quy định rất nghiêm ngặt. Việc vi phạm các quy định này bị xử phạt như thế nào? Công ty Luật TNHH LVN Group tổng hợp một số câu hỏi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để quý bạn đọc tham khảo.
1. Xử phạt hành vi không khai báo việc làm mới để được hưởng tiếp bảo hiểm thất nghiệp
Câu hỏi: Thưa Luật sư, theo quyết định hưởng trợ cấp của trung tâm dịch vụ việc làm thì tôi được hưởng 05 tháng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng mỗi tháng là 3.6 triệu đồng. Tôi vừa hưởng xong tháng thứ 4 thì tôi được ký hợp đồng lao động chính thức tại công ty mới. Nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên tôi vẫn thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm là chưa có việc để được hưởng nốt trợ cấp thất nghiệp của tháng còn lại. Vừa qua tôi nhận được thông báo và quyết định xử phạt của trung tâm dịch vụ việc làm vì hành vi gian dối không thông báo có việc làm mới để dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tôi tưởng là tiền thất nghiệp của mình thì mình hưởng luôn hay không thì cũng có ảnh hưởng gì đâu? Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Quy định về thông báo khi có việc làm mới để dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp là nội dung được quy định trong Luật Việc làm. Điều này xuất phát từ nguyên tắc trợ giúp của chính sách bảo hiểm thất nghiệp dùng quỹ đóng góp từ người có việc làm kịp thời bù đắp cho người lao động bị thất nghiệp, giúp họ đảm bảo được nhu cầu sống tối thiếu. Việc đã có việc làm mà không thông báo để hưởng nốt trợ cấp thất nghiệp, hành vi này của bạn là khiến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp bị giải quyết sai đối tượng, ảnh hưởng tới quỹ bảo hiểm thất nghiệp nói chung.
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, bạn có thể bị xử phạt như sau:
Điều 39. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…]
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
[…]
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
Như vậy, bên cạnh việc bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng, bạn sẽ phải nộp lại số tiền bảo hiểm thất nghiệp đã nhận của tháng thứ 5 cho Trung tâm dịch vụ việc làm.
Các thông tin trong bài viết có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
2. Vi phạm quy định về lập hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thất nghiệp bị xử phạt thế nào ?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bị xử phạt như sau:
– Hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
– Hành vi không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp: Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
– Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có hành vi không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên: Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.
– Hành vi làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động để trục lợi chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp làm giả, làm sai lệch nội dung: Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận.
Các thông tin trong bài viết có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
3. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Trả lời:
Hành vi vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bị xử phạt theo quy định tại Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
– Hành vi của người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định: Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng.
– Hành vi người sử dụng lao động không niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp hằng năm theo quy định: Phạt tiền từ Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng.
– Hành vi người sử dụng lao động không thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định: Phạt tiền từ Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng.
– Hành vi người sử dụng lao động không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu: Phạt tiền từ Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng.
– Hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội: Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng.
– Hành vi người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
– Hành vi người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
– Hành vi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
– Đối với người sử dụng lao động có hành vi không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 18% đến 120% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
– Đối với người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 50.000.000 – 70.000.000 đồng.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng.
– Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm từ 30 ngày trở lên.
Các thông tin trong bài viết có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
4. Xử phạt đối với hành vi không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Câu hỏi: Thưa Luật sư, tôi có làm hồ sơ nhận tiền trợ cấp tai nạn lao động từ quỹ bảo hiểm xã hội, sau đó, bên bảo hiểm xã hội có gửi tiền chế độ về công ty nhưng khi tôi hỏi thì công ty nói chưa có. Trường hợp này công ty sẽ bị xử phạt thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Hành vi không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 40 nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 40. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
Như vậy, ngoài việc bị phạt tiền, công ty còn buộc phải trả đầy đủ tiền chế độ cho bạn theo quy định.
Các thông tin trong bài viết có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
5. Xử phạt đối với hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Câu hỏi: Thưa Luật sư, tôi làm đơn xin nghỉ việc và nộp sổ bảo hiểm cho công ty để công ty chốt sổ. Nhưng đến nay đã hơn 1 tháng mà công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm cho tôi. Trường hợp này công ty có vi phạm gì không? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động không trả sổ cho người lao động thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 40 Nghị định 28/2020/NĐ- CP như sau:
Điều 40. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
[…]
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội.
Các thông tin trong bài viết có giá trị tham khảo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group