Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được quy định tại khoản 4 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018, theo đó cấm doanh nghiệp:

“Gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.

Đây cũng là điều luật không rõ ràng, đòi hỏi cơ quan cạnh ttanh phải xem xét, đánh giá trong từng trường hợp cụ thể để kết luận một hành vi cạnh tranh có vi phạm hay không.

Đặc điểm nhận diện hành vi được điều luật mô tả là “làm cản ttở, gián đoạn” hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Nhưng có thể thấy rằng ttên thực tế, mọi hành vi cạnh ưanh, cho dù là hoàn toàn họp pháp và chính đáng của doanh nghiệp, đều có khả năng cản ưở, ảnh hưởng xấu lên hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh. Do đó, để đánh giá hành vi, chúng ta lại phải quay trở về xem xét các tiêu chí về tính “trung thực”, “thiện chí”, cùng các tập quán, chuẩn trong kinh doanh. Điều khoản này có thể được coi như một điều khoản bổ sung, thay thế trong những trường hợp không thể áp dụng một quy định cụ thể khác của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh để giải quyết vụ việc. Để áp dụng điều khoản này, vụ việc cần đáp ứng những điều kiện sau:

– Giữa hai bên tồn tại quan hệ cạnh tranh;

– Hành vi cạnh tranh thể hiện sự không trung thực, không thiện chí, đi ngược lại thông lệ, chuẩn mực về đạo đức kinh doanh;

– Hành vi vi phạm không bị điều chỉnh bởi một quy định khác của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh cũng như các vãn bản pháp luật khác (đặc biệt lưu ý khi hành vi gây rối, cản trở có thể bị xử lí theo pháp luật hành chính hay hình sự).

Hình thức xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam ?

Như đã trình bày tại phần trên, cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhiều quy định nằm tại các lĩnh vực pháp luật khác nhau trong khuôn khổ hệ thống pháp luật điều chỉnh nền kinh tế thị trường nói chung. Bên cạnh Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh còn xuất hiện ttong một số luật khác như Luật sở hữu trí tuệ, Luật viễn thông. Tuy nhiên, Luật cạnh tranh vẫn được coi là văn bản luật điều chỉnh các nội dung cơ bản nhất về cạnh ttanh không lành mạnh ttong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Nhìn chung, các hành vi cạnh ưanh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam chưa có sự hệ thống đầy đủ, cũng như chưa thể hiện triết lí lập pháp rõ ràng. Một số hành vi được tiếp thu từ kinh nghiệm xây dựng pháp luật cạnh tranh của các quốc gia phát triển tại các giai đoạn lịch sử khác nhau, một số khác xuất phát từ yêu cầu thực tiễn quản lí hoạt động thương mại trong nước. Trong một thời gian dài thực thi Luật cạnh tranh năm 2004, ngoài nội dung các điều luật tại Chương 3 Luật cạnh tranh, Chính phủ cũng không ban hành hướng dẫn cụ thể về cạnh tranh không lành mạnh tại các văn bản dưới Luật. .Ngoài ra, thẩm quyền thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam thuộc về cơ quan hành chính là Cục quản lí cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương, mà không phải là toà án, cũng sẽ hạn chế đáng kể khả năng các điều luật được giải thích, cụ thể hoá thông qua các án lệ, vốn đóng một vai trò quan trọng ttong sự phát triển của lĩnh vực pháp luật này.

Luật cạnh tranh năm 2018 áp dụng biện pháp phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lí vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể hơn, Nghị định của Chính phủ số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh đã có quy định cụ thể về hình thức xử lí đối với từng hành vi tại Điều 45 Luật cạnh tranh với mức phạt cao nhất có thể lên đến 2 tỉ đồng, cũng là mức phạt tiền cao nhất theo Luật xử lí vi phạm hành chính (áp dụng đối với hành vi bán hàng dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó với quy mô từ hai tỉnh, thành phố trở lên.

Cá nhân, tổ chức kinh doanh thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngoài việc bị xử phạt tiền còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả tuỳ vào từng hành vi như: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc cải chính công khai.

Mọi vướng mắc liên quan đến luật canh tranh, Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật cạnh tranh trực tuyến qua tổng đài điện thoại.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật cạnh tranh – Công ty luật LVN Group