Khách hàng: Kính thưa Luật sư, Luật sư hãy phân tích và làm rõ về án lệ? Vai trò của Án lệ trong thực tiễn xét xử và án lệ đã phát triển như thế nào? Văn bản pháp luật quan trọng trong vị thế của quyền lực tư pháp và vai trò quan trọng của thực tiễn xét xử ở Việt Nam trong giai đoạn đương đại?

cảm ơn!

Trả lời:

1. Khái quát vai trò án lệ

Kể từ thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, vai trò của thực tiễn xét xử ở Việt Nam có thể nhận thấy rõ qua nội hàm của nó mà trước hết chính là việc bắt đầu xây dựng án lệ. Mặc dù trong thập kỷ trước đó, 03 nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng liên quan đến các lĩnh vực thuộc quyền tư pháp như:

– Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”;

– Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; và

– Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ở các mức độ khác nhau cũng đã có đề cập việc xây dựng án lệ nhưng công việc này vẫn hầu như chưa thực sự được tiến hành.

Chỉ đến khi bước sang thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI thì chúng ta mới có Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt đề án phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao mà việc phân tích các luận điểm trong văn bản pháp luật này đã cho thấy nội hàm của án lệ nước nhà qua 06 đặc điểm cơ bản, ưu việt và xứng đáng đánh giá cao được tổng hợp lại chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dưới đây (dĩ nhiên nếu như cơ cấu quyền lực tư pháp cao nhất này của Việt Nam phải bảo đảm sao cho “nói đi đôi với làm” để thực hiện một cách nghiêm chỉnh đúng theo tinh thần và lời văn của các quy định mà văn bản pháp luật đầu tiên về án lệ của Việt Nam đã ghi nhận).

2. Mục tiêu án lệ

Về các mục tiêu của án lệ đối với việc phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao là nhằm đạt được các mục tiêu chính như:

– Nâng cao chất lượng những bản án, quyết định của ngành Tòa án nói chung (nhất là những Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa chuyên trách thuộc nó);

– Góp phần bảo đảm việc áp dụng pháp luật đúng và thống nhất, cũng như sự bình đẳng của mọi tổ chức và công dân trước pháp luật;

– Giúp ngăn ngừa sự duy ý chí của Thẩm phán khi áp dụng pháp luật, nâng cao kỹ năng và chất lượng xét xử của Thẩm phán và;

– Bảo đảm số lượng bản án, quyết định bị Tòa án cấp trên hủy, sửa sẽ giảm đi.

3. Bản chất pháp lý và thẩm quyền ban hành án lệ

a. Bản chất pháp lý

Về bản chất pháp lý của án lệ, án lệ là Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và khi trở thành án lệ thì có giá trị tham khảo đối với Thẩm phán trong việc giải quyết các vụ việc cụ thể; án lệ được ban hành khi chưa có nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao mà thông qua việc xét xử vụ án cụ thể, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lập luận về một vấn đề chưa được hướng dẫn và đưa ra cách giải quyết về vụ án và là nguồn cung cấp để pháp điển hóa thành văn bản hướng dẫn hoặc có thể là nguồn để đề nghị sửa đổi về 01 quy phạm pháp luật cụ thể có liên quan, có giá trị tham khảo đối với Thẩm phán khi giải quyết các vụ việc cụ thể.

b. Thẩm quyền ban hành án lệ

Về thẩm quyền ban hành án lệ, Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền ban hành án lệ, và có quyền giám sát các Tòa án cấp dưới trong việc tham khảo, viện dẫn án lệ của Tòa án nhân dân tối cao để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật trong xét xử.

4. Tiêu chí và quan hệ tương hỗ của án lệ với các văn bản pháp luật khác

a. Tác tiêu chí của án lệ

Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc của Tòa chuyên trách thuộc nó chỉ được gọi là án lệ khi nó có đủ 03 điều kiện sau:

– Nó phải là quyết định chứa đựng sự giải thích, lập luận cho 01 hoặc một số các văn bản quy phạm pháp luật (hoặc văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật) về một vấn đề pháp lý đặt ra chưa được văn bản hưóng dẫn áp dụng pháp luật đề cập (hoặc đề cập còn chung chung, thiếu tính cụ thể hoặc có mâu thuẫn);

– Nó phải được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc các Thẩm phán viện dẫn làm căn cứ trong phần lập luận, quyết định của bản án, quyết định về vụ án cụ thể;

– Nó phải là Quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao sau cùng về vấn đề pháp lý đó được các Toà án khác vận dụng giải quyết vụ việc có nội dung tương tự.

b. Quan hệ tương hỗ của án lệ với các văn bản pháp luật khác

Án lệ của Tòa án nhân dân tối cao chỉ là:

– Sự bổ trợ cho các văn bản pháp luật khác được áp dụng khi xét xử và án lệ chỉ là để định hướng cho Tòa án các cấp trong việc áp dụng thống nhất, chính xác pháp luật để giải quyết vụ việc khi không có văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật điều chỉnh;

– Sự bổ sung cho việc thiếu hụt của các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật khi chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật điều chỉnh (vì khi đã có văn bản pháp luật điều chỉnh những vấn đề được án lệ giải quyết trưốc đó thì án lệ không được áp dụng nữa);

– Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao trái vói giải thích pháp luật của úy ban thường vụ Quốc hội thì không thể trở thành án lệ, không được áp dụng với tư cách là án lệ.

5. Vị thế quyền lực tư pháp và vai trò quan trọng của thực tiễn xét xử trong giai đoạn đương đại

Sự đảo đảm nhận thức đúng đắn về vị thế của quyền lực tư pháp và vai trò quan trọng của thực tiễn xét xử ở Việt Nam trong giai đoạn đương đại. Kể từ sau khi Quyết định số 74/QĐ- TANDTC ngày 31/10/2012 về án lệ đã nêu trên của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, cũng như Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đi vào các lĩnh vực của đời sông xã hội đã cho thấy, hiện nay nhánh quyền lực thứ ba của nước nhà ngày càng được phát huy mạnh mẽ và thể hiện rõ hơn vai trò của nó trong đời sống pháp luật của đất nước.

Vì tiếp theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC đã nêu, để cụ thể hóa các quy phạm hiến định về quyền tư pháp thì một số văn bản pháp luật có liên quan của nước nhà đã được ban hành mà ở các mức độ khác nhau đã cho phép khẳng định vị thế đặc biệt của Tòa án nhân dân tối cao với tư cách là cơ cấu trung tâm và cao nhất của nhánh quyền lực nhà nưốc độc lập thứ ba này trong việc táng cường vai trò quan trọng của hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và thực tiễn xét xử nói riêng ở Việt Nam.

Trong số trên này có 03 văn bản pháp luật quan trọng gần đây nhất (theo thứ tự thời gian ban hành) như: 1) Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; 2) Nghị quyết số 03/2015/ NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ và; đặc biệt là 3) Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội khóa XIV về việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 12/2017/QH14).

Bằng việc phân tích nội hàm chủ yếu thông qua những đặc điểm cơ bản của 03 văn bản pháp luật đã nêu sẽ góp phần giúp cho các nhà luật học đạt được sự nhận thức khoa học đúng đắn và khách quan mà dưói đây là một số quy phạm pháp luật của các văn bản đã nêu với tư cách là các minh chứng cụ thể về vấn đề này:

a. Chức năng, nhiệm vụ củaTòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án

Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã chính thức ghi nhận về mặt pháp lý một trong các chức năng, nhiệm vụ củaTòa án nhân dân tối cao là: “Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử” (khoản 3 Điều 20); 2) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tô’i cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” (điểm c khoản 2 Điều 22) và; 3) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là: ”Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôi cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ, công bô’ ấn lệ” (khoản 5 Điều 27).

b. Nghị quyết sô’03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015

Đối với nghị quyết này của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng ấn lệ (gồm 10 điều) là 01 trong các văn bản pháp luật tuyệt vời nhất của nhánh quyền lực tư pháp ở Việt Nam vì nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các Tòa án trên cả nước có được sự nhận thức khoa học trong thực tiễn xét xử để áp dụng án lệ vối một loạt quy phạm quan trọng tại 03 điều — Điều 1 “Án lệ và giá trị pháp lý của án lệ”, Điều 2 “Tiêu chí lựa chọn án lệ”, Điều 8 “Nguyên tắc áp dụng án lệ trong xét xử”, đồng thời ghi nhận một loạt đòi hỏi mang tính ràng buộc mà các Thẩm phán phải chấp hành. Việc phân tích các quy phạm trong văn bản pháp luật này của cấu trúc có thẩm quyền xét xử cao nhất ỗ Việt Nam đã cho thấy một loạt các luận điểm cơ bản liên quan đến nhận thức về án lệ, việc lựa chọn án lệ và nguyên tắc áp dụng án lệ dưới góc độ của thực tiễn xét xử. Chẳng hạn như:

– Án lệ được hiểu là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong việc xét xử các vụ việc mà Tòa đã thụ lý (Điều 1).

– Để được lựa chọn, án lệ phải đáp ứng đầy đủ 03 tiêu chí mang tính bắt buộc là: Có chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể; Có tính chuẩn mực và; Có giá trị hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau thì phải được giải quyết như nhau (Điều 2).

– Điều quan trọng hơn cả là mục đích nhằm giữ gìn, phát huy uy tín của nhánh quyền lực tư pháp, Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ghi nhận một loạt đòi hỏi mang tính ràng buộc để qua đó có cơ sở đáng giá năng lực công tác, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng các văn bản pháp luật đã ban hành của Thẩm phán và Hội thẩm như: “2. Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự,… Trường hợp áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Tòa án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Tòa án; trường hợp không áp dụng án lệ thì phải phân tích, lập luận, nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Tòa án; 3. Trường hợp do có sự thay đổi của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Úy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ; 4. Trường hợp do chuyển biến tình hình mà án lệ không còn phù hợp thì Thẩm phán, Hội thẩm không áp dụng án lệ, đồng thời phải kiến nghị ngay với Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét hủy bỏ theo hưổng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 Nghị quyết này” (Điều 8).

– Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội khóa XIV về việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi, bổ sung theo Luật số 12/2017/QH14) và một số đạo luật có liên quan trong lĩnh vực tư pháp hình sự nhà làm luật Việt Nam:

+ Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam tại khoản 2 Điều 3 “Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành” của Nghị quyết số 41/2017/QH14 này đã ghi nhận quy phạm về việc chính thức giao cho Tòa án nhân dân tối cao thông qua việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử để tổng kết thực tiễn xét xử, xác định và bảo đảm áp dụng thống nhất đốỉ vối các quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 về: i) “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng’, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng’; ii) “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”; cũng như iii) khi cần thiết áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các điểm, khoản, điều khác trong Bộ luật ấy.

+ Như vậy, bằng quy phạm nêu trên đã cho phép chúng ta có đầy đủ các căn cứ xác đáng và bảo đảm sức thuyết phục để khẳng định rằng: Bằng việc giao cho Tòa án nhân dân tối cao thẩm quyền xác định các mức định lượng cụ thể của một số phạm trù có tính chất đánh giá (tùy nghi) nêu trên đã cho thấy, sau gần 60 năm hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao (kể từ khi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (năm 1960) đi vào cuộc sống) ngày hôm nay lần đầu tiên ở Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám, thì chính thực tiễn xét xử hình sự của cơ quan quyền lực tư pháp cao nhất (chứ không phải là các cơ quan hành pháp nào khác như trưốc đây kèm theo) đã chính thức đạt được sự ghi nhận của cơ quan quyền lực lập pháp cao nhất đất nước (nhà làm luật nưốc ta) với tư cách là cơ quan có thẩm quyền giải thích pháp luật.

– Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội khóa XIV về việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã sửa đổi, bổ sung theo Luật số 12/2017/QH14) và một số đạo luật có liên quan trong lĩnh vực tư pháp hình sự (có hiệu lực thi hành từ ngày 05/7/2017), theo đó tại khoản 2 Điều 3 “Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành” của Nghị quyết này nhà làm luật Việt Nam đã chính thức giao cho Tòa án nhân dân tối cao thông qua việc áp dụng pháp luật giám đốc việc xét xử để tổng kết thực tiễn xét xử, xác định và bảo đảm việc áp dụng thống nhất trong thực tiễn các quy phạm của Bộ luật Hình sự năm 2015 về một loạt các phạm trù có tính chất đánh giá như “gây hậu quả nghiêm trọng’ (1), “gây hậu quả rất nghiêm trọng’ (2), “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” (3), “số lượng lớn” (4), “số lượng rất lớn” (5), “số lượng đặc biệt lớn’ (6), “giá trị lớn” (7), “giá trị rất lớn” (8) và “giá trị đặc biệt lớn” (9). Như vậy, với quy phạm này trong Nghị quyết đang bình luận của cơ quan cao nhất thuộc nhánh quyền lập pháp Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám đã cho phép chúng ta có đầy đủ các căn cứ xác đáng và bảo đảm sức thuyết phục để khắng định các luận điểm:

Trân trọng!