1. Bản luận cứ bào chữa vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
I. Nhân thân bị cáo:
– D sinh năm 1959 tại S. Thường trú tại số -/– ấp T, D, tỉnh S (nay thuộc tỉnh B). Quốc tịch: Việt Nam. Trình độ văn hoá: 6/12. Bản thân và gia đình thuộc thành phần nhân dân lao động. Không có tiền án tiền sự.
– Quá trình bản thân bị cáo: Từ 1975-1978: là CB-CNV thuộc quân đoàn -, từ 1988-1993: tổ chức chơi hụi, đến tháng 03/1993: không trả được nợ bỏ trốn về địa phương L và D. Bị bắt giam cứu từ ngày 03/12/1996.
Tổng số nợ chiếm đoạt của 28 chủ nợ và hụi viên chưa trả được (chưa kể lãi) gồm 149.600.000 đồng, 2.550 USD và 24 chỉ vàng 24K.
>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
II. Căn cứ hành vi phạm tội của bị cáo D và số tài sản do D chiếm đoạt, VKS Nhân dân TP.HCM đã đề nghị áp dụng khoản 3 điều 174 Bộ Luật Hình Sự về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”.
III. Phần biện hộ:
Việc VKS Nhân dân Thành phố truy tố bị cáo D về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” theo điều 157 Bộ Luật Hình Sự là có cơ sở. Ở đây, chúng tôi muốn nêu ra vấn đề mức độ phạm tội, mà theo chúng tôi nếu áp dụng khoản 3 điều 157 thì quá nặng đối với hành vi phạm tội của bị cáo, bởi vì các lẽ sau đây:
1. Do trình độ văn hoá thấp, lại thiếu kinh nghiệm về hoạt động kinh tế (dù chỉ gói gọn trong hoạt động “chơi hụi”), bị cáo D đã chấp nhận lãi suất vay từ 5%-7%, 10%/ tháng thậm chí đến 15%,20%/tháng, điều tất yếu dẫn đến phá sản mà thôi. Vì ngay cả doanh nghiệp lớn chỉ vay Ngân hàng với lãi suất trước đây 2,1%/tháng rồi 1,8%/tháng và hiện nay có 1,2-1,4% tháng phục vụ SXKD mà đã phải lỗ hàng 100 tỷ đồng, trong khi bị cáo D vay vốn chỉ để thuần tuý chơi hụi và phục vụ tiêu dùng sinh hoạt, thì con đường phá sản là tất yếu, không tránh được. Hành vi rồ dại đó xuất phát từ sự thiếu trình độ, không có kinh nghiệm, tính toán sai lầm hơn là một sự cố ý lừa đảo hay chủ mưu lừa đảo. Từ sự tính toán non kém, sai lầm đã dẫn D trượt dài xuống hố nợ nần, cho đến khi mất khả năng chi trả bị các chủ nợ bao vây đành phải tính đến con đường chẳng đặng dường là “Tẩu vi thượng sách”.
Trong thời gian trốn tránh, bị cáo đã biết hối hận bằng việc nỗ lực lao động bằng nghề chẽ tâm nhang để sống bằng chính sức lao động của mình. Điều này chứng minh bị cáo D là kẻ sa cơ lỡ bước vì hậu quả “Những lỡ dại” của một phụ nữ ít học hơn là một kẻ chủ mưu lừa đảo hay lừa đảo chuyên nghiệp.
2. Bản thân bị cáo trong giai đoạn đầu chơi hụi đã nỗ lực, giữ được chữ tín bằng cách trả vốn, lãi sòng phẳng cho các hụi viên và chủ nợ, nên mới được khá đông đảo bà con địa phương tin cậy và sẳn sàng đóng hụi hoặc cho vay. Thậm chí cả khi gặp khó khăn mất khả năng chi trả, bị cáo D cũng đã tự nguyện bán chính căn nhà đang ở của mình để hoàn trả các món nợ lớn, kể cả đưa cả xe gắn máy cho chủ nợ xiết nợ, trừ nợ. Hành động đó chứng tỏ thiện chí, thật tâm nỗ lực trả nợ chứ không phải cố tình lừa gạt, trốn nợ, chẳng qua ở đường cùng của sự tính toán non kém, rồ dại nên bế tắt, bí đường giải quyết, phải lánh mặt, trốn nợ mà thôi.
3. Mặt khác các chủ nợ của bị cáo D, một phần nào đó do hấp dẫn bởi lãi suất mà bị cáo D chấp nhận, đã vô tình hay cố ý cho bị cáo D vay với lãi suất rất nặng từ 5% đến 20%/tháng. Thậm chí có trường hợp bị cáo D đã vay với lãi suất đến 30%/tháng, đúng là khoản lãi cắt cổ. Tôi cũng xin lỗi các bà con chủ nợ những người bị hại có mặt tại phiên toà này dừng buồn, là hành vi cho vay với lãi suất quá cao đó có vô tình vi phạm điều 171 Bộ Luật Hình Sự về “Tội cho vay nặng lãi”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khách quan đẩy nhanh bị cáo D vào con đường cùng, phải vay trả nợ cuốn chiếu không có lối ra, đặt bị cáo D vào một chọn lựa duy nhất “chẳng đặng đừng” là trốn chạy nợ, đi vào con đường phạm pháp.
Ngay việc càng về sau, bị cáo D còn phải chấp nhận vay nợ với lãi suất ngày càng cao chứng tỏ ý chí của bị cáo là muốn trả nợ chứ không phải cố tình gạt nợ, nhưng rõ ràng là “lực bất tòng tâm”,bị cáo đã “sai con toán bán con trâu” không còn cứu vãn nổi con đường phạm pháp. Tình trạng tâm lý của bị cáo trong quá trình phạm pháp là đã “lỡ leo lưng cọp không trụt xuống được”, “lỡ phóng theo lao phải theo lao”.
4. Bị cáo D thuộc thành phần nhân dân lao động, chưa có tiền án tiền sự, trình độ văn hoá thấp, phạm pháp một phần do thiếu hiểu biết, mù quáng chạy theo cái lợi trước mắt, đáng được chiếu cố của luật pháp. Chính bản thân bị cáo cũng bị các con nợ lừa gạt chiếm đoạt trên 55.000.000 đồng (trong đó có 37.000.000 đồng nợ vay và 17.500.000 nợ hụi) chiếm tỉ lệ 25% tổng số nợ mà bị cáo chiếm đoạt, chứng tỏ bị cáo D vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của tệ nạn hụi hè bất hợp pháp, ngoài vòng kiểm soátcủa luật pháp Nhà nước.
Vì các lẽ trên, chúng tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử chiếu cố theo điều 51 Bộ Luật Hình Sự về “Những tình tiết giảm nhẹ” ở khoản 1 điểm “b” về sự tự nguyện sữa chữa, khắc phục hậu quả và điểm “s” về tình tiết thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải để có thể áp dụng mức độ hình phạt theo khoản 2 thay vì khoản 3 của điều 174 theo cáo trạng của VKSNDTP.
Với trách nhiệm bảo vệ thân chủ của mình, với tư cách Luật sư của LVN Group, tôi trân trọng kiến nghị Hội đồng Xét xử quan tâm chiếu cố cho bị cáo về mức độ hình phạt phù hợp, giảm nhẹ hợp lý để tạo điều kiện cho bị cáo cơ hội phấn đấu sửa chữa tốt khắc phục sai phạm của mình để trở thành một công dân tốt của đất nước.
Trân trọng cảm ơn Hội đồng Xét xử!
Luật sư Nguyễn Văn A,
Ký tên
2. Bị lừa qua mạng có khởi kiện được không ?
>> Luật sư tư vấn luật Hình sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Căn cứ vào tình huống của bạn, quy định về hành vi vi phạm Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
Ở đây bạn chưa trình bày rõ là bạn bị lừa cụ thể như nào: Bên bán hàng không chuyển hàng về, hàng giao không đạt chất lượng,….
Nếu xác định được bên bán hàng có thủ đoạn gian dối trong việc bán hàng để bạn chuyển khoản thanh toán và lấy số tiền này của bạn – trên 2.000.000 đồng và bạn có giấy chuyển khoản thì được coi là tài liệu, chứng minh chứng cứ xác minh thông tin chủ tài khoản. Bạn làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an nơi gần nhất bạn cư trú kèm theo giấy chuyển khoản để được hỗ trợ (nếu bạn không xác định được thông tin đối tượng đang cư trú ở đâu). Tuy nhiên cũng sẽ rất khó để cơ quan công an có thể điều tra xác minh hành vi phạm tội nếu như không xác định được cụ thể về đối tượng thực hiện hành vi đó cũng như để lấy các lời khai xác định các yếu tố cấu thành tội phạm.
>> Bài viết tham khảo thêm: Tư vấn về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền mua hàng online trên mạng ?
3. Tư vấn về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
Nhưng chủ shop cứ liên tục dời ngày trả vì lí do này lí do nọ, ban đầu thì nhắn tin thì khoảng 2 3 tuần mới trả lời tin nhắn. Nhưng bây giờ thì im lìm luôn, gọi điện cũng không bắt máy, nhắn tin cũng không thấy hồi âm lại. chủ shop nói đến đầu tháng 11 sẽ hoàn tiền lại cho em nhưng bây giờ thì lại im luôn. em còn là học sinh nên đối với em số tiền đó vô cùng lơn và em không thể chịu được khi để người ta lấy mất tiền của em trắng trợn đến như vậy được.
Xin hỏi:
– Trường hợp này có được coi là chủ shop đã cố tình chiếm đoạt tài sản của người khác không ạ? có thể làm đơn khởi kiện ra tòa không ạ? và án phí làm đơn là bao nhiêu? ngoài ra em có cần phải thuê Luật sư của LVN Group để đàm phàn giúp mình không ạ? em cần phải làm gì để lấy lại tiền của mình ạ? ( em có số sdt và có địa chỉ nhà của chủ shop).
Xin tư vấn cho em.
Em xin chân thành cảm ơn ạ!
>> Luật sư tư vấn về hành vi lừa đảo theo luật hình sự, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Công ty Luật LVN Group, đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:
Thứ nhất: Đây là trường hợp về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Căn cứ theo khoản 1 điều 175 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm….
Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, bên bán đã cố tình không trả lại tiền cho bạn và có hành vi là lấy lí do này nọ dời 2,3 tuần sau đó thì gọi điện không bắt máy để chiếm đoạt tài sản của bạn, số tiền cụ thể là 595.000. Những hành vi và giá trị tài sản nêu trên đã đầy đủ và phù hợp với cấu thành tội phạm của tội chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên về số lượng tiền thì chưa đủ để cấu thành tội phạm. Do đó bạn có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan công an nơi người phạm tội cư trú để đe dọa bên bán trả tiền.
Thứ hai: Về chứng cứ, theo Điều 87 quy định về Nguồn chứng cứ tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Như vậy, để cuộc nói chuyện về số hàng và số tiền mà người đó mua và phải trả của bạn trở thành chứng cứ, khi khởi kiện, bạn cần nộp kèm tin nhắn, số điện thoại, địa chỉ nhà của bên bán để cơ quan điều tra tiến hành xác minh, chứng thực và giám định để khẳng định tính chân thực của vấn đề. Ngoài ra, bạn có thể nộp kèm một số chứng cứ khác trước tòa, ví dụ như giấy tờ vận chuyển hàng hóa (nếu có) để thông tin về vụ việc thêm rõ ràng và minh bạch.
4. Cách khởi kiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?
Khoản 170tr với điều kiện nhà em không được kiện họ và họ sẽ trả dần mỗi tháng, theo em biết hiện bọn họ lừa tiền em để mua xe và tiền vẫn còn trong tài khoản rất nhiều. Nhưng họ không chịu trả 1 lần. Gia đình em không chấp nhận chuyện trả chậm. Và họ nói gia đình nhà em kiện họ đi hầu. Họ không hề tỏ ra sợ hãi hay gì hết. Hiện em đã nộp đơn kiện lên quận chổ người lừa đảo ở, và được gọi lên trình bày sự việc 1 lần. Đến nay hơn 1 tháng rồi nhưng bên phía nhà kia chưa trả cho em 1 đồng nào. Công an vẫn chưa mời họ lên làm việc. Hiện tại em liên lạc phía công an thì họ im lặng.
Em có bằng chứng chuyển khoản, có bằng chứng về việc mượn xe và laptop đem đi cầm. Xe em nhà họ đã chuột ra và xử dụng như xe của họ. Họ nhỡn nhơ ngoài vòng pháp luật và không hề sợ hãi gì hết. Giờ em không biết phải làm sao. Xin luật sự giúp em với, em đang rất bế tắc ạ ?
Em xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.
Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
1. Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự;
b) Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát;
c) Quyết định phân công hoặc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Kiểm sát viên;
d) Quyết định rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Khi vắng mặt, Viện trưởng Viện kiểm sát ủy quyền cho một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát về nhiệm vụ được ủy quyền.
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập, tách vụ án;
c) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; quyết định việc gia hạn kiểm tra và xác minh nguồn tin về tội phạm, gia hạn tạm giữ, gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam, gia hạn truy tố;
d) Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;
đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
e) Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
g) Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định, lệnh của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
h) Quyết định hủy bỏ các quyết định, lệnh không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
i) Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra; quyết định chuyển vụ án;
k) Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
l) Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;
m) Quyết định truy tố bị can, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại;
n) Yêu cầu phục hồi điều tra; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra đối với bị can, phục hồi vụ án, phục hồi vụ án đối với bị can;
o) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;
p) Thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật;
q) Ban hành quyết định, lệnh và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
3. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.
4. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Như vậy, đây phải nói là 1 bài toán khó cho bạn, thực tế ngoài cuộc sống có rất vụ việc đáng nhẽ phải giải quyết theo hướng tố tụng hình sự là phải khởi tố vụ án hình sự, nhưng rất nhiều gia đình nạn nhân lại thỏa hiệp dân sự với tội phạm. Bởi vì các nạn nhân nghĩ rằng cần tiền hay cho đối tượng đi tù, và họ đều nghĩ rằng đi tù là hết, lấy đâu ra mà trả tiền, nên họ dễ thỏa hiệp với các đối tượng dẫn đến tình trạng các đối tượng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, coi thường luật pháp, hà hiếp bắt bớ hoặc đưa ra các tình tiết có lợi cho mình. Trường hợp của bạn, bạn cần trình báo, tố cáo lại với cơ quan cảnh sát điều tra cấp quận, huyện đề nghị họ điều tra, khởi tố vụ án hình sự… Nếu họ vẫn ”im lặng” mà bạn cho rằng việc ”im lặng” đó là trái với quy định của pháp luật thì bạn có thể gửi đơn tố giác, đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với các đối tượng trên đến Viện Kiểm Sát Nhân Dân cùng cấp (quận, huyện) để được thụ lý, giải quyết theo những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát như đã dẫn luật ở trên.
5. Tư vấn về việc lừa đảo chiếm đoạt 70 triệu đồng ?
>>Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Điều 187 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về Triệu tập bị can như sau:
1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc, học tập. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.
Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận và ghi rõ giờ, ngày nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho người thân thích của bị can có đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhận và chuyển cho bị can.
3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.
4. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.
Như vậy, khi muốn triệu tập bị can thì điều tra viên phải gửi giấy triệu tập bị can cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cho cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can. Theo thông tin mà bạn cung cấp, bên Công an điều tra chỉ gọi điện thoại tới bị can và thông báo lên cơ sở – xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc. Như vậy, bên cơ quan điều tra (cụ thể là điều tra viên) đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Luật chỉ quy định về việc bị can phải có mặt theo giấy triệu tập bị can chứ không quy định về nội dung giấy triệu tập bị can nhất thiết phải đúng với nội dung vụ án. Chính vì vậy, bạn không thể lấy lý do bên Công an điều tra đưa ra lý do triệu tập không đúng với nội dung vụ án và không hợp lý để vắng mặt được. Khi bị can đã nhận được giấy triệu tập nhưng vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.
Căn cứ vào Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Trong trường hợp này của bạn nếu như xác định được số tiền của hành vi lừa đảo mà người đại diện công ty đó chiếm đoạt được là 70.000.000 đồng và có các đủ các cơ sở chứng minh về việc đã thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định trên thì người đó sẽ bị khởi tố theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 nêu trên của Bộ luật Hình sự.
Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật: Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP. Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật trực tuyến, gọi: 1900.0191. Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty chúng tôi.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group