1. Áp dụng biện pháp bù giá trong FTAs giữa các Nhà nước EFTA và các nước thứ ba
Buôn bán nông sản chế biến được điều chỉnh bởi các điều khoản trong Nghị định thư A thuộc các FTAs ký kết giữa các nước EFTA và các nước thứ ba. Phạm vi sản phẩm và các điều khoản trong Nghị định thư này về cơ bản giống như trong Nghị định thư số 2 thuộc FTAs của các nước EFTA với EC. Các nước EFTA đã giảm hoặc bỏ thành phần công nghiệp trong thuế kể từ khi các hiệp định này có hiệu lực.
Trừ một số ngoại lệ, các nước Trung và Đông Âu đã có những nhân nhượng như nhau cho các nước EFTA cũng như cho EU. Điều đó có nghĩa là cùng với những nội dung khác, Czeck, Slovac, Balan, Rumani đã cam kết phân chia thuế quan đối với hàng hoá liên quan thành các yếu tố nông nghiệp và công nghiệp đồng thời bắt đầu giảm thuế dần dần đối với thành phần công nghiệp. Bulgaria, căn cứ vào Nghị đinh thư A, không phải phân chia theo cách đó, nhưng đã bắt đầu giảm thuế dần dần đối với những sản phẩm mà Bulgaria đã có nhân nhượng với các nước EFTA. Slovenia đã giảm thuế như nhau trong hạn ngạch đói với hàng nhập khẩu từ các nước EFTA và EC. Tuy vậy, Hungari không áp dụng nhân nhượng thué cho cấc nước EFTA đối với nông sản chế biến.
Như một hệ quả của Liên minh Thuế quan với EC, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một hệ thống tương tự đối với nông sản chế biến mà các nước EC sử dụng. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ đã dành cho các nước EFT A sự đối xử giống như đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện đối với EU về những sản phẩm trong Nghị định thư A. Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ giành cho các nước EFTA sự đối xử tương tự đối với các sản phẩm phân loại theo HS, từ Chương 1 đến Chương 24 nhưng không được liệt kê trong Phụ lục II (các nông sản) của Hiệp ước thành lập EEC.
Israel cũng đã đưa ra các biện pháp bù giá đối với một số lượng hạn chế các sản phẩm. Đối với những sản phẩm này và một số nông sản chế biến khác, Israel đã có nhân nhượng đối với các nước EFTA. PLO cũng đã có những nhân nhượng với các nước EFTA giống như Israel.
Các nước Ban tích và Morocco đã cam kết đối xử với nông sản chế biến thuộc phạm vi hiệp định thuận lợi không kém mức đối xử giành cho EC.
Nghị định thư A của FTAs giữa các nước EFTA và các nước thứ ba xác nhận rằng các đối tác thương mại sẽ rà sóat định kỳ tình hình buôn bán nông sản chế biến của mình. Việc rà soát này có thể bao gồm cả việc thay đổi phạm vi sản phẩm thuộc Nghị định thư cũng như diễn biến của các điều khoản liên quan đến các biện pháp bù giá.
Những rà soát này bị hoãn một thời gian vì việc thực hiện các kết quả của Vòng đàm phán Uruguay về GATT và cũng do các cuộc đàm phán giữa từng nước EFTA với EC về buôn bán nông sản chế biến. Hiện nay, việc rà soát lại Nghị định thư A đã được thực hiện giữa EFTA và Czech, Slovak, Bulgaria và Thô’ Nhĩ Kỳ.
Nghị định thư A được rà soát nhằm duy trì quan hệ song hành đối sử với EU và những cam kết xuất phát từ Hiệp định WTO.
2. Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs)
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới, có hơn 200 Hiệp định thương mại tự do đang có hiệu lực.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chính thức bước chân vào trường quốc tế và đang nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới. Sự góp mặt của Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu thể hiện qua việc Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định Thương mại tự do, 4 Hiệp định đang trong vòng đàm phán và 1 Hiệp định đang trong quá trình xem xét (số liệu tính đến tháng 01/2016).
FTA – Free Trade Agreement hay Hiệp định Thương mại tự do được xác lập trên cơ sở tự do đàm phán, thỏa thuận về các ưu đãi đối với thuế nhập khẩu, xuất khẩu; hạn ngạch và lệ phí đối với hàng hóa theo lộ trình chung hướng tới cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các quốc gia tham gia Hiệp định, nhằm tiến tới xây dựng một khu vực mậu dịch tự do.
Có thể chia FTA bao gồm 04 loại như sau:
– FTA song phương: đàm phán và ký kết giữa hai quốc gia;
– FTA đa phương: đàm phán và ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau;
– FTA khu vực: đàm phán và ký kết giữa các quốc gia trong cùng một khu vực;
– FTA giữa một quốc gia với một tổ chức.
3. Nội dung chính trong các FTA
Với mục đích xây dựng một thỏa thuận chung cho các nước thành viên của FTA tự nguyện cắt giảm và được tiếp nhận các ưu đãi về thuế, lệ phí và hạn ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu nên thông thường Hiệp định Thương mại hàng hóa sẽ bao gồm 04 nội dung chính sau:
– Một là, nội dung về cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan;
– Hai là, đưa ra danh mục mặt hàng, lĩnh vực được cắt giảm thuế quan;
– Ba là, lộ trình cắt giảm thuế quan;
– Bốn là, các quy định về quy tắc xuất xứ của hàng hóa.
4. Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association – EFTA)
Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (European Free Trade Association – EFTA) được thành lập ngày 3/5/1960 như một khối mậu dịch khác cho các nước châu Âu, do không đủ khả năng hoặc chọn không gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) thời đó (nay là Liên minh châu Âu (EU)).
Hiệp ước EFTA được ký ngày 4/1/1960 tại Stockholm bởi 7 nước bên ngoài (Cộng đồng kinh tế châu Âu thời đó). Ngày nay chỉ còn Iceland, Na Uy, Thụy Sĩ và Liechtenstein vẫn còn là hội viên của EFTA (trong đó Na Uy và Thụy Sĩ là các hội viên sáng lập). Sau đó, Hiệp ước Stockholm được thay thế bằng Hiệp ước Vaduz.
Hiệp ước này cho phép tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên. Ba nước hội viên EFTA là thành phần của Thị trường chung Liên minh châu Âu thông qua Thỏa ước về Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), có hiệu lực từ năm 1994. Nước hội viên thứ tư của EFTA – Thụy Sĩ – chọn ký kết một thỏa ước song phương với Liên minh châu Âu. Ngoài ra, các nước EFTA cũng ký chung các thỏa hiệp mậu dịch tự do với nhiều nước khác.
Năm 1999 Thụy Sĩ ký một bộ thỏa hiệp song phương với Liên minh châu Âu bao trùm nhiều lãnh vực, trong đó có sự phá bỏ các hàng rào cản trở buôn bán như việc di chuyển nhân công cùng vận tải hàng hóa và kỹ thuật giữa đôi bên. Sự tiến triển này thúc đẩy các nước EFTA hiện đại hóa Hiệp ước của mình để bảo đảm là sẽ tiếp tục tạo ra một khuôn khổ đầy thành công cho việc mở rộng và tự do hóa việc buôn bán trong các nước hội viên và với thế giới.
Các cuộc đàm phán cuối cùng dẫn đến ký kết Công ước Stockholm tiến hành tại Saltjoebaden, một khách sạn nghỉ mát cạnh bờ biển Stockholm. Công ước này đầu tiên được ký kết ngày 4.1.1960 bởi các vị Bộ trưởng của Áo, Đan mạch, NaUy, Bồ Đào Nha, Thuy Điển Thuy Sĩ và Anh. Phần Lan trở thành một thành viên dự bị của Hiệp hội vào năm 1961 và tham gia đầy đủ vào Hiệp hội năm 1986 khi tình hình chính trị đã chín muồi cho một thành viên đầy đủ. Ngày nay, EFTA bao gồm Iceland (tham gia năm 1970), Liechtenstein (1991 )(2), Na Uy và Thuy Sĩ. Nước Anh và Đan Mạch ròi bỏ Hiệp hội năm 1972, Bồ Đào Nha năm 1985, Áo, Phần Lan và Thuy Điển vào cuối năm 1994. Tất cả cấc nước này gia nhập EC.
EFTA là một khu vực thương mại tự do đầy đủ nhất phù họp với Điều XXIV của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Công ước Stockholm bao trùm thương mại đối với các sản phẩm công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chế biến, cá và các hải sản khác. Các sản phẩm nông nghiệp được đề cập trong các thoả thuận song phương (trao đổi thư tín) giữa tùng quốc gia EFTA, nhưng cần nhận rằng bất cứ thuế quan hoặc nhân nhượng nào dành cho một quốc gia EFTA khác trong hiệp định song phương cũng sẽ tự động áp dụng cho mọi quốc gia thành viên khác của EFTA, do vậy đảm bảo tính chất đa phương của các thoả thuận này. Người ta có thể coi đặc tính này như một loại đối xử tối huệ quốc ưu đãi “định sẵn”.
Mặc dù nguyên nhân trực tiếp nhất tạo ra EFTA có thể là mối đe doạ của sự phân biệt kinh tế từ lúc EEC mới thành lập, nhưng EFTA vẫn được xem là một cách thức lựa chọn của sự họp tác và hội nhập châu Âu. Về mặt chính trị, EFTA cũng hấp dẫn hơn đối với 3 thành viên sáng lập trung lập và Anh quốc, một quốc gia đã không muốn dâng các quyền lợi và nghĩa vụ của Khối Thịnh vượng chung hoặc mối quan hệ Đại Tây Dương đặc biệt cho Mỹ. Không cố trở thành một đối thủ của EEC, các quốc gia EFTA mong muốn chứng minh rằng một khu vục mậu dịch tự do có thể hoạt động hiệu quả và góp phần tích cực vào công cuộc hội nhập kinh tế ở Tây Âu.
5. Nội dung thương mại dịch vụ và đầu tư của Hiệp định EVFTA và IPA
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Một số nét chính trong các cam kết một số ngành dịch vụ như sau:
– Dịch vụ ngân hàng: Trong vòng 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xem xét thuận lợi việc cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với 04 ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước đang nắm cổ phần chi phối là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank.
– Dịch vụ bảo hiểm: Việt Nam cam kết cho phép nhượng tái bảo hiểm qua biên giới, cam kết dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện theo luật Việt Nam. Riêng đối với yêu cầu cho phép thành lập chi nhánh công ty tái bảo hiểm, ta chỉ cho phép sau một giai đoạn quá độ.
– Dịch vụ viễn thông: Ta chấp nhận mức cam kết tương đương trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đặc biệt đối với dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, ta cho phép EU được lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau một giai đoạn quá độ.
– Dịch vụ phân phối: Ta đồng ý bỏ yêu cầu kiểm tra nhu cầu kinh tế sau 05 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tuy nhiên ta bảo lưu quyền thực hiện quy hoạch hệ thống phân phối trên cơ sở không phân biệt đối xử. Ta cũng đồng ý không phân biệt đối xử trong sản xuất, nhập khẩu và phân phối rượu, cho phép các doanh nghiệp EU được bảo lưu điều kiện hoạt động theo các giấy phép hiện hành và chỉ cần một giấy phép để thực hiện các hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn và bán lẻ.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).