1. Trọng tài thương mại quốc tế là gì?
Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thởa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.
Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thởa thuận chỉ định. Khi các bên thiết lập một thởa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thởa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bở bởi chính các bên. Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thởa thuận trọng tài.
Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thởa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1. Thởa thuận trọng tài” là thởa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng. Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng”.
Từ quy định trên, có thể thấy thởa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài. Thởa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thởa thuận trọng tài riêng biệt.
Hay Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thởa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thởa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thởa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định”
Căn cứ tại Khoản 2 điều 3 Luật trọng tài thương mại Việt Nam quy định như sau
“2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”
Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản : thởa thuận trọng tài là sự thởa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra.
2. Vai trò của trọng tài thương mại quốc tế
Theo Luật mẫu về Trọng tài thương mại quốc tế ngày 21/06/1985 của UNCITRAL thì trọng tài sẽ mang tính chất quốc tế khi:
– Vào thời điểm giao kết thởa thuận trọng tài, các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau hoặc;
– Một trong những yếu tố sau đây ở ngoài lãnh thổ nơi các bên có trụ sở kinh doanh: nơi xét xử trọng tài hoặc nơi thực hiện phần chủ yếu của nghĩa vụ trong quan hệ thương mại hoặc nơi có quan hệ mật thiết với nội dung tranh chấp hoặc;
– Các bên đã thởa thuận rõ ràng là nội dung chủ yếu của thởa thuận trọng tài liên quan đến ít nhất là hơn một nước.
Tính thương mại của trọng tài quốc tế: Các quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm: các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ; thởa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, thuê mua xây dựng công trình, tư vấn kỹ thuật, li xăng, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hợp đồng thăm dò, khai thác; liên doanh và các hình thức hợp tác liên doanh; vận tài hàng hóa hoặc hành khách bằn đường hàng không, biển, sắt hoặc đường bộ.
Như vậy, trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài. Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó.
3. Tập quán thương mại quốc tế
Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Cũng có rất nhiều loại tập quán thương mại được áp dụng trên thế giới và từng vùng địa lý.
Trong buôn bán quốc tế, tập quán thương mại có tác dụng không những giải thích những điều khoản của hợp đồng, mà còn hướng dẫn việc thực hiện các hợp đồng đó và bổ sung cho hợp đồng những điều khoản mà các bên chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể. Tập quán thương mại có thể là tập quán ngành của một ngành cụ thể, tập quán địa phương, tập quán chung của cả nước hay tập quán quốc tế.
Tập quán thương mại quốc tế cũng là một trong những nguồn luật cơ bản điều chỉnh hợp đồng kinh doanh quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế, trước tiên là những thói quen thương mại được công nhận rộng rãi. Những thói quen thươn mại sẽ được công nhận và trở thành tập quán thương mại khi thỏa mãn 3 yêu cầu sau:
– Là một thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên;
– Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen duy nhất;
– Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Thông thường, các tập quán quốc tế được chia thành 3 nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc, các tập quán quốc tế chung và các tập quán thương mại khu vực.
Tập quán có tính chất nguyên tắc là những tập quán cơ bản, bao trùm, được hình thành trên cơ sở của những nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ, tập quán “được quyền chọn luật” cho phép các đương sự được quyền chọn luật nước ngoài để điều chỉnh cho hợp đồng mà mình ký; tập quán “luật quốc tịch” quy định pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lý của nó do luật nước đó quy định; tập quán “tòa án hoặc trọng tài nước nào khi giải quyết tranh chấp có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó”.
Tập quán thương mại quốc tế chung là các tập quán thương mại được nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực. Ví dụ như các điều kiện thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tập hợp và soạn thảo trong đó quy định các điều kiện thơpng mại khác nhau (như điều kiện FOB, CFR…) được rất nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng. INCOTERMS được ban hành lần đầu tiên vào năm 1936, và phiên bản gần đây nhất là INCOTERMS năm 2010.
Các tập quán thương mại khu vực (địa phương) là các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực. Ví dụ, ở Hoa Ký cũng có điều kiện giao hàng FOB nhưng nghĩa vụ của người bán theo FOB của Hoa Kỳ sẽ nặng hơn nhiều so với điều kiện FOB trong Incoterms của ICC.
Tập quán thương mại quốc tế sẽ được áp dụng cho hợp đồng kinh doanh quốc tế trong các trường hợp sau:
– Khi chính hợp đồng kinh doanh quốc tế quy định;
– Khi các điều ước quốc tế liên quan quy định;
– Khi luật thực chất (luật quốc gia) do các bên thỏa thuận lựa chọn, không có quy định hoặc có quy định nhưng không đầy đủ về vấn đề tranh chấp.
– Khi các điều ước quốc tế liên quan quy định;
– Khi luật thực chất (luật quốc gia) do các bên thỏa thuận lựa chọn, không có quy định hoặc có quy định nhưng không đầy đủ về vấn đề tranh chấp.
Khi áp dụng tập quán thương mại quốc tế, các bên cần phải chứng minh nội dung của tập quán đó. Bởi vậy, sẽ thuận lợi hơn nếu các bên có được thông tin đầy đủ về tập quán thương mại khi họ bước vào đàm phán ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế.
4. Vụ án thực tế trong tranh chấp thương mại quốc tế
– Các bên:.
+ Nguyên đơn: Người Bán
+ Bị đơn: Người Mua
– Các vấn đề được đề cập:
+ Luật áp dụng
+ Điều 13(3) và (5) của Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (I.C.C)
+ Công ước Hague 1955 về luật áp dụng cho buôn bán hàng hoá quốc tế
+ Tập quán trong thương mại quốc tế
Tóm tắt vụ việc:
Bị đơn ký ba hợp đồng với Nguyên đơn mua cùng một loại sản phẩm theo những quy cách phẩm chất đã quy định trong hợp đồng. Theo hợp đồng, Bị đơn đã thanh toán 90% giá trị mỗi hợp đồng khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ gửi hàng.
Hàng được giao theo hợp đồng thứ nhất và thứ ba đạt đúng với quy cách phẩm chất quy định, tuy nhiên các bên đã có tranh cãi về phẩm chất hàng giao theo hợp đồng thứ hai trước khi hàng được giao lên tàu. Khi tiến hành giám định lô hàng lần thứ hai tại cảng đến, người ta phát hiện rằng hàng không đạt quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng. Cuốỉ cùng sau khi đã gia công lại để hàng dễ bán hơn, Bị đơn đã phải bán lại lô hàng trên cho bên thứ ba với một khoản lỗ khá lớn.
Lấy lý do lô hàng giao theo hợp đồng thứ hai không đạt quy cách phẩm chất quy định tại hợp đồng, Bị đơn từ chối thanh toán 10% trị giá còn lại của các hợp đồng. Nguyên đơn đã khởi kiện trước trọng tài đòi được thanh toán số tiền 10% trên, về phần mình, Bị đơn kiện lại yêu cầu khoản 10% đó phải được dùng để thay thế vào khoản tiền lẽ ra Nguyên đơn phải bồi thường cho Bị đơn cho khoản tiền lỗ trực tiếp, chi phí tài chính, thất thu lợi nhuận và lãi suất do lô hàng thứ hai được giao không đúng chất lượng.
5. Áp dụng tập quán thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp:
Trong giao dịch thương mại, việc hàng hoá được giao không đúng quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng xảy ra khá thường xuyên và điều đó thường kéo theo những thiệt hại không nhỏ cho người mua hàng, về mặt pháp lý, người mua có quyền yêu cầu người bán bồi thường cho mình những thiệt hại phát sinh từ việc giao hàng không đúng như quy cách trong hợp đồng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là liệu ngưòi mua có quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng đó của mình bằng cách tự khấu trừ một phần trên giá trị hợp đồng hay không.
Một vấn đề khác liên quan đến điều khoản về luật áp dụng trong hợp đồng. Các bên khi ký kết hợp đồng thưòng rất hay bỏ qua điều khoản tưồng như không quan trọng này. Thế nhưng khi tranh chấp phát sinh, điều khoản này lại là vấn đề được đem ra xem xét trước tiên và nó có một ảnh hưỏng khá lớn tới kết quả của việc giải quyết tranh chấp.
5.1. Về luật áp dụng:
Hợp đồng được ký giữa các bên không có điều khoản về luật áp dụng. Tuy nhiên, theo hợp đồng này thì luật áp dụng sẽ được xác định theo quyết định của các trọng tài viên phù hợp với Điều 13(3) của Quy tắc trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC). Theo Điều này, các trọng tài viên sẽ áp dụng hệ thống luật thực chất được xác định theo quy phạm luật xung đột mà họ cho là phù hợp để giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng được ký kết giữa các bên thuộc các quốc tịch khác nhau dưới dạng F.O.B nên rủi ro được chuyển cho Người mua trên lãnh thổ của Người bán. Do đó, nước của Người bán được coi là nước có mối liên hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng.
Quốc gia của Nguyên đơn và Bị đơn đều đã phê chuẩn Công ước Hague ngày 11 tháng 6 năm 1955 về Luật áp dụng cho Mua bán hàng hóa quốc tế, Điều 3 Công ước này quy định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh là luật của nước nơi Người Bán có trụ sở hiện tại. Mặt khác, xu hướng chung khi có xung đột về luật áp dụng thì luật của quốc gia nơi đặt trụ sở của người có nghĩa vụ chính phát sinh từ hợp đồng sẽ được chọn. Người có nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán hàng hoá này là người bán hàng.
Căn cứ vào các cơ sở trên, uỷ ban trọng tài xét thấy luật của nước Nguyên đơn là luật thích hợp nhất để điểu chỉnh hợp đồng giữa Nguyên đơn và Bị đơn.
Ngoài ra, Điều 13 Công ước Hague cũng quy định thêm rằng “Trong mọi trường hợp, uỷ ban trọng tài phải xem xét tới các quy định trong hợp đồng và những tập quán thương mại có liên quan”.
Như vậy, căn cứ pháp lý để uỷ ban trọng tài xét xử tranh chấp này sẽ là luật của nước Nguyên đơn và các tập quán thương mại có liên quan tới nội dung tranh chấp của Hợp đồng.
5.2. Về đơn kiện lại của Bị đơn:
Trên cơ sở luật của nước của người bán và các tập quán thương mại quốc tế sử dụng rộng rãi trong mua bán hàng hoá quốc tế, Uỷ ban trọng tài cho rằng nguồn tập quán thương mại tốt nhất chính là các điều khoản của Công ước của Liên Hợp Quốc về buôn bán hàng hoá quốc tế ngày 11 tháng 4 năm 1980, sau này thường được gọi tắt là “Công ước Viên”, cho dù cả quốc gia của Nguyên đơn và Bị đơn đều chưa là thành viên của Công ước này. Giả sử các bên đã là thành viên của Công.ưởc này thì Công ước sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng với tư cách là luật chứ không phải là tập quán thương mại.
Công ước Viên tại thời điểm đó có hiệu lực đối với 17 nước, hoàn toàn có thể phản ánh những tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi, liên quan tới vấn đề không phù hợp của hàng hoá trong buôn bán hàng hoá quốc tế. Điều 38(1) của Công ước quy định: “Người Mua có nghĩa vụ kiểm tra hàng hoá hoặc cho kiểm tra hàng hoá một cách nhanh chóng”. Sau đó Người Mua phải thông báọ cho Người Bán về việc không phù hợp của hàng hoá trong một thời hạn hợp lý kể từ khi phát hiện ra hư hỏng. Nếu không làm như vậy, Người Mua sẽ mất quyền được khiếu nại về việc không phù hợp nói trên. Điều 39(1) quy định cụ thể về vấn đề này như sau:
“Trong mọi trường hợp, Người Mua sẽ mất quyền được khiếu nại về hàng giao không phù hợp với quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng nếu Người Mua không gửi thông báo về việc này cho Người Bán trong một thời hạn là hai năm kể từ ngày hàng được giao cho Người Mua, trừ khi hằng hoá được bảo hành trong thời gian dài hơn hai năm.”
Trong trường hợp đang xét, Nguyên đơn (Người bán) đã cho kiểm tra hàng hoá trong một thời hạn hợp lý (hàng được kiểm tra thậm chí trước khi đến cảng), BỊ đơn (Người mua) cũng đã gửi thông báo về việc hư hỏng trong một thời gian hợp lý, nghĩa là tám ngày kể từ khi báo cáo kiểm tra hàng của chuyên gia giám định được lập. uỷ ban trọng tài thấy rằng, BỊ đơn đã tuân thủ đúng những yêu cầu nêu trên của Công ước Viên, về điểm này, uỷ ban trọng tài không căn cứ vào luật của nước Nguyên đơn vì luật này quy định một thời gian quá ngắn cho việc thông báo tổn thất của Người mua đến Người bán, công bằng mà xét thì quy định của luật này là một ngoại lệ so với tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi.
Trong trường hợp này, việc áp dụng tập quán thương mại hoặc luật quốc gia là do uỷ ban trọng tài quyết định. Và uỷ ban đã quyết định áp dụng Công ước Viên với tư cách là một tập quán thương mại.
Về phần Người Bán, trong mọi trường hợp, Người Bán bị coi là mất quyền khiếu nại về các vi phạm đối với các yêu cầu nêu tại Điều 38 và 39 Công ước Viên vì Điều 40 có quy định: “Người Bán không thể căn cứ vào Điều 38 và 39 nếu việc không phù hợp của hàng hoá có liên quan tới những thực tế mà Người Bán đã biết hoặc không thề không biết và đã không nêu ra”. Thực tế, từ tất cả những chứng cứ và tài liệu của vụ kiện này, uỷ ban trọng tài thấy rằng Nguyên đơn đã biết và không thể không biết về việc hàng giao theo hợp đồng thứ hai không đúng với quy cách phẩm chất quy định trong hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật tố tụng dân sự mối của Pháp, Uỷ ban trọng tài từ chối xét đơn kiện lại của Bị đơn cùng lúc với đơn kiện của Nguyên đơn khi việc xem xét giải quyết đơn kiện lại làm cho tố tụng giải quyết đơn kiện chính kéo dài quá lâu. Trong trường hợp này, uỷ ban trọng tài thấy rằng việc xem xét giải quyết đơn kiện và đơn kiện lại cùng lúc là hợp lý.
Uỷ ban trọng tài chấp nhận đồng thời các yêu cầu của Nguyên đơn và đơn kiện lại của Bị đơn. Do đó hai khoản tiền này bù cho nhau, Bị đơn không phải hoàn trả cho Nguyên đơn số tiền mà Nguyên đơn yêu cầu còn Nguyên đơn cũng không phải bồi thường cho Bị đơn những chi phí mà Bị đơn đã phải gánh chịu.