1. Trách nhiệm dân sự là gì?
Thực tế cho thấy, trách nhiệm dân sự có thể phát sinh từ sự vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng (trách nhiệm dân sự theo hợp đồng), hoặc phát sinh từ hành vi vi phạm quy định của pháp luật mà không liên quan đến các thỏa thuận trong hợp đồng (trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng).
Về nguyên tắc chung, một chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự nếu có sự vi phạm thỏa thuận hoặc vi phạm quy định của pháp luật xảy ra trên thực tế.
Ví dụ: Chúng ta có thể đề cập tới rất nhiều các quy định pháp luật có liên quan như:
– Quy định về nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự tại khoản 5 Điều 3 BLDS 2015
“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
…
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
– Quy định về trách nhiệm dân sự từ Điều 351 đến Điều 364 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của các bên.
– Quy định về căn cứ phát sinh TNBTTH tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Nếu căn cứ vào những quy định này có thể thấy, không thể có trách nhiệm dân sự tồn tại mà không có sự vi phạm xảy ra. Điều đó có nghĩa là, trách nhiệm dân sự giống như hệ quả tất yếu của sự vi phạm. Nói đến trách nhiệm dân sự là nói đến việc chủ thể phải gánh chịu một hậu quả bất lợi từ sự vi phạm của mình.
Trân trọng!
2. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra, bản chất cũng là một trong các loại trách nhiệm dân sự nên cũng đi liền với sự vi phạm của chủ sở hữu, của người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản.
Vậy có câu hỏi đặt ra là: Thực chất của sự vi phạm đó là gì?; Có phải mọi trường hợp Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra đều gắn liền với sự vi phạm hay không?; Cuối cùng thì bản chất của Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là gì?
Pháp luật được tạo ra là để bảo vệ con người, bảo vệ sự công bằng mà tất cả mọi người sống trong xã hội đều đáng được hưởng. Điều này thể hiện ở chỗ, pháp luật quy định cho con người ta các quyền lợi và bảo đảm cho các quyền lợi đó được thực thi một cách tốt nhất. Một trong các quyền quan trọng mà pháp luật của tất cả các quốc gia đều hướng tới bảo vệ đó là quyền sở hữu tài sản. Theo đó, chủ sở hữu có quyền thực hiện mọi hành vi mà pháp luật cho phép để hiện thực hóa các quyền năng của mình, nhằm đạt được những lợi ích mong muốn. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền sở hữu cũng dựa trên những nguyên tắc nhất định nhằm bảo đảm quyền lợi của các chủ thể khác.
Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là hậu quả bất lợi mà một chủ thể phải gánh chịu do sự vi phạm các quy định pháp luật về quản lý tài sản hoặc do họ là người được hưởng các lợi ích mà tài sản mang lại nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa những giá trị mà hoạt động của tài sản mang lại với thiệt hại mà nó gây ra.
3. Quyền sở hữu ở Việt Nam liên quan đến bồi thường thiệt hại
Ở Việt Nam, ngay từ thời kì đầu thành lập, nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu đã được thể hiện một cách rõ ràng thông qua quy định tại Điều 12 sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 97/SL ngày 22 tháng 5 năm 1950: “Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân”.
Đến năm 1995, Bộ luật Dân sự đầu tiên được ban hành, nguyên tắc này tiếp tục được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Theo đó, Điều 178 Bộ luật Dân sự quy định về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vỉ theo ý chí của mình đối với tài sản, nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đển lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Đến năm 2005, Bộ luật Dân sự thứ hai được ban hành trên cơ sở sự kế thừa có sửa đổi, bổ sung các quy định trong Bộ luật Dân sự năm trước. Trong đó, nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu tiếp tục được ghi nhận như một nguyên tắc cơ bản nhất trong chế định tài sản và quyền sở hữu. Điều 165 của bộ luật dân sự quy định: “chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đổi với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Theo Bộ luật dân sự năm 2015 được thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu tài sản được quy định tại Điều 160 và vẫn kế thừa hầu như hoàn toàn quy định trong bộ luật dân sự trước.
Theo đó, “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Theo Bộ luật dân sự năm 2015 còn có sự bổ sung so với bộ luật dân sự trước đó là nguyên tắc xác lập và thực hiện các quyền khác đối với tài sản của các chủ thể không phải là chủ sở hữu.
Tại khoản 3 Điều 160 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác”.
Bên canh đó, quyền sở hữu không chỉ quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, mà nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu cũng được quy định một cách gián tiếp trong các bản hiến pháp như một nguyên tắc hiến định. Hiến pháp năm 2013 được ban hành cũng gián tiếp quy định nguyên tắc này tại Điều 15: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dãn” (khoản 1), “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dãn không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” (khoản 4).
Việc quy định các nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu là cần thiết. Bởi vì sự bất cẩn dù là nhỏ nhất của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản cũng có thể xâm phạm quyền và lợi ích họp pháp của các chủ thể khác. Tài sản mà họ quản lý có thể gây thiệt hại cho chủ thể khác nếu có sự vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản. Thông qua các quy định về nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, chúng ta nhận thấy rằng, khi chủ sở hữu thực hiện quyền sở hữu thì phải đảm bảo không xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Điều đó có nghĩa là song song với các quyền lợi được hưởng, chủ sở hữu cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ tương ứng mà pháp luật quy định. Neu chủ sở hữu vi phạm các quy định pháp luật về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản mà dẫn đến thiệt hại xảy ra với các chủ thể khác thì phải bồi thường. Mặc dù sự vi phạm được nói đến ở đây không phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, nhưng nó lại là cơ sở có tính thực tế nhất để quy trách nhiệm cho chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc những chủ thể khác có liên quan.
4. Thực tiễn quyền sở hữu tài sản
Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, sự hoạt động của tài sản đôi khi nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Nghĩa là, mặc dù chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản đã thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhưng vẫn không thể ngăn chặn hết các nguy cơ tài sản gây ra thiệt hại cho con người cũng như môi trường xung quanh.
Trong những trường hợp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản được coi là không có lỗi đối với thiệt hại xảy ra. Tức là không tồn tại sự vi phạm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản trong việc quản lý tài sản. Vậy có đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp này không? Nếu chỉ dựa vào nguyên tắc xác lập và thực hiện quyền sở hữu cũng như các quyền khác đối với tài sản như đã nói ở trên thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản không phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Bởi vì thiệt hại xảy ra mà không có bất kỳ sự vi phạm nào của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản. Tuy nhiên, có thể coi thiệt hại xảy ra trong trường hợp này chính là rủi ro mà tài sản mang lại.
Nếu đem vấn đề lợi ích ra so sánh thì chúng ta thấy chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản đã được quyền khai thác công dụng và hưởng các lợi ích mà tài sản mang lại. Trong khi đó, người bị thiệt hại không được hưởng bất kỳ lợi ích gì từ tài sản đó. Nếu người bị thiệt hại không được hưởng bất kỳ lợi ích gì từ tài sản lại phải gánh chịu những rủi ro do tài sản mang lại trong khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản được hưởng lợi ích do tài sản mang lại không phải gánh chịu rủi ro là điều hết sức vô lý và không phù họp với lẽ công bằng mà các hệ thống pháp luật đều hướng tới. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại cũng như bảo đảm sự công bằng giữa các chủ thể trong việc hưởng lợi ích từ tài sản và gánh chịu những thiệt hại mà tài sản mang lại, chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng tài sản phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi.
Qua những phân tích ở trên cho thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sự vi phạm nghĩa vụ quản lý tài sản của chủ sở hữu, của người chiếm hữu, sử dụng tài sản.
5. Hợp đồng là gì? Hợp đồng có do các bên thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.”
=> Đặc điểm của hợp đồng có thể kể đến là:
- Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, có thể là sự giao kết giữa hai bên hoặc giữa nhiều bên với nhau, cùng có sự thống nhất về ý chí, tự nguyện và phù hợp với ý chí của Nhà nước.
- Hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh các hậu quả pháp lý, đó là: xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của bên chủ thể trong thực hiện giao kết hợp đồng.
- Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện.
- Mục đích của hợp đồng khi ký kết hợp đồng là phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Chỉ khi đáp ứng được các mục đích đó thì hợp đồng mà các bên giao kết mới được thừa nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý.
Vậy về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tức là những trường hợp Hợp đồng không thể dự định được đến mà có gây ra thiệt hại, theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, pháp luật sẽ căn cứ vào “hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại.”
Trân trọng!