Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy phân tích giúp tôi, chính sách pháp luật có những dấu hiệu nào để nhân biết cũng như phân biệt ?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Mở đầu vấn đề

Mọi phạm trù, khái niệm đều có các thuộc tính, các dấu hiệu của nó. Các thuộc tính, các dấu hiệu đó phản ánh các mặt mang tính bản chất, tính chỉnh thể, tính thống nhất của phạm trù, khái niệm nhất định. Có các thuộc tính, các dấu hiệu cơ bản và các thuộc tính, các dấu hiệu không cơ bản. Nhà nước có các dấu hiệu cơ bản của mình, pháp luật có các thuộc tính cơ bản của mình. Và do vậy, chính sách pháp luật cũng có các dấu hiệu cơ bản của mình.

Để có được nhận thức một cách đầy đủ nhất các giá trị của khái niệm “chính sách pháp luật” cần phải tìm hiểu các dấu hiệu của nó. Các dấu hiệu này thể hiện một cách rõ nét nhất bản chất của chính sách pháp luật (theo Võ Khánh Vinh: Chính sách pháp luật: khái niệm và các dấu hiệu, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, số 11/2015).

Nghiên cứu sách báo pháp lý cho thấy, hiện nay đang có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về vấn đề này.

2. Quan điểm một số học giả về dấu hiệu chính sách pháp luật

Có thể nêu ra các quan điểm, ý kiến sau đây:

– N.I. Matuzov cho rằng, thuộc tính quan trọng nhất của chính sách pháp luật là tính chất ý chí nhà nước – nội dung mệnh lệnh quyền lực của nó. Chính sách được gọi là chính sách pháp luật, (i) khi đó được dựa vào pháp luật và gắn liền với pháp luật; (ii) được thực hiện bằng các biện pháp pháp luật; (iii) về cơ bản bao trùm lĩnh vực pháp luật trong hoạt động của con người và của các tập thê’ của họ; (iv) dựa trên khả năng sử dụng sự cưỡng chế hợp pháp; (v) mang tính chất công, chính thức; (vi) khác với các loại chính sách khác bởi các cơ sở tổ chức quy phạm (theo N.I. Matuzov: Chính sách pháp luật Liên bang Nga, Mátxcơva, 2006, tr.37-38 (bản tiếng Nga).

– A.p. Korobova quan niệm rằng, chính sách pháp luật có các thuộc tính sau đây: mối liên hệ với pháp luật, tính nền tảng, tính có căn cứ khoa học, tính quan điểm, tính chính thức, tính hiện thực (theo A.p. Korobova: “Khái niệm và cơ cấu của chính sách pháp luật”I/Chính sách pháp luật Nga: Lý luận và thực tiễn, Mátxcova, 2006, tr.108- 114, tr.119 (bản tiếng Nga).

A.G. Rodionova đưa ra các dấu hiệu sau đây của chính sách pháp luật: có nhiều chủ thể tham gia hình thành chính sách pháp luật; phù họp với các lợi ích của cá nhân, của xã hội và của nhà nước, là phương tiện hiệu quả để cải tạo xã hội và để hạn chế quyền lực bằng đạo luật (theo A.G. Rodionova: Khái niệm và các dấu hiệu của chính sách pháp luật, Toljati, 2006, tr.186-187 (bản tiếng Nga).

– Chính sách pháp luật, theo V.A. Rudkovskij có sáu dấu hiệu: nó thể hiện với tư cách là định hướng hoặc hình thức biểu hiện đặc biệt của chính sách công; trung chuyển những phương diện lãnh đạo của nhà nước đối vói xã hội – những phương diện gắn liền với hoạt động, việc sử dụng, việc tổ chức, sự phát triển của pháp luật và của các hiện tượng pháp luật khác; nội dung của chính sách pháp luật không bao trùm mọi vâh đề (phương diện, khía cạnh) của điều chỉnh pháp luật, các quan hệ xã hội mà chỉ bao trùm những vâh đề chính, cơ bản, phản ánh những định hướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong lĩnh vực pháp luật ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định; dưới dạng tập trung nó thể hiện quan điểm chính trị của nhà nước (và của lực lượng chính trị đứng sau nhà nước) về những vấn đề mang tính nguyên tắc của điều chỉnh pháp luật (quyền và tự do của cá nhân, quyền lực nhà nước, quyền sở hữu, đấu tranh với tình hình tội phạm, V.V.), còn ở nghĩa rộng lớn nhất, thể hiện thái độ của nhà nước đối vói pháp luật hiện hành, thực tiễn pháp lý và các hiện tượng khác của đời sống pháp luật của xã hội; sự quan tâm cốt lõi của chính sách pháp luật là những vấn đề về tính hợp lý của pháp luật hiện hành, của các văn bản pháp luật, của hệ thống Tòa án và…, là hoạt động và phát triển mang tính hướng đích để thực hiện các lý tưởng, các giá trị xã hội nhất định; thể hiện không chỉ là chiến lược hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực pháp luật, mà còn là sách lược thể hiện quan điểm của nhà nước về các phương thức, biện pháp, phương tiện tối ưu nhất để giải quyết các nhiệm vụ chiến lược đã được đặt ra (theo V.A. Rudkovskij: Chính sách pháp luật và việc thực hiện pháp luật, Saratov, 2009, tr.32-33 (bản tiếng Nga).

– O.Ju. Rubakov và Ju.s. Jureva cho rằng, chính sách pháp luật có các dấu hiệu sau: tính liên kết; tính hệ thống; tính chủ thể; tính phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên trong; tính chất công; tính năng động; tính ổn định; tính mục đích và tính kết quả; tính kế hoạch; tính có căn cứ khoa học; sự hiện có lĩnh vực tách biệt của sự hình thành và thực hiện chính sách pháp luật; tính sức mạnh; sự hiện có công cụ pháp luật; tính kế thừa (theo o.ju. Rubakov, Ju.s. Jureva: Chính sách pháp luật và các đặc điểm cơ bản, Thông tín của Học viện Quốc gia Saratov về pháp luật, số 6/2009, tr. 17-20 (bản tiếng Nga).

Theo quan điểm của A.v. Mal’ko và V.A. Zatonskij, thuộc tính của chính sách pháp luật nói riêng, cũng như của chính sách nói chung là cái thể hiện ở chỗ, chính sách pháp luật gắn liền với sự cần thiết thường xuyên phải lựa chọn một trong hai phương án hành động trong tương lai của các chủ thể của chính sách pháp luật (theo A.V. Mal’ko, V.A. Zatonskij: Chính sách pháp luật: Những cơ sở ỉý luận và thực tiễn: Tố hợp phương pháp giảng dạy, Sđd, tr.128-129 (bản tiếng Nga).

Quả thực, các tình tiết khách quan đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách và trong chính sách bao giờ cũng dành vị trí cho sự lựa chọn có ý thức. Điều đó cũng được thể hiện trong chính sách pháp luật.

Thiết nghĩ rằng, vì tính nhiều nghĩa của hiện tượng “chính sách pháp luật”, do vậy, cần phải phân loại các dấu hiệu của hiện tượng đó theo các dấu hiệu chung và dấu hiệu riêng để nhận thức sâu sắc hơn về hiện tượng đó và gắn kết chính sách pháp luật với chính sách công nói chung và các loại chính sách công khác nói riêng. Nếu như các dấu hiệu chung đặc trưng cho chính sách pháp luật ở phương diện chung nhất, tức là ở phương diện chính sách pháp luật với tư cách là một loại chính sách công (các dấu hiệu này có thể đặc trưng cho cả các loại chính sách công khác), thì các dấu hiệu riêng chỉ gắn liền với chính sách pháp luật và chỉ đặc trưng cho chính sách pháp luật. Do những nguyên nhân nói trên, bởi vậy, không phải tất cả các dấu hiệu được các quan điểm nêu trên kể ra đều thuộc các đặc điểm riêng của chính sách pháp luật (theo Võ Khánh Vinh: Chính sách pháp luật: khái niệm và các dấu hiệu, Tlđd).

3. Dấu hiệu chung của chính sách pháp luật

Các dấu hiệu chung của chính sách pháp luật bao gồm:

– Tính ý chí nhà nước và tính mệnh lệnh quyền lực nhà nước;

– Tính liên kết và tính chính thức;

– Tính hệ thống;

– Tính nền tảng;

– Tính quan điểm tổng thể;

– Tính hiện thực;

– Tính chất công;

– Tính năng động và tính ổn định;

– Tính kế hoạch;

– Tính phụ thuộc vào các nhân tố của môi trường bên ngoài và bên trong;

– Và các dấu hiệu khác.

Tất cả các dấu hiệu đó có thê’ đặc trưng cho mọi loại chính sách công khác như: chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách văn hóa, chính sách môi trường, chính sách thông tin, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách dân số, chính sách quốc phòng, chính sách an ninh, chính sách đối ngoại…

4. Dấu hiệu riêng của chính sách pháp luật

Các dấu hiệu riêng của chính sách pháp luật là:

– Thứ nhất, chính sách pháp luật bao giờ cũng là hoạt động trong lĩnh vực đời sông pháp luật.

Hoạt động trong lĩnh vực đời sống pháp luật không chỉ bao gồm lĩnh vực điều chỉnh pháp luật mà còn bao quát lĩnh vực rộng lớn hơn nhiều, bao gồm cả pháp luật, cả điều chỉnh pháp luật, cả hệ thống pháp luật, cả phần đời sống pháp luật tiêu cực.

Nói cách khác, chính sách pháp luật tác động đến đời sống pháp luật nói chung. Đời sống pháp luật thể hiện với tư cách là một phạm trù rất rộng lớn và chứa đựng tổng thể tất cả các hiện tượng pháp lý, bao gồm cả cấu thành pháp luật tích cực lẫn các cấu thành pháp luật tiêu cực.

Cũng giống như sự tồn tại của tam đoạn thức đặc sắc trong lĩnh vực kinh tế: “kinh tế – hệ thống kinh tế – đời sống kinh tế”; trong lĩnh vực đạo đức: “đạo đức – hệ thống đạo đức – đời sống đạo đức”; trong lĩnh vực chính trị: “chính trị – hệ thống chính trị – đời sống chính trị”; trong lĩnh vực pháp luật cũng tồn tại tam đoạn thức như vậy: “pháp luật – hệ thống pháp luật – đời sống pháp luật”.

– Thứ hai, chính sách pháp luật là hoạt động hướng đến việc nâng cao chất lượng đời sống pháp luật.

Chất lượng là thuộc tính, dấu hiệu, phưong diện quan trọng nhất của đời sống pháp luật của mọi xã hội. Nâng cao chất lượng đời sống pháp luật là mục tiêu hướng đến của mọi hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, của mọi hoạt động có sử dụng pháp luật để giải quyết các nhiệm vụ của mình. Chất lượng đời sống pháp luật thể hiện khái quát nhất, tập trung nhất ở việc bảo đảm đầy đủ nhất các quyền và tự do của con người và của công dân, hoàn thiện pháp luật, sự đổi mới tiến bộ hệ thống pháp luật, sự phát triển pháp luật thích hợp của xã hội, nâng cao văn hóa pháp luật của công dân và của những người có chức vụ, quyền hạn, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động thực hiện pháp luật, nâng cao chất lượng xét xử, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo pháp luật, V.V..

– Thứ ba, chính sách pháp luật là hoạt động thểhiện thái độ của các chủ thể của chính sách pháp luật đối với những vấn đê quan trọng nhất của phát triển đời sống pháp luật, đôĩ với sự đối mới những bộ phận quan trọng nhất của nó.

Chính sách nói chung luôn luôn thể hiện thái độ của các chủ thể chính sách đối vói những vấn đề nhất định của chính sách. Vói tư cách là một loại chính sách công, chính sách pháp luật, tất nhiên, cũng thể hiện thái độ của các chủ thể của chính sách pháp luật đối với những vân đề quan trọng nhất của đời sống pháp luật nói chung, đối với các bộ phận quan trọng nhất của nó. Do vậy, quyết định chính sách pháp luật luôn luôn thể hiện, chứa đựng thái độ nhất định về những vâh đề, bộ phận đó của chính sách pháp luật. Dựa vào các quyết định nói trên và cân nhắc sự phản ứng của các chủ thể đó có thể và cần phải xác định các tru tiên nhất định trong xây dựng chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật. Các ưu tiên được xác định đó là những định hướng tiếp theo của chính sách pháp luật.

– Thứ tư, chính sách pháp luật được thực hiện với sự trợ giúp của các phương tiện pháp luật (các công cụ và kỹ thuật) cũng như của hệ thôhg các phương tiện riêng của chính sách pháp luật.

Các phương tiện, sử dụng các phương tiện là một trong những thành tố quan trọng trong cấu trúc của hoạt động chính sách. Các phương tiện trong chính sách là các công cụ và kỹ thuật được sử dụng để thực hiện các ý tưởng chính sách, biến các mong muốn, lý tưởng chính sách thành các hành động chính sách và kết quả chính sách hiện thực. Chính sách pháp luật là một loại chính sách công, do vậy, nó sử dụng tất cả các phương tiện (công cụ và kỹ thuật) của chính sách công, đồng thời, nó còn sử dụng hệ thống các phương tiện riêng của mình. Các phương tiện đó là các phương tiện pháp luật, bao gồm các phương tiện pháp luật nói chung (các công cụ pháp luật và kỹ thuật pháp luật) và hệ thống các phương tiện riêng của chính sách pháp luật. Đó là các công cụ pháp luật (các quy định pháp luật) và các kỹ thuật pháp luật (các hành vi pháp luật) khác nhau được sử dụng để đạt được các mục tiêu lý tưởng cao cả đã được đặt ra của chính sách pháp luật.

– Thứ năm, chính sách pháp luật là hoạt động gắn liên với việc soạn thảo và thực hiện các tư tưởng, các quan điểm pháp luật mang tính chất chiến lược và sách lược.

Các tư tưởng, các quan điểm pháp luật, như đã nói ở mục n là cơ sở, nền tảng và tiền đề của chính sách pháp luật và làm định hướng cho việc tổ chức đời sống pháp luật rõ ràng của xã hội. Chiến lược pháp luật hay chiến lược phát triển pháp luật là một dạng hoạt động đặc biệt của các cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thể hiện những cách tiếp cận chính trị – pháp luật chung nhất, mang tính hệ quan điểm và những định hướng phát triển lâu dài của hệ thống pháp luật cùng với sự hình thành mô hình phát triêh lâu dài của hệ thống pháp luật (chẳng hạn thuộc họ pháp luật nào). Sách lược pháp luật hay sách lược phát triển pháp luật là hoạt động của các chủ thể của chính sách pháp luật nhằm phát triển nhất quán, liên tục các phương châm, định hướng chiến lược pháp luật chung bằng các hoạt động, tác nghiệp nghiệp vụ chính trị – pháp luật cụ thể, bằng việc đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể với việc áp dụng các phương tiện pháp lý.

Từ đây cho thấy, chính sách pháp luật được thực hiện trong một quốc gia trực tiếp xác định việc soạn thảo chiến lược và sách lược phát triển pháp luật, điều chỉnh pháp luật, mô hình tổ chức đời sống pháp luật của xã hội.

– Thứ sáu, chính sách pháp luật là hoạt động chủ yếu do các chủ thể trong đời sống chính trị và pháp luật của xã hội thực hiện.

Các chủ thể của chính sách pháp luật là một thành tố (yếu tố) không thể thiếu được trong chính sách pháp luật. Các chủ thể này hoạt động trong lĩnh vực thực tiễn chính trị – pháp luật, trong lĩnh vực khoa học chính trị, khoa học chính sách, khoa học pháp lý và có những hiểu biết, năng lực, kỹ năng, sự đam mê tương ứng hoặc có địa vị chính trị và pháp luật đặc thù. Trước hết, đó là những người chuyên nghiệp – những người có thẩm quyền, được đào tạo, hiểu biết những tình huống của đời sống chính trị và đời sống pháp luật hiện nay, có kinh nghiệm chính trị và pháp luật nhất định, có thể xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật có hiệu quả.

Những chủ thể chính của chính sách pháp luật là các cơ quan nhà nước: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước khác. Các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, công dân, v.v. cũng tham gia vào việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật. Các tổ chức khoa học và các nhà khoa học nói chung, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo pháp luật, các nhà khoa học pháp luật nói riêng đóng vai trò đặc biệt trong việc hình thành chính sách pháp luật.

Từ việc phân tích trên cho thấy, khi nghiên cứu chính sách pháp luật cần phải phân tích cả các dấu hiệu của chính sách nói chung lẫn các dấu hiệu đặc trưng riêng của chính sách pháp luật.

Các dấu hiệu nói trên giúp chúng ta nhận thức có cơ sở khoa học và sâu sắc hơn về chính sách pháp luật và quá trình hình thành và tổ chức thực hiện không đơn giản chính sách pháp luật. Chỉ ở trình độ đó của các mối liên hệ mới có thể nhận thức được một cách có giá trị sứ mệnh và bản chất của chính sách pháp luật, bởi vì, nó tác động đến toàn bộ hiện thực pháp luật cả ở phương diện tích cực lẫn ở phương diện tiêu cực. Chẳng hạn, nếu như chính sách pháp luật dân sự, các chế định và các chế độ pháp luật của nó vói tư cách là một bộ phận cấu thành của đời sống pháp luật tích cực, thì chính sách pháp luật hình sự có nhiệm vụ tổ chức phòng ngừa và chống tình hình tội phạm có hiệu quả vói tư cách là một bộ phận đặc trưng của đời sống pháp luật tiêu cực trong xã hội.

Các dấu hiệu nói trên cho phép phân biệt được ở đâu là nói về chính sách pháp luật hiện thực và ở đâu là nói về sự mô phỏng, các mong muốn, các ước mơ của nó. Theo lôgic trên, có thể phân ra ba mức độ của chính sách pháp luật như sau:

Thứ nhất, chánh sách pháp luật mong muốn có được, hợp lý – đây là chính sách pháp luật do cộng đồng các nhà khoa học đưa ra dưới dạng các quan điểm, các quan niệm khác nhau về việc hoàn thiện đời sống pháp luật;

Thứ hai, chính sách pháp luật được công bố chính thức – chính sách pháp luật được thể hiện dưới hình thức các tuyên bố chính sách, các tuyên ngôn, các quan điểm, các chương trình chính sách được các cơ quan quyền lực nhà nước khẳng định và thông qua;

Thứ ba, chính sách pháp luật được thực hiện trên thực tế- nội dung của chính sách pháp luật được thể hiện trong tổng thể các quyết định có ý nghĩa pháp lý thực tế do các chủ thê’ có thẩm quyền đưa ra.

Trên phương diện lý luận và trên phương diện thực tiễn cần phân biệt mức độ (phương diện) thứ hai với mức độ (phương diện) thứ ba, bởi lẽ, trong nhiều trường hợp Nhà nước có thể đặt ra cho chính sách pháp luật các nhiệm vụ tuyên truyền và tuyên bố một cách công khai hoàn toàn không phải các tru tiên được theo đuổi trong thực tiễn.

Trong trường hợp thứ nhất (ở mức độ thứ nhất) chỉ có thể nói về các tư tưởng, các quan niệm, về điều rằng, chính sách pháp luật cần phải như thế nào (về cái mà về mặt hiện thực chưa được phản ánh trong trạng thái của đời sống pháp luật); trong trường hợp thứ hai (ở mức độ thứ hai), có thể nói về các dự định chính sách đã được thông qua, đã được tuyên bố, trong đó có cả các dự định đã được trình bày bằng văn bản, nhưng lúc đó các dự định chính sách đã được thông qua, tuyên bố đó chưa được thực hiện trong đời sống pháp luật. Ở ý nghĩa thực sự chỉ có thể nói về chính sách pháp luật trong trường hợp thứ ba (ở mức độ thứ ba), khi chính sách pháp luật đã được đề ra đang được tổ chức thực hiện trong thực tế, ảnh hưởng đến mức độ và chất lượng của đời sống pháp luật. Cũng giống như chính việc thông qua đạo luật cũng chưa được coi là đạo luật đó đã hoạt động (có hiệu lực thực tể).

Như vậy, chính sách pháp luật là hoạt động có căn cứ khoa học, nhất quán và hệ thôhg của các cơ quan nhà nước và của các thiêỉ chế phi nhà nước để xây ãựng cơ chếđỉêu chỉnh pháp luật có hiệu quả, sử dụng văn minh các phương tiện pháp luật để đạt được mục tiêu bảo đảm, bảo vệ đây đủ nhất các quỳên và tự do của con người và của công dân, xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền, hình thành và xây dựng xã hội pháp quyền, xây dựng và phát triển văn hóa pháp luật và đời sống phấp luật của xã hội và của cá nhân.

5. Dấu hiệu của chính sách pháp luật

Từ điều phân tích trên cho thấy, chính sách pháp luật có các dấu hiệu riêng sau đây:

– Đó là hoạt động trong lĩnh vực đời sống pháp luật;

– Đó là hoạt động hướng đến việc nâng cao chất lượng đời sống pháp luật;

– Đó là hoạt động thể hiện thái độ của các chủ thể của chính sách pháp luật đối vói những vấn đề quan trọng nhất của phát triêh đời sống pháp luật, đối với sự đổi mới những bộ phận quan trọng nhất của nó;

– Đó là hoạt động được thực hiện vói sự trợ giúp của các phương tiện pháp luật (các công cụ và kỹ thuật) cũng như của hệ thống các phương tiện riêng của chính sách pháp luật;

– Đó là hoạt động gắn liền với việc soạn thảo và thực hiện các tư tưởng, các quan điểm pháp luật mang tính chất chiến lược và sách lược;

– Đó là hoạt động chủ yếu do các chủ thể trong đời sống chính trị và pháp luật của xã hội thực hiện.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).