1. Pháp luật là gì?

Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.

Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:

– Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.

– Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.

– Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.

2. Nguồn gốc của pháp luật

Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện – pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (xem phần nguyên nhân xuất hiện nhà nước) thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, … không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “Trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trị đã thông qua nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.

Con người bị cai trị bởi các thứ luật khác nhau: Luật tự nhiên, luật thần thánh, luật tôn giáo, luật Giáo hội hay là tôn qúy tôn pháp, tức là phép tắc an ninh trong tôn giáo; bởi công pháp quốc tế mà ta có thể coi như luật nhân sự toàn cầu, với ý nghĩa coi mỗi dân tộc là một công dân; bởi luật chính trị tổng quát nhằm thể hiện trí tuệ nhân loại để làm nền móng cho mọi xã hội; bải luật chính trị cá biệt cho từng xă hội một; bởi luật chinh phục vận dụng cho một dân tộc đang muốn hay có thể phải dùng bạo lực với một dân tộc khác; bởi luật dân sự của từng xã hội nhằm làm cho mỗi công dân có thể bảo vệ lợi ích và đời sống của mình trước sự xâm phạm của mỗi công dân khác; cuối cùng là chỉ bởi luật gia đình, do mỗi xã hội đều chia làm nhiều gia đình, mà mỗi gia đình đều có cách cai quản riêng.

Như vậy là có nhiều thứ tự của luật, mà tính tôn nghiêm, cao thượng lý trí của con người cần biết trật tự nào thích ứng với sự vật nào, và chớ lẫn lộn các nguyên tắc trong việc cai quản con người.

3. Ảnh hưởng của luật lệ tôn giáo với pháp luật quốc gia

Không nên dùng luật của trời để xác lập cái gì cần phải xác lập bằng luật của con người. Cũng không nên dùng luật của người để điều chỉnh cái gì cần phải điều chỉnh bằng luật của Trời.

Hai thứ luật này khác nhau về nguồn gốc, đối tượng và tính chất.

Mọi người thừa nhận rằng luật của người khác hẳn luật tôn giáo yề bản chất, và đó là một nguyên tắc; nhưng nguyên tắc này lại tuỳ thuộc những nguyên tắc khác mà ta phải tìm kiếm.

Tính chất pháp luật của người lậ phải phụ thuộc vào những biến cố và thay đổi tuỳ theo những thay đổi của ý chí con người. Trái lại, tính chất pháp luật của tôn giáo thì không bao giờ thay đổi. Luật người đời được xác lập trên cái thiện. Luật tôn giáo thì xác lập trên cái ưu việt. Cái thiện có thể là nhiều thứ, nên có thể thay đổi mục tiêu. Cái ưu việt thì chỉ có một, nên không thể thay đổi. Người ta.có thể thay đổi luật, vì luật chỉ cần thiện là đủ; nhưng thiết chế tôn giáo thì bao giờ cũng được coi là ưu việt.

Có những quốc gia trong đó pháp luật chẳng là cái gì cả, hoặc chỉ là ý chí nhất thời và thất thường của ông vua. Nếu ở đây luật của tôn giáo cũng cùng một tính chất với luật người đời, thì luật tôn giáo cũng không là cái gì cả. Tuy nhiên xã hội vẫn cần có một cái gì cố định, chò nên tôn giáo phải là cái cố định đó.

Sức mạnh chủ yếu của tôn giáo nảy sinh từ chỗ người ta tin vào tôn giáo. Sức mạnh chủ yếu của pháp luật người đời nảy sinh từ chỗ người ta sự pháp luật. Tôn giáo thích hợp với thời cổ xưa vì chúng ta thường tin và” những điều đã lùi vào dĩ vãng, mà đầu óc ta khó nảy ra những ý nghĩ để chống lại nó. Luật pháp người đời thì trái lại, càng mới mẻ càng có lợi thế; cái mới mẻ này nói lên rằng nhà lập pháp đặc biệt chú ý đến hiện tại để cho người đời phải tuân theo pháp luật.

Thời nào cũng vậy, trong tất cả các nước, tôn giáo đều can thiệp vào chuyện hôn nhân. Khi mà một số sự việc bị coi như bẩn thỉu hay bất chính nhưng vẫn là cần thiết trong thực tế thì phải nhờ đến tôn giáo để hợp pháp sự việc nọ và bác bỏ sự việc kia.

Mặt khác, hôn nhấn là một trong những hành vi nhân loại mà xã hội quan tâm hơn cả, nên cần phải đựợc điều tiết bằng các đạo luật dân sự.

Tất cả những gì thuộc về bản chất của hôn nhân, yề hình thức và cách thể hiện hôn nhân, về sự sinh sôi do hôn nhân mà có. Các dân tộc đều coi hôn nhân là đối tượng của một lễ ban phước đặc biệt, tuỳ thuộc vào một ân sủng nào đó của Bề trên, về mặt này thì hôn nhân liên quan đến động lực của tôn giáo.

Còn về hậu quả của hôn nhân có liên quan đến tài sản, đến điều lợi của đôi bên vợ chồng, tất cả những gì liên quan đến cái gia đình mới lập, đến gia đình gốc của đôi bên, đến những việc mà hôn nhân phải tạo ra… thì đều liên quan đến các điều luật dân sự…

Một trong những mục tiêu lớn của hôn nhân là xoá bỏ những điều hồ nghi về quan hệ nam nữ bất hợp pháp; do đó hôn nhân in đậm tính cách tôn giáo, và các điều luật dân sự cũng dính vào để làm cho cuộc hôn nhân có đủ tính hợp lệ. Như vậy, ngoài những điều mà tôn giáo đòi hỏi thì luật dân sự có thể yêu cầu cuộc hôn nhân phải tuân thủ các điều kiện khác nữa.

Những điểu mà luật dân sự đề ra chỉ có tính chất bổ sung, chứ không có tính chất phản đối luật tôn giáo. Luật tôn giáo muốn có những nghi lễ này nọ. Luật dận sự thì muốn có sự đồng ý của cha mẹ đôi bên; nó đòi hỏi một cái gì đó thêm vào chứ không đòi hỏi cái gì trái ngược vói lễ nghi.

Luật tôn giáo đặt sợi giây ràng buộc đôi bên nam nữ khiến họ không thể lìa tan. Luật dân sự thì điều tiết khi nó có thể lìa tan.

Một đôi khi điều mà luật dân sự ép vào cho hôn nhân cũng không phải là tuyệt đối cần thiết. Ví dụ: Đáng lẽ xoá bỏ cuộc hôn nhân thì người ta lại phạt cả hai bên để cho họ được lây nhau (như trường hợp thay đổi, tranh đoạt vợ hoặc chồng – ND) Luật dân sự tự đặt chức năng cho mình, có khi trang trải điều không hay, có khi đề phòng ngăn cản chuyện xấu đừng xảy ra.

4. Ảnh hưởng của quy luật tự nhiên với luật Dân sự

Có một đạo luật ở Athene (quốc gia Hy Lạp cổ đại) bắt buộc con phải nuôi cha khi cha bị roi vào cảnh nghèo túng, trừ mấy trường hợp: Khi những người con xuất thân gia đình quyền quý; khi người cha phạm vào một việc xấu xa bôi nhọ sự liêm chính; khi các con không có nghề nghiệp gì để nuôi thân.

Như vậy đạo luật nhận định rằng trong trường hợp thứ nhất người cha đã không làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của mình; trong trường hợp thứ hai người cha đã làm tàn lụi cuộc sống của mình và để lại cho con điều xấu xa; và trong trường hợp thứ ba người cha đặt các con vào hoàn cảnh không thể nào chịu đựng nổi.

Luật pháp coi người cha và người con như hai công dân, đều chỉ tồn tại theo một cách nhìn chính trị và dân sự. Điều luật nhận định rằng trong một thể chế cộng hoà tốt đẹp, nói chung mọi chứ phải do phong tục quyết định.

5. Bốn quy luật của tự nhiên ảnh hưởng đến xã hội loài người

Trước khi có những quy luật nói trên thì đã có những luật của thiên nhiên tạo ra sự tồn tại của chúng ta. Để hiểu được luật thiên nhiên thì phải xem xét một con người trước khi hình thành xã hội, xem anh ta tiếp nhận các quy luật của thiên nhiên trong tình trạng đó như thế nào.

Luật thiên nhiên đưa vào đẩu óc ta ý niệm về Đấng Tạo Hoá. Đó là điều quan trọng nhất; quan trọng nhất chứ không phải xếp thứ tự đầu tiên đâu. Con người trong trạng thái tự nhiên có khả năng nhận thức trước khi có được những hiểu biết. Những ý nghĩ đầu tiên của anh ta chưa phải là suy lý. Anh ta nghĩ đến chuyên giữ mình trước khi suy tìm nguồn gốc của mình. Trước hết anh ta cảm thấy mình yếu đuối, nên rất ít nói năng. Nếu cần một thí nghiệm, hãy tìm một người nguyên thuỷ trong rừng: cái gì cũng làm cho anh ta sợ hãi và chạy trốn. Trong trạng thái đó mỗi người đều thấy mình thấp kém và hầu như thấy ai cũng như mình. Họ không tìm cách tấn công nhau, và hoà bình là luật tự nhiên đầu tiên.

Có ý kiến cho rằng ngay từ đầu con người đã kẻ này chinh phục kẻ khác. Nói thế là không đúng. Tư tưởng về đế quốc và thống trị là một tư tưởng phức tạp và phụ thuộc vào nhiều tư tưởng khác, chứ không phải là tư tưởng phát sinh ban đầu.

Như vậy, nếu con người không ở trong trạng thái chiến tranh thì tại sao đi đâu họ cũng mang vũ khí, và họ phải có khoá để đóng chặt cửa? Như vậy là ta gán cho con người tự nhiên những việc làm khi họ đã thành xã hội. Thành xã hội rồi con người mới có những lý do để tiến công nhau và để tự vệ mình. Những cảm giác về nhu cầu sống gắn liền với cảm giác về sự yếu đuối của mình, cho nên tiếp sau đó là quy luật con người phải tìm cách để tự nuôi sống.

Tôi đã nói vì sợ hãi người ta phải chạy trốn, nhưng khi hai người nhận ra rằng đối phương của mình cũng sợ hãi như mình thì họ lại gần với nhau. Ngoài ra họ còn có sự thích thú của hai con vật được sống với đồng loại, nhất là khi con đực con cái gần nhau thì sự thích thú càng tăng lên. Vì vậy luật thứ ba là lời cầu khẩn tự nhiên mà luôn luôn nam nữ thường nói bên nhau.

Ngoài tình cảm nói trên, con người còn cần có kiến thức. Đó là mối liên hệ của con người mà loài vật không có. Cho nên nguyện vọng được sống thành xã hội là luật thứ tư.