1. Bộ phận tích cực của đời sống pháp luật
Đời sống pháp luật chứa đựng tổng thể tất cả các hiện tượng pháp lý, bao gồm cả các bộ phận tích cực lẫn các bộ phận tiêu cực.
Các bộ phận tích cực gồm: chính sách pháp luật (cái phản ánh quyền con người, các tư tưởng công bằng, nhân đạo, tự do, V.V.); hệ thống pháp luật nói chung; cơ chế điều chỉnh pháp luật; các văn bản pháp luật họp pháp (các hoạt động hợp pháp, các kết quả của các hoạt động hợp pháp, các tài liệu pháp lý); các hành vi pháp lý (với tư cách là một dạng của hành vi hợp pháp – của sự kiện pháp lý) và các sự kiện với tư cách là sự kiện pháp lý; các chế độ pháp luật và các phương tiện pháp luật cấu thành đầu tiên của chúng (các tru đãi, các khuyến khích, sự cho phép, các điều cấm, hình phạt, nghĩa vụ, V.V.); các quan hệ pháp luật và thực tiễn pháp lý; ý thức pháp luật và văn hóa pháp luật; khoã học pháp lý; giáo dục và đào tạo pháp luật, V.V..
2. Bộ phận tiêu cực của đời sống pháp luật
Bộ phận của đời sống pháp luật bao gồm các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật như: các tội phạm và các vi phạm pháp luật khác; các chủ thể của các tội phạm và của các vi phạm pháp luật khác và cơ cấu của tình hình tội phạm; tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn; sự biến dạng của ý thức pháp luật; tình trạng coi thường pháp luật; chủ nghĩa duy tâm, chính sách mị dân, những sai lầm trong pháp luật và những yếu tố khác cản trở hoạt động pháp lý tích cực,….
3. Bàn luận về hai bộ phận của đời sống pháp luật
Qua nghiên cứu cho thấy, từ trước đến nay trong khoa học pháp lý chưa có phạm trù nào bao quát hết toàn bộ lĩnh vực tồn tại của pháp luật với tất cả các biểu hiện tích cực và tiêu cực của nó. Các biểu hiện tích cực và tiêu cực được phân biệt với nhau theo bản chất và định hướng, ví dụ, vói tư cách là hành vi hợp pháp và hành vi vi phạm pháp luật. Tuy vậy, theo tính chất của mình, các hành vi pháp luật thể hiện với tư cách là các bộ phận hợp thành của môi trường pháp luật, là các bộ phận của lĩnh vực pháp luật. Cần phải hiểu rằng, “sự khác biệt cơ bản trong phạm vi của hành vi pháp luật – đó là sự khác biệt giữa hành vi hợp pháp và hành vi vi phạm pháp luật”.
Đồng ý với quan điếm cho rằng, “hành vi chống đọi pháp luật cũng là hành vi pháp luật (nhưng không hợp pháp), cũng giống như các văn bản không đúng pháp luật cũng được gọi là các văn bản pháp luật”. Ở đây không phải nói về tính hợp pháp hoặc tính không hợp pháp, mà là nói về việc quy các hiện tượng pháp luật tiêu cực về các hiện tượng pháp luật, không phải nói về pháp luật là như vậy, mà là nói về sự tồn tại pháp lý, về hình thức đặc thù của hoạt động sống, về các hiện tượng bao gồm trong đó cả phần tiêụ cực. “Đời sống pháp luật trong nội dung của mình bao gồm cả các hoạt động của cái được gọi là pháp luật “bất hợp pháp” và các biểu hiện trái pháp luật khác nhau. Bệnh lý học pháp luật ở nghĩa này cũng là một phần của đời sống pháp luật, là một bộ phận họp thành của nó”.
Mọi đời sống, không tùy thuộc vào hình thức của nó, không chỉ chứa đựng các biểu hiện cấu trúc, tích cực, bởi vì, nó bao gồm trong mình tất cả các biểu hiện có thể có, sự tồn tại hiện thực của các xu hướng khác nhau, các loại hành vi khác nhau, với tất cả các đặc điểm tích cực và tiêu cực của chúng.
Như phân tích ở trên cho thấy, trong mối liên hệ này, khái niệm “đời sống pháp luật” cho phép tiếp cận đến hiện thực pháp luật cả ở hai phương diện tích cực và tiêu cực. Cách tiếp cận như vậy là cần thiết, bởi vì, nó bảo đảm tính chinh thể, toàn diện của các hiện thực pháp luật. Do vậy, điều quan trọng là phải nhìn thấy trong đời sống pháp luật không chỉ các điểm tích cực mà còn cả các điểm tiêu cực. Chính vì vậy mà pháp luật và toàn bộ hệ thống pháp luật có nhiệm vụ đấu tranh với các hiện tượng pháp luật tiêu cực. Phạm trù đời sống pháp luật đưa ra khả năng xem xét đời sống pháp luật đang tồn tại không phải chỉ thông qua màu hồng, những đặc điểm tích cực, mà phải xem xét một cách tổng thể, toàn diện về đời sống pháp luật đang tồn tại với các thành tựu và mất mát, thành tích và thất bại, sự hoàn thiện và các sai lầm, những mặt mạnh và mặt yếu của nó.
Từ đây có thể thấy rằng, không phải ngẫu nhiên mà trong sự phát triển của đời sống pháp luật có hai định hướng đối lập trực tiếp lẫn nhau được hiện rõ là: một định hướng gắn liền với việc tổ chức các mối liên hệ xã hội, trong đó có sự trợ giúp của chính sách pháp luật; định hướng khác gắn liền vói tính phi tổ chức các mối liên hệ xã hội. Trong đời sống pháp luật có cả sự hài hòa, cân đối giữa các yếu tố của nó, nhưng cũng có cả sự không đồng bộ nhất định, tính không phối họp, sự vi phạm tính cân bằng.
Giữa các bộ phận tiêu cực và tích cực của đời sống pháp luật luôn luôn diễn ra cuộc đấu tranh thường xuyên, sự cạnh tranh đặc thù. Quan trọng là cần phải nhận thức được rằng, không thể khắc phục được hoàn toàn bộ phận tiêu cực trong đời sống pháp luật. Lịch sử cho thấy rằng, chưa có một hệ thống pháp luật nào đã khắc phục được hoàn toàn tình hình tội phạm và các biểu hiện khác của hiện thực pháp lý tiêu cực. Chỉ có thể giảm thiếu, chứ không thê’ chiến thắng được hoàn toàn tình hình tội phạm và các biểu hiện pháp luật tiêu cực khác. Theo mức độ tuyệt đối, không một ai có thể khắc phục được hoàn toàn tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.
4. Mối quan hệ giữa các bộ phận của đời sống pháp luật
Nghiên cứu cho thấy, như một nghịch lý, cả bộ phận tích cực lẫn bộ phận tiêu cực của hiện thực pháp luật, theo cách của mình, bổ sung cho nhau (như ngày và đêm, như mùa hè và mùa đông). Hơn thế, đời sống pháp lý tiêu cực có cả ý nghĩa tích cực nhất định đối với xã hội. Và có thể đặt câu tục ngữ đúng chỗ ở đây rằng, “trong điều rủi có điều may”. Chẳng hạn, ở đây muốn nói về các tình huống sau đây:
– Về mặt thực tế, tất cả các tư tưởng cách mạng làm thay đổi về chất các quan hệ xã hội, lúc đầu ra đời trong phạm vi bộ phận tiêu cực (không chính thức) của đời sống pháp luật. Chẳng hạn, các tư tưởng quyền con người, tự do, công bằng, bình đẳng đối với các thân dân lúc đầu không được ghi nhận trong pháp luật chiếm hữu nô lệ và pháp luật phong kiến. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội phong kiến các giá trị đạo đức tiến bộ đó bị coi là tà giáo, nhưng trong xã hội tư sản các giá trị đạo đức tiến bộ đó được đưa vào pháp luật từ lĩnh vực không chính thức.
– Bộ phận tiêu cực của đời sống pháp luật tạo ra những xung lực mới cho sự phát triển và hoàn thiện đời sống pháp luật hợp pháp. Những chỗ hổng, những hạn chế, những sai sót, những sai lầm, các tội phạm mới thể hiện với tư cách là các yếu tố thuộc bộ phận tiêu cực của đời sống pháp luật, khuyến khích việc tìm kiếm thuốc chữa, phát minh ra các cấu trúc, các quy tắc, các phương diện pháp lý mới. Do vậy, hoàn toàn đúng khi nói rằng, cần học hỏi những kinh nghiệm trong sai lầm, thất bại. Chẳng hạn, việc những người phạm tội sử dụng công nghệ cao để thực hiện tội phạm đã thúc đẩy việc phải đổi mói tương ứng các cơ quan bảo vệ pháp luật.
– Bộ phận tiêu cực của hiện thực pháp luật, cũng giống như bộ phận hợp pháp, cũng là định hướng mà chính sách pháp luật hướng đến. Ví dụ, khi trong một quốc gia nhất định có một số lượng lớn những người bị kết án, thực trạng các tội phạm nghiêm trọng gia tăng, V.V., thì nhà nước cần phải có các biện pháp tương ứng: trong trường họp thứ nhất, có thể tiến hành việc đại xá, đặc xá, đưa ra chính sách giảm nhẹ, phản ứng một cách mềm dẻo hơn bằng hệ thống các biện pháp hình sự đối với các tội phạm này hay các tội phạm khác; trong trường hợp thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tăng mức hình phạt, quy định các loại hình phạt nghiêm khắc hơn,…
Có thể và cần phải đấu tranh vói bộ phận tiêu cực của đời sống pháp luật. Tuy vậy, cần tiến hành đấu tranh một cách tinh tế, mềm dẻo, khéo léo. Ở đây không thể giải quyết được vân đề bằng ý chí chủ quan, bằng cuộc đột kích, bằng phong trào. Cần phải hiểu biết các quy luật thực hiện của hiện thực pháp luật tiêu cực đó.
5. Yếu tố tác động đến đời sống pháp luật
Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến dòng chảy của đời sống pháp luật. Đó là: những yếu tố kinh tế – tài chính, tổ chức – vật chất, chính trị – tư tưởng, tôn giáo – đạo đức, lịch sử – dân tộc, tư tưởng – văn hóa, giai cấp – xã hội, thông tin – kỹ thuật, khoa học – tinh thần, địa lý – tự nhiên và các yếu tố khác.
Chẳng hạn, các điều kiện khí hậu và địa lý của một đất nước cụ thể, tất yếu, sẽ để lại dấu ấn của mình trong tính chất của các tập quán, trong bản chất của các văn bản pháp luật. Không một ai có thể phủ định được vai trò của các nguồn lực kinh tế – tài chính và tổ chức – vật chất với tư cách là các bảo đảm quan trọng nhất cho các quy định và các cơ chế pháp lý.
Chẳng hạn, điện toán hóa và các phương tiện khác của quá trình thông tin tạo điều kiện cho việc xây dựng các hệ thống pháp luật thông tin – các hệ thống cho phép sử dụng có nghiệp vụ, chuyên nghiệp và hiệu quả hơn các khả năng pháp lý. Tính chất và nội dung của đời sống pháp luật ở mức độ đáng kể được phân biệt với nhau tùy thuộc vào cơ cấu xã hội của xã hội, mức độ căng thẳng trong các quan hệ giai cấp, dân tộc và tôn giáo. Rõ ràng rằng, trong nhà nước dân chủ thực thụ, mà nhân dân có thể tác động một cách hiện thực đến quyền lực, nơi mọi người dân có được các đòn bẩy pháp lý cần thiết, thì trong đời sống pháp luật sẽ có sự đồng thuận, đoàn kết và kỷ luật, pháp chế hơn.
Để tham gia tích cực và có hiệu quả vào đời sống pháp luật, cần phải có những hiểu biết, năng lực và kỹ năng, tính thẩm quyền và tính nghề nghiệp của các chủ thê’ thực hiện hoạt động pháp lý, bởi vì, “lĩnh vực pháp luật là thế giới chỉnh thể có ngôn ngữ, hệ thống các khái niệm, các truyền thống, lịch sử, văn hóa của mình”.
Do đó, đời sống pháp luật tùy thuộc vào mức độ hiểu biết hiến pháp, các luật và các văn bản dưới luật của các chủ thể của xã hội, vào trình độ phát triển ý thức pháp luật của xã hội, vào tính tích cực pháp lý – xã hội của những con người cụ thể. Do đó, sự hiểu biết pháp luật của nhân dân là một bộ phận cấu thành của đời sống pháp luật. Nhân dân cần phải hiểu biết tốt nhất các luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác của đất nước mình. Nếu như con người muốn nhìn thấy các quyền cá nhân của mình được bảo đảm, được thực hiện, được bảo vệ, thì bằng ý thức pháp luật của mình, con người có trách nhiệm tham gia vào đời sống pháp luật của xã hội và thấu hiểu đời sống đó.
Hơn nữa, chỉ có việc nhận thức được một cách sâu sắc về tính cấp thiết của hành vi sáng tạo trong lĩnh vực pháp luật, của việc nâng cao văn hóa pháp luật và văn hóa chính trị mói là bảo đảm thực sự cho việc đề cao hàng đầu quyền con người với tư cách là giá trị cao nhất so với các quyền của nhà nước. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi cá nhân cần phải khẳng định hình thức tồn tại của mình về mặt pháp lý, bởi vì, nhà nước pháp quyền không chỉ là kết quả mà còn là một quá trình, nhà nước pháp quyền không tự động mà có được cũng như không tự động tồn tại mãi mãi. Xã hội, nhà nước và mỗi người phải có trách nhiệm thường xuyên củng cố, phát triển trình độ đó của đời sống pháp luật.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).