Nói đến cơ hội, hội nhập có nghĩa là thị trường toàn cầu sẽ được mở ra cho đất nước ta. Khi chúng ta rời bỏ nền kinh tế tự túc, tự cấp hoặc nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thì yếu tố quan trọng nhất để phát triển là thị trường. Rất nhiều dân tộc và các vùng lãnh thổ đã trở nên giàu có và thịnh vượng là nhờ vào sự hỗ trợ về thị trường, chứ không hẳn về tiền của. Tuy nhiên, thị trường mở ra cho chúng ta thì không có nghĩa là thị trường thuộc về chúng ta. Vùng biển quốc tế cũng mở ra cho tất cả các quốc gia, nhưng vẫn có những nước suốt đời chẳng bao giờ có thể đánh bắt cá hoặc vận tải biển trên đó được. Như vậy không có năng lực cạnh tranh, một thị trường rộng lớn chỉ là thứ cơ hội tồn tại trên lý thuyết, chứ chưa hẳn đã mang lại một lại ích thực tế nào. Điều này cũng giống như việc các nhà bác học đã từng phát hiện về một giải ngân hà rượu vang tồn tại trong vũ trụ, thứ vang không ai có thể nếm thử bao giờ.

>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi:1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài

Luật sư tư vấn pháp luật đầu tư nước ngoài Ảnh minh họa

Cạnh tranh với thiên hạ là một bài toán nan giải. Nếu năng suất lao động của một người nông dân Âu – Mỹ cao gấp hàng trăm lần (Đan Mạch cao hơn 247 lần) so với của một người nông dân ở nước ta, thì chúng ta sẽ cạnh tranh một cách bình đẳng bằng cách nào? Sự bình đẳng ở đây không khéo cũng “hẻo” không kém gì so với sự bình đẳng trong cuộc so găng giữa một võ sĩ ngoại hạng chống lại một võ sĩ hạng siêu nhẹ. Một sự cạnh tranh bình đẳng như vậy thật bất công biết bao nhiêu! Triết lý của thị trường là kẻ mạnh phải thắng. Triết lý của dân chủ là kẻ yếu phải có cơ hội. Để bảo đảm sự phát triển hài hòa và bền vững, hai thứ này phải đi song song với nhau. Cơ hội cho kẻ yếu có thể bảo đảm được trong một quốc gia dân chủ vì người yếu và kẻ mạnh đều sở hữu quyền lực chính trị ngang nhau (mối người có một lá phiếu). Rất tiếc, trong hội nhập và toàn cầu hóa, triết lý của thị trường đang phát huy tác dụng, còn triết lý của dân chủ thì vẫn loay hoay chưa tìm được lối ra. Chắc chắn, quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị quốc tế phải đi song song với quá trình hội nhập kinh tế thì những dân tộc như dân tộc ta mới giảm thiểu được rủi ro.

Trong lúc chúng ta chưa thể tác động để thay đổi được nền chính trị thế giới thì quá trình hội nhập vẫn cứ diễn ra nhanh chóng. Điều quan trọng là chúng ta phải biết cách đàm phán gia nhập WTO sao cho có lợi nhất và giành được nhiều thòi gian hơn để điều chỉnh nền kinh tế. Người nông dân Việt Nam khó cạnh tranh với người nông dân Âu – Mỹ về rất nhiều thứ, nhưng không phải về tất cả mọi thứ. Thực tế cho thấy, nông dân ta đã có năng suất lao động cao hơn trong việc nuôi tôm, nuôi cá basa. Vậy thì, ngoài tôm và cá basa, chúng ta còn có thể cạnh tranh về những thứ gì? Thiếu câu trả lời đủ sáng tỏ, chúng ta sẽ khó lòng có thể tái cơ cấu nền kinh tế.

Ngoài ra, cạnh tranh tất yếu sẽ làm cho không ít các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả bị phá sản. Đây nhiều khi chỉ là chuyện “chọn lọc tự nhiên” cần thiết để nền kinh tế trở nên lành mạnh. Tuy nhiên, sự phá sản có thể làm cho hàng vạn người trở nên thất nghiệp. Công ăn, việc làm cho họ sẽ là một vấn đề rất lớn đối với đất nước ta. Để giải quyết vấn đề này, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất quan trọng. Đây là các đơn vị kinh tế có thể thu hút được lao động dư thừa nhiều hơn cả.

Một cơ hội khác của hội nhập là: hội nhập tạo ra động lực cho cải cách và sự thôi thúc phải cải cách. Hội nhập nghĩa là phải chơi theo luật chung của thế giới. Chính vì phải tuân thủ luật chơi chung, các chuẩn mực quốc tế sẽ được áp dụng ngày càng nhiều hơn trong đời sống của chúng ta. Các chuẩn mực này đã mang lại thịnh vượng cho nhiều nước thì cũng có thể làm điều tương tự cho đất nước ta. Ít ra, cho đến khi những chuẩn mực này còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm sự minh bạch, công bằng và trật tự thì chúng còn có lợi cho chúng ta. Cho dù, thay đổi những gì đã ăn sâu vào cách nghĩ và lối sống của chúng ta là điều không dễ. Tuy nhiên, nếu không thay đổi, chúng ta sẽ bị thế giới qua mặt và bị tụt hậu xa hơn.

Cơ hội thứ ba là khả năng tiếp cận các nguồn lực của thế giới. Nếu bạn có một ý tưởng sáng láng, ý tưởng đó có thể trở thành hiện thực trong một thế giới hội nhập. Và bạn hoàn toàn có thể trở thành Bill Gates của Việt Nam. Lý do là bạn có thể huy động được các nguồn lực cần thiết để thực hiện ý tưởng của mình. Khi các chuẩn mực quốc tế đã được xác lập thì việc huy động vốn, tri thức và công nghệ của thế giới là hoàn toàn có tính khả thi. Điều quan trọng là những người Việt chúng ta phải nhanh chóng học được cách làm điều đó và cũng được tạo điều kiện để làm. Tuy nhiên, rủi ro ở đây cũng lắm. Có thể, thiên hạ sẽ học được cách khai thác thị trường và các nguồn lực của Việt Nam trước khi chúng ta học được cách làm những điều tương tự ở các nước.

Tóm lại, hội nhập là một sự lựa chọn khó khăn, nhưng sáng suốt. Vấn đề đặt ra là: đã lựa chọn thì phải hành động một cách quyết liệt nhất, đồng thời phải có một chiến lược phát triển sáng suốt để tận dụng tối đa các cơ hội và giảm thiểu các thách thức, rủi ro.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Nguồn:  Nhà quản lý

 (LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
—————————————————–

DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn xin cấp phép đầu tư;

2. Tư vấn cấp giấy chứng nhận đầu tư;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp liên doanh;

4. Các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư trong nước;

5. Tư vấn thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam;

6. Dịch vụ tư vấn Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài;