Yêu cầu về phân nhóm trong đơn đăng ký nhãn hiệu năm 2023

– Danh mục phải được phân nhóm, đồng thời cần kiểm tra độ chính xác căn cứ vào Bảng phân loại quốc tế hàng hoá và dịch vụ. Nếu tên hàng hóa/dịch vụ trong Bảng phân loại bao hàm nhiều nghĩa thì khi chuyển ngữ phải dựa trên  tiêu chí phân loại của nhóm chứa hàng hóa/dịch vụ đó;

Ví dụ:

“Modelling” (trong cụm “Modelling for advertising or sales promotion”) có nghĩa “mẫu vật” hoặc “người  mặc quần áo làm mẫu”, trong nhóm 35 chỉ thích hợp khi là “dịch vụ người mẫu phục vụ cho quảng cáo hoặc xúc tiến việc bán hàng”.

– Từ dùng trong danh mục là từ thông dụng, không sử dụng từ hiếm, từ tự tạo, từ ngữ địa phương, tiếng nước ngoài;

Ví dụ:

 Dùng từ “má phanh” thay cho “bố thắng”; “ngô” thay cho “bắp”; “củ sắn” thay cho “củ mì” và “củ đậu” thay cho “củ sắn”; “chuyến du lịch” thay cho“tour du lịch” hoặc “tua du lịch”.

Trong một số trường hợp (theo yêu cầu), từ địa phương có thể được sử dụng đi kèm từ phổ thông tương ứng nhưng phải để trong ngoặc đơn.

– Nếu thuật ngữ sử dụng trong danh mục không có nghĩa tương ứng được dịch sang tiếng Việt thì viết dưới dạng phiên âm hoặc có thể giữ nguyên trạng khi thuật ngữ đó đã trở nên thông dụng hoặc cụm từ khi chuyển ngữ sang tiếng Việt đã không truyền tải hết ý nghĩa cần thiết của thuật ngữ đó;

Ví dụ :

– Sản phẩm “PDA” dùng để chỉ “một loại thiết bị điện tử cầm tay tích hợp đồng thời nhiều chức năng tương tự như máy tính cá nhân” được chấp thuận cách viết tắt như trên khi sản phẩm này đã trở nên thông dụng và phổ biến trên thị trường;

– “mỹ phẩm chăm sóc tóc dạng gel”, trong đó “gel” là thuật ngữ nguyên gốc tiếng Anh dùng để chỉ một loại trạng thái (đặc quánh) của vật chất, thuật ngữ này cũng được chấp nhận sử dụng nguyên trạng, không cần chuyển ngữ;

– Danh mục cần được trình bày bằng ngôn từ dễ hiểu, không quá mơ hồ hay chung chung và không mô tả quá chi tiết về hàng hoá, dịch vụ (trừ trường hợp cần thiết);

Ví dụ:

  • Danh mục trình bày quá chung như:“tất cả các loại hàng hoá khác thuộc nhóm này” hoặc “tất cả các loại hàng hoá (không thuộc nhóm khác) làm từ gỗ, rơm, lau sậy, sừng động vật, ngà voi…”. Trường hợp này cần liệt kê cụ thể, chi tiết tên gọi của từng loại sản phẩm và chất liệu tạo nên sản phẩm đó.
  • Danh mục trình bày quá chi tiết như: “thép cây tròn j6, j8, j10” hoặc “trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphalt công suất 40-240 tấn/giờ, trạm trộn bê tông xi măng công suất 30-210m3/giờ; thùng trộn bê tông công suất 1-4m3/giờ; si lô chứa bê tông 30-100 tấn”-  Trường hợp này cần rút gọn thành “thép cây tròn” và “trạm trộn bê tông; thùng trộn bê tông; si lô chứa bê tông”.

Lưu ý:

  • Một đơn đăng ký nhãn hiệu có thể đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ. Theo bảng phân nhóm về phân loại nhãn hiệu có tới 45 nhóm, do đó theo nhu cầu kinh doanh của chủ đơn, người nộp đơn có thể đăng ký từ 01 đến 45 nhóm trong 01 đơn đăng ký nhãn hiệu.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com