1. Khái niệm phá giá, bán phá giá

Phá giá là việc bán sản phẩm ra nước ngoài với giá thấp hơn giá thông thường của nó, mà trong hầu hết các trường hợp là giá tại thị trường nội địa của nhà xuất khẩu.

Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu. Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản là nếu giá xuất khẩu (giá XK) của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa (giá thông thường) của nó thì sản phẩm đó được coi là bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu sản phẩm đó.

Bán phá giá là một hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường khác (Thị trường nhập khẩu) lại có giá thấp hơn nhiều, bán phá giá sẽ xảy khi gặp phải một trong ba trường hợp sau giá bán thực tế trên thị trường thế giới nhỏ hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa nhưng cao hơn chi phí sản xuất, giá xuất khẩu thấp hơn giá thấp nhất đang được bán trên thị trường thế giới.

Khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, sản phẩm xuất khẩu sẽ phải cạnh tranh với những sản phẩm đã sẵn có trong nội địa. Nhưng tuỳ thuộc vào cách sản xuất, phương pháp, nguyên vật liệu, nhân công ở các nước khác nhau mà giá trị gốc sẽ khác nhau đáng kể.
Nếu không quy định về bán phá giá sẽ xảy ra hiện tượng hàng hoá của các nước nhập khẩu có giá thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa đã có từ trước. Điều đó gây nhũng nhiễu thị trường, làm mất cân bằng sản phẩm, thành phần kinh tế và đặc biệt gây tổn hại nặng nề với những doanh nghiệp trong nước.
 

2. Cơ sở pháp lý của thành tố phá giá

Những quy tắc quốc tế hiện có về phá giá chủ yếu là Điều VI của Hiệp định GATT và những điều khoản trong Hiệp định WTO 1994 về việc thi hành, đều nhằm mục đích kiểm tra xem:

– Một sản phẩm được “đưa vào thị trường một nước khác với giá trị thấp hơn giá trị thông thường của nó”;

– Một ngành kinh tế nội địa ở nước nhập khẩu bị thiệt hại, đe doạ bị thiệt hại hay sự hình thành của ngành kinh tế đó bị chậm lại;

– Thiệt hại thực sự hay đe doạ bị thiệt hại do việc nhập khẩu vói giá thấp hơn giâ bình thường.

 

3. Bàn luận về thành tố phá giá

Mỗi thành tố này được quy định chi tiết hơn trong Hiệp định Bổ sung 1994 và được bổ sung thêm nhũng yêu cầu về thủ tục để chỉ đạo những cuộc điều tra chống phá giá ở các nước. Hơn nữa, những quy tắc của WTO/GATT quy định vai trò của WTO trong việc giám sát luật quốc gia và các cuộc điều tra quốc gia chống phá giá cũng như trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các bên ký kết trong việc thi hành các quy tắc của Hiệp định.

Bổ sung (i);

Theo định nghĩa tại Điều 2 của Hiệp định Bổ sung 1994, “giá trị thông thường” là giá có thể so sánh được trong qúa trình mua bán bình thường của một sản phẩm tương tự được tiêu thụ ở nước xuất khẩu. Nếu không có giá so sánh được tại thị trường của nước xuất khẩu thì giá cả sẽ được phân tích dựa vào giá xuất khẩu tới một nước thứ ba hoặc là các chi phí sản xuất cộng với chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận. Khi đã được xác định, giá trị thông thường này được so sánh với giá bị coi là giá “phá giá” để xác định cái gọi là “biên độ phá giá”.

Bổ sung(ii):

Đối với thành to thứ hai, việc xác định mức độ thiệt hại cần được kiêm tra độc lập xem liệu có sự gia tăng đáng kể về khối lượng hàng nhập khẩu không và liệu sự gia tăng này có ảnh hưởng đến giá cả của các mặt hàng tương tự ở thị trường trong nước không. Trong những hoàn cảnh đặc biệt thì lãnh thổ của một Nhà nước có thể được chia thành nhiều thị trường nhỏ mang tính cạnh tranh và các nhà sản xuất ở mỗi thị trường đó có thể được coi là một ngành kinh tế riêng biệt.

Bổ sung(iii):

Thành tố thứ ba là mối liên kết nhân quả, có nghĩa là sự gia tăng hàng nhập khẩu phải là két quả của sự thay đổi về giá cả trên thị trường. Để xác định được mối liên kết này cần tính đến hàng loạt các nhân tố có liên quan và một số nhân tố đã được liệt kê với tính cách hướng dẫn trong Hiệp định Bổ sung 1994. Đặc biệt khi có sự đe dọa về thiệt hại vật chất thì việc xác định này tạo nên quyền tự do đáng kể cho cơ quan điều tra quốc gia.

 

4. Điều VI của Hiệp định GATT

Theo Điều VI của Hiệp định GATT quy định bao gồm những nội dung cụ thể sau đây:

Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm, phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước. Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản phẩm được đưa vào kinh doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của hàng hoá đó nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang nước khác

– thấp hơn giá có thể so sánh trong điều kiện thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc

– trường hợp không có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức

+ giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ ba nào trong điều kiện thương mại thông thường, hoặc

+ giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức hợp lý chi phí bán hàng và lợi nhuận.

Trong mỗi trường hợp trên, sẽ có xem xét điều chỉnh một cách thoả đáng đối với các khác biệt về điều kiện và điều khoản bán hàng, khác biệt về chế độ thuế hay những sự chênh lệch khác có tác động tới việc so sánh giá.*

Nhằm mục đích triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá, một bên ký kết có thể đánh vào bất cứ một sản phẩm được bán phá giá nào một khoản thuế chống bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ bán phá giá của sản phẩm đó. Trong khuôn khổ Điều này, biên độ bán phá giá được coi là sự chênh lệch về giá được xác định phù hợp với các quy định tại khoản 1.*

Thuế đối kháng không được phép đánh vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác ở mức vượt quá mức tương ứng với khoản hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định là đã được cấp trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu của sản phẩm đó tại nước xuất xứ hay nước xuất khẩu, trong đó bao gồm cả các khoản trợ cấp đặc biệt cho việc chuyên chở sản phẩm đó. Thuật ngữ thuế đối kháng được hiểu là một khoản thuế đặc biệt áp dụng nhằm mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho công đoạn chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hoá nào.

Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với lý do đã được miễn thuế mà một sản phẩm tương tự phải trả khi tiêu thụ tại nước xuất xứ hoặc xuất khẩu, hay vì lí do đã được hoàn lại các thuế đó.

Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợ cấp xuất khẩu.

– Không một bên ký kết nào sẽ đánh thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với hàng nhập khẩu xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết khác trừ khi đã xác định, tuỳ theo trường hợp cụ thể, thực sự đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước đã được thiết lập hay làm chậm đáng kể việc lập nên một ngành sản xuất trong nước.

– Các Bên Ký Kết có thể cho phép miễn thực hiện các yêu cầu của điểm (a) đoạn này, cho phép một bên ký kết áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với việc nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào nhằm mục đích triệt tiêu việc bán phá giá hay trợ cấp đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể với một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết khác là bên xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm đã nói trên. Các Bên Ký Kết sẽ miễn thực hiện các yêu cầu của điểm (a) thuộc khoản này, cho phép một bên ký kết áp dụng thuế đối kháng trong trường hợp nhận thấy rằng việc trợ cấp đang gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một bên ký kết khác cũng xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm.

– Tuy nhiên trong các tình huống đặc biệt, nếu việc trì hoãn có thể gây ra tổn hại khó có thể khắc phục được, một bên ký kết có thể đánh thuế đối kháng với mục đích như đã nêu tại điểm (b) của khoản này mà không cần được Các Bên Ký Kết thông qua trước; miễn rằng phải thông báo lại ngay cho Các Bên Ký Kết biết và khi Các Bên Ký Kết không tán thành thì sẽ rút bỏ ngay việc áp dụng thuế này.

Một hệ thống ổn định giá trong nước hay ổn định sự hoàn vốn cho các nhà sản xuất sản phẩm sơ cấp trong nước, không phụ thuộc vào biến động giá cả trong xuất khẩu có khi dẫn tới bán hàng cho xuất khẩu với giá thấp hơn giá so sánh dành cho người mua trên thị trường trong nước, sẽ không được suy diễn là dẫn tới tổn hại đáng kể hiểu theo ý của khoản 6 nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm này sau khi tham vấn thấy rằng:

– hệ thống đó cũng dẫn đến kết quả là sản phẩm được bán cho xuất khẩu với giá cao hơn giá so sánh bán sản phẩm tương tự cho người mua trong nước, và

– hệ thống cũng vận hành như vậy, hoặc trong điều chỉnh thực tế sản xuất, hoặc một lý do nào khác, không dẫn tới hệ quả là thúc đẩy không chính đáng xuất khẩu hay làm tổn hại nghiêm trọng quyền lợi của các bên ký kết khác.

 

5. Biên độ phá giá là gì?

Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu (tính trên giá xuất khẩu).
Biên độ phá giá được tính theo công thức:
“Biên độ phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu”
 
Theo đó, giá thông thường càng cao hơn giá xuất khẩu thì biên độ phá giá càng lớn. Biên phá được tính riêng cho từng nhà sản xuất-xuất khẩu nước ngoài hoặc tính chung cho một nhóm nhà sản xuất-xuất khẩu nước ngoài tuỳ thuộc vào việc họ có hợp tác tham gia vụ điều tra hay không.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).