cảnh cụ thể mà người viết muốn thể hiện sự tôn kính, hay là để ghi thông tin về tước vị, cấp bậc, chức vụ,….thì người viết vẫn sẽ viết hoa chữ cái đầu tiên trong các danh từ chung trên.

 

2. Quy tắc viết hoa đối với các văn bản hành chính 

Đối với các văn bản hành chính hoặc các văn bản được sử dụng trong các cơ quan, tổ chức (bao gồm cả các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị xã hội; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp) hay doanh nghiệp nhà nước thì việc viết hoa trong khi soạn thảo được thực hiện theo đúng các quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, cụ thể viết hoa trong các trường hợp như sau:

 

2.1 Viết hoa đối với tên của cơ quan, tổ chức

Đối với tên của các cơ quan tổ chức được viết hoa theo các nguyên tắc sau:

– Với các cơ quan tổ chức của Việt Nam thì sẽ viết hoa chữ cái đầu (phụ âm đầu) của các từ được sử dụng để chỉ loại hình cơ quan, tổ chức hoặc các từ, cụm từ để nhằm mục đích thể hiện chức năng, lĩnh vực hoạt động của các cơ quan, tổ chức được đề cập đến. Ví dụ: Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng,…..

– Với các cơ quan tổ chức của nước ngoài thì được viết hoa theo quy tắc như sau: 

+ Đối với tên nước ngoài đã được dịch nghĩa ra tiếng Việt thì khi soạn thảo cần phải viết hoa chữ cái đầu cùa các từ, cụm từ thể hiện loại hình cơ quan, tổ chức hoặc viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ thể hiện chức năng hay lĩnh vực hoạt động của cơ quan tổ chức đó. Ví dụ: Tổ chức Y tế thế giới (được viết tắt là WHO);….

+ Với tên của những cơ quan tổ chức nước ngoài được viết dưới dạng nguyên bản (chưa dịch ra tiếng Việt) thì khi soạn thảo sẽ viết hoa tất cả các chữ trong tên (nếu trường hợp có thể chuyển chữ Latinh nếu tên đó không thuộc hệ Latinh). Ví dụ: WTO,….

 

2.2 Viết hoa trong danh từ riêng chỉ tên người

Tên người được viết hoa theo nguyên tắc như sau:

– Tên người là tên Việt Nam thì được viết như sau:

+ Với những tên thông thường của một người thì sẽ viết hoa chữ cái đầu tất cả các từ trong tên người ví dụ: Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị B,….

+ Với những tên là biệt hiệu hoặc là nhân vật lịch sử thì viết hoa chữ cái đầu của tất cả các từ có trong tên, ví dụ: Bác Hồ,…

– Đối với tên của người nước ngoài được dịch sang tiếng Việt được viết hoa theo quy tắc sau: 

+ Tên đã phiên âm ra tiếng Hán Việt thì sẽ vẫn viết hoa theo đúng quy tắc viết hoa tên riêng là tên Việt Nam

+ Tên không phiên âm ra âm Hán Việt thì sẽ phải viết hoa chữ cái đầu tiên trong từ đầu tiên của mỗi thành tố cấu tạo nên tên, ví dụ: Lê-nin,…

 

2.3 Viết hoa danh từ riêng chỉ vị trí địa lý 

– Đối với các địa danh của Việt Nam (được viết bằng tiếng Việt) thì quy tắc viết hoa được xác định như sau: 

+ Đơn vị hành chính có cấu tạo từ danh từ chung và tên riêng thì khi soạn thảo cần viết hoa chữ cái đầu tiên của từ tạo thành tên riêng của đơn vị hành chính. Và lưu ý không được dùng dấu gạch nối giữa danh từ chung và danh từ riêng, ví dụ: thành phố Hải Dương; thành phố Thanh Hóa;….

+ Đối với những đơn vị hành chính có cấu tạo từ danh từ chung và chữ số, tên người hay tên của một sự kiện lịch sử thì khi soạn thảo cần phải viết hoa cả chữ cái đúng đầu danh từ chung trong tên đơn vị hành chính đó, ví dụ: Quận 1; Quận 2; Quận Hoàng Mai;…

+ Đối với tên được cấu tạo từ các danh từ chung thể hiện thông tin về địa hình và danh từ riêng (tên riêng của địa danh đó) thì sẽ phải viết hoa tất các các chữ cái đầu tiên của từ tạo nên tên địa danh đó, ví dụ Sầm Sơn,…Còn đối với trường hợp tên được cấu tạo từ danh từ cung chỉ địa hình với danh từ riêng thì sẽ không viết hoa chữ cái đứng đầu danh từ chung mà chỉ viết hoa chữ cái đúng đầu danh từ riêng, ví dụ: biển Sầm Sơn,…

+ Đối với những tên chỉ về vùng, miền hay một khu vực nhất định mà trong tên được cấu tạo từ từ chỉ phương hướng và từ chỉ phương thức thì phải viết hoa chữ cái đầu của tất cả các từ tạo thành tên địa lý đấy, ví dụ: Bắc Bộ, Nam Bộ,….

– Đối với tên địa lý của nước ngoài mà được phiên âm ra tiếng Việt thì viết hoa theo nguyên tắc như sau:

+ Nếu tên được phiên âm ra âm Hán Việt thì khi viết hoa sẽ viết theo đúng nguyên tắc viết hoa theo tên địa lý của Việt Nam, ví dụ: Trung Quốc, Nhật Bản,…

+ Nếu tên không được phiên âm ra âm Hán Việt thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên của người nước ngoài.

 

2.4 Viết hoa sau các dấu chấm câu

Sau các dấu: chấm câu (.); dấu chấm hỏi (?); dấu chấm than, cảm thán (!) thì cần phải viết hoa chữ cái đầu tiên của từ đứng đầu câu hoặc đứng từ đầu tiên đứng sau dấu chấm.

 

2.5 Một số trường hợp đặc biệt khác

– Đối với tên các loại huân, huy chương hoặc các danh hiệu vinh dự khác thì sẽ phải viết hoa chữ cái đầu tiên của từ  tạo thành tên riêng của các loại huân, huy chương và viết hoa chữ cái đầu tiên của các từ chỉ thứ tự hay thứ hạng, ví dụ: Huân chương Kháng chiến Hạng nhất, Nghệ sĩ Nhân dân,….

– Đối với các chức vụ, danh hiệu hay học vị của một người thì sẽ phải viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên chức vụ, học vị (trường hợp chức vụ, học vị đấy đi liên với tên của một người cụ thể), ví vụ: Giáo sư Nguyễn Văn A,….

– Đối với các ngày kỷ niệm của đất nước thì sẽ viết hoa chữ cái đầu tiên của từ tạo thành tên của các ngày lễ hoặc ngày kỷ niệm

– Đối với tên của các sự kiện lịch sử hay các triều đại trong lịch sử của Việt Nam thì cần phải viết hoa chữ cái đầu của từ tạo thành tên sự kiện, ví dụ: Triều Lý,…

– Đối với các văn bản pháp luật thì phải viết hoa chữ cái đầu của từ tạo nên tên của văn bản pháp luật đấy ví dụ: Bộ luật Hình sự; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Lao động;…

– Đối với tên các sách báo, tác phẩm, tạp chí thì phải viết hoa chữ cái đầu tiên của từ tạo nên tên của tác phẩm báo chí đấy

– Khi viết các năm âm lịch thì phải viết hoa chữ cái đầu của tất cả các từ tạo thành tên gọi của năm

– Khi viết các ngày nghỉ lễ, tết thì phải viết hoa chữ cái đầu tiên của từ thứ nhất tạo nên tên gọi của ngày nghỉ lễ, tết

– Khi viết các ngày trong tuần và các tháng trong năm thì phải viết hoa chữ cái đầu tiên của từ chỉ ngày và tháng.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc thêm chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc quý khách hàng vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài số: 1900.0191 hoặc liên hệ với văn phòng để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng, Trân trọng./.