W.B.

W.B. thân mến,

Chúng ta hãy bắt đầu với những luật lệ được hình thành và thực thi bởi một chính quyền được xây dựng đúng cách thức, chẳng hạn như chính quyền bang Illinois hoặc chính quyền Mỹ. Như bạn nói, đó là những loại luật thành văn theo cách hiểu của những Luật sư của LVN Group hay luật gia. Những luật đó có một số đặc điểm. Sau khi khảo sát chúng xong, ta có thể bàn xem những loại luật khác có cùng những đặc điểm đó hay không.

Các luật thành văn của quốc gia nói chung thường bao gồm những phép tắc hành xử, khuyến cáo một số hành vi này và cấm đoán một số khác. Những luật đó được soạn thảo vì an sinh của cộng đồng nói chung. Chúng được soạn thảo bởi các viên chức mà cộng đồng đã giao quyền lập pháp. Luật được công bố hoặc ban hành cho các công dân được biết vì mục đích điều chỉnh hành vi của họ. Và luật được lực lượng cảnh sát của quốc gia thi hành.

Ở trình độ phát triển nào đó của xã hội, các tập tục của một dân tộc có chức năng như luật pháp. Tuy chúng không được soạn cụ thể bởi những nhà lập pháp hoặc ban hành dưới dạng văn bản, nhưng chúng cũng trình bày các phép tắc hành xử được dân chúng chấp nhận vì lợi ích chung của họ. Một nhà vua thời Trung Cổ khi lên ngôi đã tuyên thệ tôn trọng các tập tục của vương quốc, tức là, thừa nhận tính hợp pháp của các luật lệ tập tục, và hơn nữa, ông ta cam kết sử dụng quyền lực của đất nước để thực thi những luật này. Đó là lý do tại sao các tác giả Trung Cổ nhiều lần tuyên bố rằng tập tục có sức mạnh của luật pháp. Tình trạng cũng tương tự như vậy với tập tục của các cộng đồng sơ khai vốn là điều mà các nhà xã hội học hay dân tộc học thường quan tâm. Cho đến nay không có khó khăn gì trong việc tìm ra một định nghĩa về luật vốn có thể bao hàm những điểm chung giữa một bên là luật tập tục “bất thành văn” và bên kia là luật thành văn của các nhà lập pháp.

Còn về luật đạo đức thì sao? Tôi nghĩ rằng đây là điều bạn nghĩ khi đề cập đến “các tiêu chuẩn đạo đức”. Theo nhiều nhà Xã hội học Dân tộc học, các luật đạo đức chẳng là gì hơn các “qui ước” hoặc phong tục của một cộng đồng. Nên, theo quan điểm của họ, những luật lệ đó không đặt ra vấn đề đặc biệt nào. Nhưng có một quan điểm hoàn toàn khác xuất phát từ các triết gia bàn về “luật đạo đức tự nhiên”, qua đó họ muốn nói tới các nguyên lý hoặc châm ngôn về cách cư xử cố hữu trong bản chất con người với tư cách là một thực thể có đạo đức và lý trí. Đó là những luật mà lương tri con người thừa nhận, cho dù chúng có được thể hiện trong tập tục của cộng đồng hay các luật thành văn của quốc gia hay không.

Những “luật của lý trí” này, như Locke(1) gọi tên như thế, không do con người làm ra. Rõ hơn là chúng do con người phát hiện – phát triển từ ý thức nội tại về lẽ phải của con người. Hơn nữa, không như luật tập tục hoặc luật thành văn, các châm ngôn về luật đạo đức tự nhiên không chịu sự thay đổi theo ý chí con người. Chúng cũng không phải nhờ vào sức mạnh áp chế của chính quyền thì mới có được khả năng ràng buộc con người tuân theo. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được bao gồm trong một định nghĩa rộng rãi hơn về luật pháp như những luật lệ hành xử hướng dẫn con người trong nỗ lực mưu cầu lợi ích chung.

Quan điểm thần học cho rằng luật đạo đức tự nhiên đã được đấng tạo hóa cấy sẵn vào lý trí của con người, như thế thần học cho rằng Thượng đế là người làm ra luật đạo đức. Cũng tựa như nhà lập pháp làm luật cho một cộng đồng nào đó thì Thượng đế làm ra luật cho cả nhân loại. Khi nhìn luật đạo đức tự nhiên theo kiểu này thì định nghĩa chung về luật pháp áp dụng cho nó thậm chí còn trọn vẹn hơn.

Tuy định nghĩa ấy áp dụng cho ba nội dung của “luật” mà bạn nói tới, nhưng nó lại không áp dụng cho mọi cách dùng của thuật ngữ này. “Các qui luật” do các nhà khoa học tự nhiên phát hiện, như qui luật sức hút của quả đất, thì không thể vi phạm được. Đó không phải thứ luật có thể hoặc tuân theo hoặc bất tuân. Nhưng một số luật theo cái nghĩa được định nghĩa – hoặc là luật thành văn, tập tục đại chúng, hoặc các qui luật của lý trí – là những luật lệ mà cá nhân được tự do tuân theo hoặc không, và nhận lãnh trách nhiệm về việc đó.

(1) John Locke (1632 – 1704): triết gia Anh. Ông khai triển học thuyết về chủ nghĩa kinh nghiệm, theo đó tri thức được thu nhận thông qua kinh nghiệm, chứ không phải thông qua trực giác.

CÔNG TY LUẬT LVN GROUP biên tập

—————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. Tư vấn soạn thảo hợp đồng;

2. Dịch vụ trước bạ sang tên nhà đất;

3. Tư vấn thừa kế quyền sử dụng đất;

4. Dịch vụ công chứng sang tên sổ đỏ;

5. Dịch vụ công chứng uy tín, chuyên nghiệp;

6. Dịch vụ soạn thảo và công chứng hợp đồng;