1. Hội nhập Châu Âu
Hội nhập châu Âu là quá trình hội nhập công nghiệp, chính trị, pháp lý, kinh tế, xã hội và văn hóa của các quốc gia hoặc toàn bộ hoặc chỉ một phần ở châu Âu. Hội nhập châu Âu chủ yếu được thực hiện bởi Liên minh châu Âu và các chính sách của nó.
Một trong những người đầu tiên nghĩ đến một liên minh của các quốc gia châu Âu là bá tước Richard Coudenhove-Kalergi, người đã viết bản tuyên ngôn Liên Âu vào năm 1923. Ý tưởng của ông ảnh hưởng đến Aristide Briand, người đã phát biểu một bài ủng hộ cho Liên minh châu Âu tại Hội Quốc Liên vào ngày 8 Tháng 9 năm 1929, và cũng là người vào năm 1930 đã viết một “Kiến nghị về Tổ chức một chế độ của Liên bang châu Âu” cho chính phủ Pháp.
Vào cuối Thế chiến II, không khí chính trị lục địa ủng hộ sự thống nhất các nước châu Âu dân chủ, nhiều người coi là một lối thoát khỏi những hình thức cực đoan của chủ nghĩa dân tộc vốn đã tàn phá lục địa. Trong một bài phát biểu vào ngày 19 tháng 9 năm 1946 tại Đại học Zurich, Thụy Sĩ, Winston Churchill mặc nhận một Liên minh các quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên, bài phát biểu đó cũng chứa các nhận xét, ít thường được trích dẫn, mà cho thấy rõ ràng rằng Churchill ban đầu không nhìn thấy nước Anh như là một phần của Liên minh các quốc gia này: Chúng tôi người Anh có Commonwealth các quốc gia riêng của chúng tôi… Và tại sao không nên có một nhóm châu Âu mà có thể cung cấp cho một cảm giác của lòng yêu nước mở rộng và công dân chung cho các dân tộc bị phân tâm của lục địa hỗn loạn và hùng mạnh này và tại sao nó không có vị trí xứng đáng của nó với các nhóm lớn khác trong việc định hình số phận của con người?… Pháp và Đức phải đi đầu với nhau. Vương quốc Anh, Khối thịnh vượng chung các quốc gia, nước Mỹ hùng mạnh và tôi tin tưởng Nga Xô-được như vậy thì quả thật tất cả sẽ được tốt- phải là bạn bè và các nhà tài trợ của châu Âu mới và phải đấu tranh cho quyền của mình để sống và tỏa sáng.
2. Lý do Hội nhập Châu Âu
Tại sao hội nhập kinh tế châu Âu lại trở thành động lực của tự do hoấ thương mại suốt 3 thập kỷ cuổi Thế kỷ 20? Theo quán điểm của nhà kinh tế thì câu trả lời là dễ hiểu.
Việc thực sự giảm bớt thuế quan và hạn ngạch thương mại đối với hàng công nghiệp tại các nước công nghiệp thông qua GATT đã đóng vai trò khuyếch trương các áp ilực tự do hoá đến cấc lĩnh vục khác, do đó đến cả các công cụ chính sách khấc. Các nước EFTA nêu điển hình kinh doanh thương mại chiếm khoảng 40% đến 50 % tổng sản phẩm quốc dân. Tuy vậy , việc chế tạo hàng hoá thường chỉ chiếm từ 10 đến 15% lao động vằ thu nhập quốc dân. Còn đa phần nằm chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tư nhân và chính phủ. Trừ khi tự do hoá cũng được mở rộng đến “lĩnh vực thứ ba” này, thì những có gắng làm tăng hội nhập thị trường sẽ không đầy đủ trong “các nền kinh tế dịch vụ”. Sự công nhận điều này là phương tiện trong việc tạo cho ngành thương mại dịch vụ thành một bộ phận quan trọng của Chương trình Thị trường thống nhất của EU và của EEA.
Từ một quan điểm kinh tế, các rào cản giả tạo đối với thương mại không còn hợp lý trong hoạt động dịch vụ cũng như trong kinh doanh hàng hoá. Việc mở cửa các thị trường trong nước cho các hoạt động dịch vụ quốc tế bao gồm các công cụ chính sách quen thuộc vói công cụ trong nước hơn là biện phâp chính sách thương mại truyền thống.
3. Bàn về thương mại “vô hình”
Thương mại “vô hình” dễ dàng kiểm soát thông qua các quy định thị trường quốc gia, các tiêu chuẩn thực hiện, các yêu cầu cấp giấy phép và đánh thuế thu nhập hơn là thông qua thuế quan và hạn ngạch. Trước khi có sự kiện cách mạng Internet, các hoạt động thương mại dịch vụ thường xuyên đòi hỏi khách hàng và nhà cung cấp ở trong cùng một khu vực địa lý, túc là bên này hoặc bên kia phải qua biên giới để đến với nhau. Vì thế, quyền được lập các văn phòng chi nhánh và tiến hành các hoạt động ở nước ngoài được coi là vấn đề quan trọng cho việc chuyển động tự do của các dịch vụ. Đó cũng là quyền cho lao động được chuyển dịch tự do.
Tuy nhiên, hệ thống thương mại quốc tế đã tìm được cách dỡ bỏ các rào cản thuế quan dễ dàng hơn các rào cản phi thuế quan (NTBs) như trợ cấp, các thủ tục mua sắm công, tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục cấp giây chứng nhận, thủ tục hải quan trước, các yêu cầu hàm lượng nội địa.
Các phương pháp đo lường và so sánh sử dụng thành công với thuế quan và hạn ngạch nhưng lại không thể áp dụng được với các rào cản phi thuế. Cũng vậy, việc giám sát hiệp định đã ký kết cũng rất phức tạp tổn hại và lợi ích được chia đều là điều cót sự gửi gắm vào thiện chí và lòng tin của các chính phủ đối tác nhằm bảo đảm việc tuân thủ hiệp định trong lãnh thô của họ.
Các điều kiện này thường chỉ được i nhóm nước thuộc một khu vực. Bởi có thể giống nhau ở những phần do việc cùng tuân theo dễ dàng khó khăn hơn trong nhũng nhóm nhỏ. các rào cản này. Nó tấn công các rào cản giữa một số nước hạn chế. Nhưng những tiến bộ quan trọng trong việc tự do hoá các rào cản phi thuế xuất hiện thông qua việc hình thành các khối hoạt động thương mại khu vực – những liên minh thuế quan và khu vực thương mại tự do.
Điều đáng ngạc nhiên là sự phát triển đó bắt đầu tại châu Âu. Tương thuộc lẫn nhau trong thương mại của các nước châu Âu là đặc biệt lớn. Khi thương mại hàng hoá được tự do hoá và mở rộng, các sức ép ngày càng tăng cũng cho phép dịch dịch tự do giữa các nước này. Từ lúc phổ biến giữa các nước láng giềng gần gũi có múc thu nhập tính theo đầu người giống nhau, chủ nghĩa bảo hộ kinh tế chính tri không kìm hãm được các lực lượng ủng hộ hội nhập. Việc tải cơ cấu tiêp theo đẩy mạnh thương mại bao gồm cấc yếu tố cơ động của sản xuất trong nội bộ các ngành công nghiệp, thường là trong một hãng, hơn là các yếu tố cơ động giữa các ngành công nghiệp. Việc tăng cường chuyên môn hoá trong nội bộ các ngành công nghiệp tạo ra ít sự đối lập chính trị ở trong nước hơn là tăng cường chuyên môn hoá giữa các ngành công nghiệp.
Nhưng tự do hoá toàn cầu lại trở thành nạn nhân của chính những thành công của nó. Tiến bộ đạt được trong việc giảm bớt các rào cản thương mại truyền thống đối với thương mại có nghĩa rằng câc rào cản phi thuế lại nổi lên thành quan trọng. Các rào cản này có thể được xử lý tốt nhất trong những nhóm nhỏ. vì thế, hội nhập khu vực đã trở thành một vũ đài trung tâm.
4. Quá trình hội nhập kinh tế – xã hội Liên minh châu Âu của Đức
Năm 1951, Tây Đức cùng năm quốc gia Tây Âu khác là Bỉ, Pháp, Italy, Hà Lan và Luxembourg đã thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC) với mục đích thúc đẩy sự hợp tác kinh tế, thông qua liên kết kinh tế để ngăn chặn một cuộc chiến tranh khác xảy ra. Những năm sau đó, các quốc gia này tiếp tục mở rộng hợp tác thông qua việc thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu (EAEC). Năm 1993, sau khi Hiệp ước Maastricht được thành lập, EU chính thức ra đời và tiếp tục phát triển thành liên minh kinh tế – tiền tệ, với hệ thống thuế quan, chính sách thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và đồng tiền chung (đồng euro, áp dụng với 17 nước thành viên, trong đó có Đức).
Ngày nay, EU đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của Đức. Năm 2018, số lượng xuất khẩu sang các nước EU chiếm 59,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức, EU cũng là đối tác nhập khẩu lớn nhất của nước này, chiếm 57,2% kim ngạch nhập khẩu (3). Đức cũng là một trong các thành viên có đóng góp nhiều nhất cho ngân sách chung của EU. Hiện Đức phải gánh tới 20,8% ngân sách châu Âu và khoản đóng góp của quốc gia này dự kiến sẽ còn tăng lên trong ngân sách dài hạn mới trong bối cảnh hậu Brexit. Theo số liệu năm 2018 được Ủy ban châu Âu (EC) công bố, Đức đã đóng góp vào ngân sách châu Âu 25,267 tỷ euro (tương đương 0,73% GDP của Đức), trong khi đó chi tiêu của EU cho Đức đạt khoảng 12,054 tỷ euro (tương đương 0,35% GDP Đức) (4).
Đức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trong nội khối. Đức là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) và Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) – các cơ chế được thành lập để cứu trợ các quốc gia chìm sâu trong khủng hoảng và đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Trong EFSF, Đức mở rộng khoản bảo lãnh của mình lên tới 211,045 tỷ euro, chiếm 29,13% trong tổng số khoản bảo lãnh 724,47 tỷ euro. Trong ESM, Đức đóng góp 189,9 tỷ euro trong tổng số vốn huy động 704,79 tỷ euro, chiếm 26,94% (5). Bên cạnh đó, đối với vấn đề người tị nạn và cuộc khủng hoảng nhập cư diễn ra từ năm 2015 cho tới nay, Đức là một trong những nước thành viên EU tích cực nhất trong việc san sẻ gánh nặng với các nước trong khối, nhất là các quốc gia tuyến đầu như Italy và Hy Lạp. Song song với các cam kết tiếp nhận người tị nạn, Chính phủ Đức đã chi khoản ngân sách trị giá 23 tỷ euro (khoảng 25,6 tỷ USD) để tạo điều kiện hội nhập cho hơn 1 triệu người tị nạn tại Đức và giải quyết những nguyên nhân cơ bản của vấn đề di cư.
Trong đó, Chính phủ Đức đã chi tổng cộng 7,9 tỷ euro (tăng 16% so với năm 2017) cho các biện pháp ngăn chặn dòng người di cư vào EU. Gần đây nhất, trong nỗ lực đối phó với đại dịch toàn cầu COVID-19, Đức đã tiếp nhận bệnh nhân từ Pháp và Italy để điều trị, nhằm giảm tải áp lực lên hệ thống y tế của các quốc gia này, góp phần kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh, cũng như thể hiện tình đoàn kết giữa các nước thành viên EU.
5. Quá trình hội nhập chính trị – đối ngoại Liên minh châu Âu của Đức
Hội nhập vào EU là nền tảng cho chính sách đối ngoại của Đức. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, Đức và EU đã không ngừng tăng cường hợp tác sâu rộng trong việc xây dựng các chính sách đối ngoại, tiêu biểu là Chính sách Đối ngoại và An ninh chung (CFSP) và Hiệp ước Lisbon (có hiệu lực từ năm 2009).
Cùng với việc hội nhập vào EU, chính sách đối ngoại của Đức cũng dần thay đổi theo hướng “châu Âu hóa”, đó là: Sẵn sàng điều phối các sáng kiến quốc gia trong khuôn khổ chính sách đối ngoại chung của EU; nhượng bộ và giảm bớt sức ảnh hưởng từ vị thế quốc gia để tạo thuận lợi cho sự phát triển chính sách chung và nâng cao vị thế của toàn EU; đặt các chương trình nghị sự của EU lên hàng đầu. Các động thái của Đức luôn phù hợp và thể hiện sự ủng hộ với các cơ chế Hợp tác chính trị châu Âu (EPC) và CFSP. Điều này thể hiện rõ trong việc Đức đề cao vai trò và đứng từ vị thế của EU thay vì hành động theo quan điểm quốc gia trong việc giải quyết các xung đột ở Trung Đông. Đức khẳng định không tham gia vào các bên trung gian can thiệp vào tình hình Trung Đông và ủng hộ vai trò của việc hỗ trợ kinh tế và phát triển cho khu vực này.
Ngoài ra, Đức cũng đóng vai trò trụ cột trong việc duy trì quan hệ đối tác giữa châu Âu với Mỹ. Gần đây nhất, Đức cũng đã giúp các nước Nam Âu giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư, cũng như hỗ trợ EU đàm phán thỏa thuận tị nạn với Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể thấy, Đức luôn là một trong những quốc gia EU chủ chốt trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng và duy trì quan hệ của EU với các đối tác trong khu vực và trên thế giới.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.