Và sau khi hết thử việc do tính chất công việc không ngồi ở văn phòng nhiều nên khi phòng nhân sự gửi hợp đồng chính thức thời hạn một năm lên cho tôi ký khi đi công tác .Sau khi công tác về thì gia đình tôi ở quê có việc nên tôi viết đơn xin nghỉ việc và không ký vào hợp đồng chính thức với công ty và được sếp quản lý trực tiếp ký đồng ý cho nghỉ việc. Thời gian viết đơn đến khi nghỉ là 3 ngày, sau đó tôi bàn guao công viêc cũng như vật dùng mà công ty phát cho tôi. Sau khi tôi nghỉ việc thì phòng nhân sự có gửi cho tôi quyết định phạt vi phạm báo trước khi kết thúc hợp đồng. Xin hỏi tôi chưa ký hợp đồng chính thức với công ty như vậy có phải tôi đã vi phạm về việc báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không ? Một vấn đề nữa là từ ngày tôi chính thức nghỉ tại công ty đến nay là 4 tháng công ty mới hoàn thành xong thủ tục trả sổ bảo hiểm cho tôi. Liệu như vậy công ty có đang vi phạm luật lao động. Rất mong nhận được tư vấn từ phía công ty. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Trước hết thay mặt Bộ phận tư vấn pháp luật của công ty Luật LVN Group cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cho bạn như sau:

1. Vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng

Theo như bạn mô tả thì sau khi kết thúc thời gian thử việc và công ty vẫn chưa ký kết hợp đồng lao động, theo quy định của pháp luật lao động thì sau khi kết thúc thời gian thử việc công ty phải thông báo kết quả thử vệc, nếu đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động trong thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc ( Khoản 1 Điều 7 Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật Lao động).

Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.

Trong trường hợp của bạn, Thứ nhất, sau khi kết thúc thời gian thử việc mà công ty không thực hiện giao kết hợp đồng ngay với anh theo thời gian quy định và vẫn để anh tiếp tục làm việc, hành vi này của công ty đã vi phạm quy định pháp luật về lao động. Thứ hai, sau khi đi công tác về bạn đã xin nghỉ việc trong tình trạng chưa kí kết hợp đồng lao động với công ty nên công ty có căn cứ nào để có thể cho rằng bạn đã vi phạm thời gian báo trước khi kết thúc hợp đồng lao động. Như vậy, trường hợp bạn nghỉ việc không phải là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Vấn đề trả sổ bảo hiểm khi nghỉ việc

Điều 47 Bộ luật Lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng với người lao động:

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Mặc dù anh chưa ký hợp đồng với công ty nhưng quan hệ bảo hiểm xã hội của anh đã phát sinh ở công ty nên theo luật Lao động thì khi anh nghỉ việc cũng phải hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm. Theo quy định công ty sẽ phải trả lại sổ bảo hiểm cho anh trong thời gian 07 ngày kể từ khi nghỉ việc. Nên với trường hợp của bạn, việc 4 tháng công ty mới hoàn thành xong thủ tục trả sổ bảo hiểm cho bạn là trái với quy định của pháp luật.

Trường hợp, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động chậm trả hoặc không trả sổ bảo hiểm cho người lao động thì người lao động có thể thực hiện khiếu nại theo điều 5 và điều 15 Nghị định 24/2018 NĐ- CP:

Điều 5. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Điều 15. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về điều tra tai nạn lao động theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, đầu tiên người lao động phải khiếu nại lên Ban giám đốc hoặc người trực tiếp ký hợp đồng lao động với mình. Sau đó nếu không được, người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hộ, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính để giải quyết vấn đề trả sổ bảo hiểm cho người lao động sau khi nghỉ việc.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn cho vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group