Câu hỏi: Chào công ty Luật LVN Group trước đây em có đi làm ở công ty Sam Sung ở Bắc Ninh được 2 năm từ năm 2019, sau đó em có nghỉ việc và vào trong Đồng Nai làm lao động tự do không có đóng bảo hiểm xã hội. Bây giờ em muốn rút tiền bảo hiểm xã hội ra nhưng do dịch Covid 19 em không về được, em muốn hỏi Luật sư của LVN Group em có thể ủy quyền cho bố mẹ em ở nhà rút tiền giúp em được không vậy, và em sẽ nhận được số tiền là bao nhiêu ? Cảm ơn Luật sư của LVN Group !

 Nội dung phân tích

Vấn đề : Uỷ quyền hưởng BHXH

Theo quy định tại Điều 18 Luật BHXH năm 2014 quy định quyền của người lao động như sau:

– Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

– Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

+ Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

+ Thông qua người sử dụng lao động.

– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

+ Đang hưởng lương hưu;

+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng

+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành

– Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

– Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

– Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

– Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Về điều kiện hưởng BHXH một lần

– Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

+ Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

+ Ra nước ngoài để định cư;

+ Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Về mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội

Cứ mỗi năm được tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

+ Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
 

Như vậy, đối với hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bạn sẽ nộp tại Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi bạn đăng ký tạm trú. Và bạn có thể ủy quyền cho một cá nhân khác đứng thay bạn nộp hồ sơ hưởng chế độ BH thông qua giấy ủy quyền.

Câu hỏi: Chào công ty Luật LVN Group, tôi bị tai nạn giao thông, công ty xác định trường hợp của tôi không thuộc trường hợp tai nạn lao động, tôi muốn được nghỉ dài ngày để dưỡng thương, nhưng công ty bảo tôi không thuộc trường hợp danh mục chữa điều trị dài ngày. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư của LVN Group bị bệnh gì mới được xác định là chữa điều trị dài ngày ? Và khi tôi ốm đau thế này tôi được mức hưởng bao nhiêu ? Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến công ty Luật LVN Group chúng tôi. Về trường hợp của bạn chúng tôi xin phân tích như sau :

Vấn đề 2: Mức hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội.

Về Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày

1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

2. Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để thực hiện chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

3. Mã bệnh và tên bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày:

a) Các bệnh trong Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được gán mã bệnh theo Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) có mã bệnh 3 và 4 ký tự (gồm số và chữ). Các bệnh có mã 4 ký tự thuộc nhóm bệnh có mã bệnh 3 ký tự.

Ví dụ: Gan xơ hóa và xơ gan có mã bệnh là K74, bao gồm:

– Gan xơ hóa, mã bệnh: K74.0

– Gan xơ cứng, mã bệnh: K74.1

– Gan xơ hóa với gan xơ cứng, mã bệnh: K74.2

– Xơ gan mật tiên phát, mã bệnh: K74.3

– Xơ gan mật thứ phát, mã bệnh: K74.4

– Xơ gan khác và không đặc hiệu, mã bệnh: K74.5

– Xơ gan khác và không đặc hiệu: K74.6

b) Một số bệnh chưa được gán mã bệnh theo phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10) thì thống nhất xác định tên theo chẩn đoán bệnh.

Ví dụ: Nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc hoặc Viêm tụy tự miễn thì xác định tên theo chẩn đoán bệnh là Nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc hoặc Viêm tụy tự miễn.

 Mức hưởng chế độ ốm đau 

– Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

– Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:

+ Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

+ Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

– Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

– Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Câu hỏi : Chào Luật sư của LVN Group, tôi muốn hỏi doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp dưới 10 người , bên phía kế toán công ty tôi nói là chúng tôi không cần đóng BHXH , như vậy có đúng không thưa Luật sư của LVN Group ?

Làm việc ở doanh nghiệp dưới 10 người có được tham gia BHXH ?

Theo điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Vấn đề 4: Mất sổ bảo hiểm thì giải quyết thế nào?

Về viêc cấp lại sổ BHXH đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT ( Quyết định 595/QĐ-BHXH) quy định như sau:

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

1.1. Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);

b) Sổ BHXH đã cấp.

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group