Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, rào cản kỹ thuật là gì? Rào cản kỹ thuật có ảnh hưởng tới thương mại như thế nào?
Cảm ơn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến Công ty Luật LVN Group của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn trình bày, chúng tôi xin được tư vấn với những nội dung như sau:
1. Khái niệm rào cản kỹ thuật
Trong thương mại quốc tế, khái niệm “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) thực chất đó là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT).
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại có thể do những đòi hỏi chung về các sản phẩm ở một nước (hay khu vực kinh tế) tạo nên. Những đòi hỏi này có thể liên quan tới đặc tính sản phẩm; quy trình và các phương pháp sản xuất; bao gói, nhãn mác và thông tin cần phải cung cấp; và việc đánh giá sự phù hợp. Chẳng hạn, các đặc tính sản phẩm có thể liên quan tới kiểu dáng, kích cỡ, vệ sinh và an toàn, công dụng, các thành phần hóa chất, giá trị dinh dưỡng…
Những yêu cầu về quy trình và phương pháp sản xuất chủ yếu được sử dụng khi các đặc tính sản phẩm không thể đo lường hay thử nghiệm một cách khả thi. Các ví dụ điển hình là những yêu cầu về các phương pháp hàn đối với các bình áp suất, hay những yêu cầu vệ sinh đối với các lò mổ và các cơ sở chế biến sữa. Cũng thuộc loại này là những đòi hỏi nhà sản xuất phải vận hành một hệ thống chất lượng.Những đòi hỏi vế đóng gói, nhãn mác và thông tin cần phải cung cấp tăng mạnh, đặc biệt đối với lương thực và các mặt hàng tiêu dùng khác. Thay vì tuyên truyền một số đặc tính nào đó của sản phẩm, thì nay sự lựa chọn cuối cùng thuộc về người tiêu dùng đã có đủ thông tin.
Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh… Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.
Tuy nhiên, ở trên thực tế, biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”.
Rào cản kỹ thuật đối với thương mại quốc tế có tầm quan trọng và nó gia tăng trong 30 năm qua cả ở khía cạnh tương đối và khía cạnh tuyệt đối. Nói một cách tương đối, thì rào cản kỹ thuật ngày càng trở nên quan trọng hơn, vì các rào cản truyền thống như thuế quan và những hạn chế về số lượng phần lớn đã được loại bỏ sau khi Hiệp định Chung về Thuế quan & Thương mại (GATT) và các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) ra đời.
2. Khái niệm Thương mại
Khái niệm thương mại hay còn gọi là hoạt động thương mại có thể hiểu theo hai nghĩa như sau:
Theo nghĩa rộng: Hoạt động thương mại – Đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi“ (theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020). Hoạt động kinh doanh thực hiện trong nhiều lĩnh vực sản xuất, lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
=> Theo nghĩa này, hoạt động thương mại bao gồm không chỉ các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà còn là các hoạt động đầu tư cho sản xuất dưới các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, được điều chỉnh bằng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2005 Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khoán và các Luật chuyên ngành khác.
Theo nghĩa hẹp:Theo Luật thương mại năm 2005 quy đinh: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác“.
Khi hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại năm 2005, hoạt động này chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất.
Dưới đây là hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại, đó là: Thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ:
– Mua bán hàng hoá (Thương mại hàng hóa) là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
– Cung ứng dịch vụ (Thương mại dịch vụ) là hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, có những thương nhân chuyên kinh doanh mua bán hàng hóa và có những thương nhân đồng thời là nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ. Vì vậy, pháp luật thương mại cũng có một số nội dung liên quan đến quá trình đầu tư sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ như tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.
3. Ảnh hưởng của rào cản kỹ thuật tới Thương mại
Ngược lại với thuế quan (hàng rào thuế quan) vốn chỉ đơn giản nâng giá thành sản phẩm, hàng rào kỹ thuật có tác dụng hoàn toàn loại trừ sản phẩm khỏi thị trường nếu như các đòi hỏi không được đáp ứng.
Ảnh hưởng chính của các hàng rào quan thuế đối với thương mại là việc phân đoạn thị trường khi mà sản phẩm phải được chế tạo khác nhau cho mỗi nước hoặc mỗi nền kinh thế phù hợp với những đòi hỏi riêng biệt của mỗi nước đối với sản phẩm. Điều này làm tăng thêm chi phí bổ sung và ngăn cản cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng không được hưởng lợi ích có thể do tác dụng của quy mô kinh tế.
Lại còn tệ hại hơn nữa là sự cần thiết phải lặp đi lặp lại việc thử nghiệm, chứng nhận và kiểm tra với cung một sản phẩm tại mỗi nước. Bởi vì chi phí cho các thủ tục đánh giá sự phù hợp thường là như nhau, bất kể số lượng sản phẩm phải giao là bao nhiêu, cho nên câc công ty nhỏ chắc chắn bị loại trừ khỏi một số thị trường.
Các quy định về kỹ thuật, các tiêu chuẩn và các thủ tục đánh giá sự phù hợp còn có thể được sử dụng vào mục đích bảo hộ. Thậm chí khi chúng không được đặt ra nhằm mục đích trực tiếp là bảo hộ, thì ảnh hưởng của chúng vẫn thường rất nặng nề. Việc tuân thủ những đòi hỏi quốc gia về sản phẩm quốc gia đối với các nhà sản xuất trong nước là dễ dàng hơn so với các nhà sản xuất nước ngoài, và việc đánh giá sự phù hợp gặp ít rắc rối hơn khi diễn ra tại nước sản xuất và sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của nước sản xuất.
4. Thuế quan
Thuế quan là khoản chi phí đánh vào hàng hóa khi vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu các quốc gia. Thuế quan bao gồm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Hàng nhập khẩu bị đánh thuế nhập khẩu, hàng xuất khẩu bị đánh thuế xuất khẩu. Thuế quan là công cụ bảo hộ thương mại được nhiều quốc gia áp dụng trong ngành logistics bên cạnh hạn ngạch xuất nhập khẩu.
Thông thường, các biện pháp phi thuế quan được chuyển thành thuế quan ràng buộc. Tuy nhiên giữa thuế quan và phi thuế quan là hai biện pháp khác nhau.
Theo đó: Biện pháp phi thuế quan là những chính sách riêng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được xác định ranh giới rõ ràng, được ngăn cách bởi hàng rào cứng, đảm bảo điều kiện hoạt động của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh. Đơn vị cơ quan hải quan được phép kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa trong hoạt động xuất nhập khẩu, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữu khu vực phi thuế quan với bên ngoài.
Thuế quan được phân chia dựa trên nhiều yếu tố và dựa trên nhiều tiêu chí:
Theo đối tượng đánh thuế gồm có:
– Thuế quan xuất khẩu
– Thuế quan nhập khẩu
– Thuế quan quá cảnh
Theo phương pháp tính thuế, Thuế quan gồm hai loại:
– Thuế quan tính theo giá trị đơn hàng: Là tỷ lệ % thỏa thuận quy định giữa các bên. Ví dụ quy định mức thuế suất là 10% trên giá CIF đối với hàng nhập khẩu, 5% trên giá FOB đối với hàng xuất khẩu.
– Thuế quan tính theo trọng lượng: Được tính theo trọng lượng, số lượng của hàng hóa. Với phương pháp này, thuế xuất nhập khẩu khó tính toán do sự cập nhập thay đổi liên tục trên thị trường.
Dựa vào mức thuế, thuế quan gồm 3 loại:
– Thuế quan tối thiểu,
– Thuế quan tối đa
– Thuế quan ưu đãi
Dựa theo mục đích, thuế quan được chia thành:
– Thuế quan tài chính
– Thuế quan bảo hộ
5. Hàng rào thuế quan
Hàng rào thuế quan là quy định về mức thuế dành cho các hàng hóa xuất nhập khẩu khi được vận chuyển qua cửa hải quan của các quốc gia. Với hàng rào thuế quan, các đơn vị sản xuất trong nước được bảo vệ và đem lại nguồn thu lớn cho nhà nước. Khi nhà nước áp mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu, hàng hóa sản xuất trong nước dễ dàng cạnh tranh về giá cả hơn.
Loại thuế quan này được áp dụng cho các hàng hoá xuất nhập khẩu khi đi qua cửa hải quan của một quốc gia nào đó. Thuế quan này được đưa ra để đàm bảo sản xuất trong nước, và nguồn thu chi phí của nhà nước. Khi sử dụng thuế quan này cao đối với các hàng nhập khẩu, những nhà cung cấp trong nước không khó khăn cạnh tranh hơn với các hàng hoá này.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).