1. Khái quát chung về hình thái kinh tế – xẫ hội cộng sản chủ nghĩa của Chủ nghĩa Mác – Lenin
1.1. Sự ra đời của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội
Các nhà sáng lập chủ nghĩa khoa học, C.Mac và Ph. Angghen khi nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, nhất là lịch sử xã hội tư bản đã xây dựng nên học thuyết hình thái kinh tế – xã hội. Học thuyết đã vạch rõ những quy luật cơ bản của vận động xã hội, chỉ ra phương pháp khoa học để giải thích lịch sử. Học thuyết này không chỉ làm rõ những yếu tố cấu thành hình thái kinh tế – xã hội mà còn xem xét xã hội trong quá trình biến đổi và phát triển không ngừng. Học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội do C.Mác và Ph.Angghen khởi xướng được V.I.Lenin bổ sung, phát triển và thực hiện hoá trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô Viết để trở thành học thuyết hình thái kinh tế – xã hội của chủ nghĩa Mác – lenin, tài sản vô giá của nhân loại
1.2. Nội dung của học thuyết
Học thuyết đã chỉ ra tính tất yếu của sự thay thế hình thái kinh tế – xẫ hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa, đó là quá trình lịch sử, tự nhiên. Sự thay thế này được thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa xuất phát từ hai tiền đề vật chất quan trọng nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự trưởng thành của giai cấp công nhân. Học thuyết cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho sự phân kỳ lịch sử, trong đó có sự phân kỳ hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghãi. C.Mác cho rằng: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”. Khẳng định quan điểm này, V.I.Lenin cho rằng: “Về lý luận, không thể nghi ngừo gì được rằng giữa chủ nghãi tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thười kỳ quá độ nhất định”
Về xã hội của thời kỳ quá độ, C.Mác cho rằng đó là xã hội vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội chưa phát triển trên cơ sở của chính nó còn mang nhiều dấu vết của xã hội cũ để lại. Sau này từ thực tiễn nước Nga, V.I.Lenin cho rằng, đối với những nước chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển cao “cần phải có thời kỳ quá độ lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. Ông cũng nhấn mạnh lại học thuyết hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Ông cho rằng “giai đoạn thấp” là xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội), “giai đoạn cao” là xã hội cộng sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản), đặc biệt là phát triển lý luận về “thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”.
Như vậy, về mặt lý luận và thưucj tiễn, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, đối với các nước chưa trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, cần thiết phải có thời kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội – những cơn đau đẻ kéo dài. Thứ hai, đối với những nước đã trải qua chủ nghĩa tư bản phát triển, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản có một thời kỳ quá độ nhất định – quá độ chính trị, thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia, từ thời kỳ quá độ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
2. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam qua sự vận dụng lý luận hình thái kinh tế – xã hội
2.1. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội thông qua học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội
Cương lĩnh chính trị đầu tiên được hội nghị thành lập Đảng (2-1930) thông qua đã nêu rõ mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “để đi tới xã hội cộng sản”. Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 nhấn mạnh con đường phát triển của Cách mạng Việt Nam “bỏ qua thời kỳ tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”. Sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa đã rõ ràng và dứt khoát ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Tuy nhiên, nước ta vẫn chưa có những điều kiện cần thiết để đủ tiến lên con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luận cương cách mạng Việt Nam được Đại hội II của Đảng (2-1951) thông qua đã xác định phương hướng rõ ràng là: hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới CNXH. Luận cương nêu rõ “nhiệm vụ trung tâm của Đảng là đẩy mạnh việc kỹ nghệ hoá, phát triển kỹ nghệ nặng, phát triển thật rộng bộ phận kinh tế Nhà nước, tập thể hoá nông nghiệp dần dần, thực hiện những kế hoạch dài hạn để gây thêm và củng cố cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, đặng tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội. Những bước cụ thể của giai đoạn này phải tuỳ theo điều kiện cụ thể của tình hình trong nước và ngoài nước khi đó mà quyết định. Song một điều chắc chắn là chừng nào ta chưa chuẩn bị cơ sở kinh tế đầy đủ và chưa làm cho số đông quần chúng nhân dân nhận rõ chủ nghĩa xã hội là cần thiết thì chủ nghĩa đó chưa thể thực hiện được. Ở nước ta, thời gian chuẩn bị đó, so với các nước dân chủ nhân dân khác, nhất định sẽ lâu hơn, vì ta phải kiến quốc trên cơ sở một nước nông nghiệp lâu năm bị đế quốc thống trị, tàn phá.
2.2. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ những ngày đầu
Những điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại hội II của Đảng nêu ra phản ánh sự nhận thức đúng đắn về CNXH từ thực tiễn Việt Nam có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn. Sau khi miền Bắc được giải phóng, Đảng khẳng định dù hàon cảnh như nào, miền Bắc cũng phải tiến lên CNXH. Đó là yêu cầu khách quan bảo đảm sự phát triển của miền Bắc, đồng thời còn là yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Miền Bắc trải qua 3 năm khôi phục nền kinh tế và hoàn thành những nhiệm vụ còn lại của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (cải cách ruộng đất) và cũng là chuẩn bị những điều kiện cần thiết và phát triển nhận thức để chính thức thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết trung ương 14 (1958) và Nghị quyết Đại hội II (9/1960)
Tuy vậy, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng đã phạm phải sai lầm, khuyết điểm trong chính sách kinh tế, xã hội dẫn tới khủng hoảng từ năm 1979. Chúng ta đã không tuân thủ những chỉ dẫn của C.Mác và Ph.Angghen về xoá bỏ chế độ tư hữu nên đã có tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí muốn xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong một thời gian ngắn, cho rằng quốc doanh hoá, tập thể hoá càng nhanh, càng nhiều thì càng thì càng mau chóng có chủ nghĩa xã hội. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Đảng đã kịp thời tự phê bình và chỉ ra các nguyên nhân cần phải khắc phục, đó là bệnh nóng vội, chủ quan, duy ý chí, giáo điều, chưa nắm vững hoàn cảnh, đặc điểm thực tiễn đất nước, chưa nhận thức rõ quy luật khách quan. Đảng đã từng bước đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế, từng bước sửa đổi cơ chế chính sách cho phù hợp, phát huy tính tích cực của các thành phần kinh tế, của cơ chế thị trường, chú trọng lợi ích của người lao động, sửa đổi cách thức quản lý nặng về tập trung và hành chính, bao cấp cản trở những động lực của sự phát triển. Nghị quyết Trung ương 6 khoá IV (8-1979) là bước đột phá đầu tiên, tiếp theo là chỉ thị 100 (13-1-1981) về khoán sản phẩm trong nông nghiệp, Quyết định 25CP, 26 CP (21/1/1981), Nghị quyết Trung ương 8 khoá V (6/1985) và Kết luận của Bộ chính trị tháng 8/1986 là quá trình khải nghiệm thực tiễn để đi đến đường lối mới tại Đại hội VI (12/1986)
2.3. Sự vận dụng học thuyết hình thái kinh tế – xã hội trong quá trình tiến lên Chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam
Đại hội VI của Đảng (12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện dựa trên phân tích thấu đáo điều kiện, hoàn cảnh đất nước và nhận thức rõ hơn những vấn đề của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, những luận điểm của V.I.Lenin và Hồ Chí Minh. Đại hội VI đã tổng kết những bài học lớn có giá trị lý luận và chỉ đạo thực tiễn, trong đó nhấn mạnh bài học: Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng”.
Ngoài ra, Đại hội VI của Đảng thẳng thắn nêu rõ “Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ: lực lượng sản xuất bị kiềm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lưc lượng sản xuất”. Thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII đề ra (6/1991) và Cương lĩnh (bổ sung, phát triển), năm 2011 là quá trình không ngừng phát triển nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn đổi mới của Việt nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn.
Tiến đến Đại hội XIII của Đảng, tổng kết 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991 và 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011), nhiều vấn đề được tổng kết để nhận thức rõ hơn và giải quyết những yêu cầu bức thiết do thực tiễn đặt ra, nhất là vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất; vấn đề an sinh xã hội, phân hoá giàu nghèo; vấn đề xây dụng văn hoá, con người trong xã hội văn minh, tiến bộ; vấn đề chống suy thoái, tham nhũng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng cường, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khi kết thúc thời kỳ quá độ, xâu dựng được về cơ bản nền kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hoá phù hợp.
Theo Luật LVN Group sưu tầm và phân tích. Mọi vướng mắc, chưa rõ hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!