1. Chủ quyền là gì?
Chủ quyền là tính có quyền lực độc lập đối với một khu vực địa lý, ví dụ như lãnh thổ. Nó được thể hiện trong quyền lực lãnh đạo và thiết lập luật pháp. Các quốc gia có thể có chuyển quyền toàn phần hoặc hạn chế hoặc không có chủ quyền đối với những khu vực được luật pháp quốc tế quy đinh là di sản chung của nhân loại.
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) được 119 đoàn đại diện của các nước, trong đó có Việt Nam chính thức ký kết ngày 10-12-1982, tại Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca và có hiệu lực từ ngày 16-11-1994. Sự ra đời của Công ước có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở pháp lý quốc tế gốc có giá trị cao nhất mà các quốc gia tham gia ký kết phải có trách nhiệm ràng buộc và thực hiện toàn bộ các điều khoản. Công ước bao gồm 17 phần, 320 điều khoản và nhiều phụ lục, nghị quyết kèm theo; trong đó, có nội dung quy định chi tiết về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.
Theo đó, chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.
Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió, v.v.
Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
Theo Công ước Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải của mình, chủ quyền này cũng được mở rộng vùng trời ở bên trên đến vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở bên dưới các vùng biển đó.
Như vậy, đây là những quy định bắt buộc mà các quốc gia ký kết phải nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc, nhằm tạo sự thống nhất, trật tự, giữ gìn an ninh, an toàn, tự do hàng hải chung trên biển; đồng thời, phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia, không vì lợi ích kinh tế, lợi ích quốc gia mình mà bỏ qua lợi ích chung của khu vực, thế giới, vi phạm vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, lãnh hải của quốc gia khác đã được quy định trong Công ước, gây phức tạp tình hình an ninh trên biển. Các quốc gia cần thấy rõ trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện Công ước; kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng bành trướng, cường quyền, hành vi vi phạm quy định của Công ước, thiếu tôn trọng, bỏ qua luật pháp quốc tế. Mọi vướng mắc, nảy sinh, phải cùng nhau đàm phán cả song phương và đa phương, giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, tạo sự thống nhất, đồng thuận. Không manh động, sử dụng bạo lực bởi điều đó sẽ không mạng lại lợi ích chung cho các bên.
2. Quốc gia
Quốc gia (không nên nhầm với quốc gia tự trị vốn có vị thế nhỏ hơn) là một khái niệm không gian, văn minh, xã hội và chính trị; trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.
Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình cảm và pháp lý, để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc, và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, và, họ cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như hiện tại và cùng nhau xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền.
Quốc gia cũng có khi được dùng để chỉ một nước hay đất nước, như “Nước Việt Nam là một quốc gia ở vùng Đông Nam Á”. Hai khái niệm này, mặc dù vẫn thường được dùng thay cho nhau, có sắc thái khác nhau.
3. Yếu tố cơ bản của quốc gia
Quốc gia là chủ thể cơ bản, chủ thể ban đầu luật quốc tế bởi vì quốc gia là một thực thể bao gồm 3 yếu tố cơ bản sau đây:
Lãnh thổ
Là một trong những yếu tố cần thiết cho sự ra đời tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời, dưới lòng đất, lãnh thổ của quốc gia phải được xác định rõ ràng bởi đường biên giới trên đất liền với các quốc gia lân cận hay vùng không thuộc quốc gia nào, quốc gia đó phải được xác định trên bản đồ địa lí hành chính thế giới với vị trí và địa danh rõ ràng, tuy nhiên giữa các quốc gia có thể có các vùng lãnh thổ tranh chấp, nhưng để đảm bảo yếu tố lãnh thổ xác định thì quốc gia đó phải có vùng lãnh thổ hoàn toàn được xác định rõ ràng thuộc chủ quyền của mình.
Dân cư
Một quốc gia không thể tách rời yếu tố con người nghĩa là có dân cư ổn định trên lãnh thổ đó, đa phần dân cư phải là công dân nước sở tại, sinh sống ổn định lâu dài là những người có địa vị pháp lí có quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia, quốc gia cũng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân của mình, có lịch sử truyền thống văn hóa, nguồn gốc gắn liền với lãnh thổ mà họ đang sinh sống, gắn bó lâu dài với quốc gia sở tại.
Chính phủ
Là yếu tố cần phải có để điều hành xã hội, có chủ quyền được nhân dân tín nhiệm có đầy đủ chủ quyền và quyền lực trong việc thực hiện các quan hệ đối nội, đối ngoại, nghĩa là có thực quyền điều hành quốc gia trong lập pháp, hành pháp và tư pháp quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc, tự do lựa chọn hình thức, thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội cho đất nước mình, chính phủ đó phải nắm được quyền lực đối ngoại nghĩa là nắm quyền đại diện quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế, có khả năng thiết lập quan hệ pháp luật quốc tế.
Như vậy, khi một quốc gia đáp ứng được các điều kiện về lãnh thổ, dân cư ổn định, quốc gia có chủ quyền, chính phủ có khả năng quan hệ pháp luật quốc tế thì kể từ thời điểm đó quốc gia trở thành chủ thể đương nhiên, chủ thể mới của luật quốc tế mà không phụ thuộc bất kỳ sự công nhận nào.
4. Chia sẻ chủ quyền
Việc phối hợp các công cụ chính sách cũng có thể xuất hiện khi sự tương thuộc ương một nhóm quốc gia tăng lên. Thêm nữa, nếu các nước này chia sẻ một tập hợp lợi ích mạnh mẽ, việc phối hợp có thể mở rộng sang chia sẻ chủ quyền bằng việc sử dụng các công cụ chính sách quan trọng.
Khi nào thì một nước sẵn sàng chia sẻ chủ quyền? Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các giá trị được chia sẻ là một phần chức năng của những đặc điểm về thể chế và có tính lịch sử bắt nguồn sâu xa của mỗi quốc gia.
Tại châu Âu, có nhiều nhóm nước còn có những sở thích truyền thống biểu hiện mạnh hoặc yếu hơn cho sự hợp tác về chính sách. Các nhóm nước như các nước đồng minh phương Tây, các nước nhỏ, các nước trung lập, các quốc gia mới độc lập dẫn đến việc hình thành các tổ chức như EC, EFTA,CEPTA và các hiệp hội khác. Một vài nước đã có gắng thực hiện một liên minh chặt chẽ hơn, một só nước lại giói hạn hợp tác trong cấc vấn đề kinh tế và một khu vực thương mại tự do, và còn một số nước khác vẫn lệ thuộc vào những giới hạn chính trị mạnh mẽ đói vói hợp tác kinh tế.
Tại mỗi một thời điểm, mỗi quốc gia theo đuổi sự cân bằng phù hợp giữa lợi nhuận và phí tổn, giữa quyền lọi yà nghĩa vụ. Sự cân bằng lý tưởng cũng thay đổi với từng nước. Chính vì những khác biệt này làm nảy sinh nhu cầu hội nhập mềm dẻo. Địa vị quốc gia vẫn duy trì như một nền tảng thong nhất cho các quyết định chính sách. Nhưng trong nhiều trường hợp, quốc gia lựa chọn hợp tác chính sách sâu hơn với các nước láng giềng. Một mô hình phức tạp về ban hành các quyết định tập thể phát sinh, chúa đựng những phạm vi khác nhau cho các vấn đề khác nhau, và các cấp độ khác nhau cho các quyết định khác nhau.
Theo thời gian, các sở thích thay đổi do kết quả của bản thân sự hội nhập kinh tế. Điều đó dẫn đến số hội viên trong mỗi nhóm cũng thay đổi. Anh và Đan mạch đầu tiên lựa chọn khu vực thương mại tự do EFTA nhưng sau đó lại chuyển sang liên minh thuế quan EC cùng với Ireland. Bồ dào nha, Phần Lan đã gia nhập EFTA. Sau đó Bồ Đào Nha nó lại chuyển sang EC. Ba nước trung lập EFTA – Áo, Phần Lan và Thuy Điển – chuyển sang Liên minh châu Âu trong khi Iceland, Liechtenstein và Na Uy lại lụa chọn EEA. Thuy Sỹ biểu quyết từ chối EEA.
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, các nước dân chủ mới ở Trung và Đông Âu đã quay ưở lại với châu Âu. Một ưong những bước đi đầu tiên là các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do với EU và câc nước EFTA, thúc đẩy việc tham gia EU, tạo ra một mô hình “trục bánh xe và nan hoa” của các hiệp định thương mại, các hiệp định này ưu tiên vị trí ở trục hơn là ở các nan hoa. Thêm vào đó, mỗi nan hoa, được xử lý song phương bởi trục, lại được vệ tinh hoá về mặt chính trị. Một thâch thức chủ yéu đoi với chính sách thương mại là biến cái mô hình “trục bánh xe và nan hoa ” này thành một khu vực thương mại tự do cho hàng công nghiệp ở châu Âu. Việc này đã diễn ra suốt những năm 90 qua một loạt các hiệp định song phương giữa các nước ở vị trí “nan hoa” và mở đầu sự tập hợp Liên Âu – một thành tựu trọng đại. Cho đến bây giờ tiến trình này vẫn không mở rộng đối vói mọi hàng hoâ và dịch vụ. Vì thế, vẫn còn những hạn chế với việc hội nhập sâu hơn ở một châu Âu mới cũng như chia sẻ chủ quyền quốc gia hơn nũa.
5. Kết thúc vấn đề
Lợi ích thu được từ thương mại là động lực mạnh mẽ của tự do hoá. Theo thời gian, có thể mạnh mẽ vuợt qua những quyền lợi cơ hữu nhất. Nền kinh tế của mỗi quốc gia là quan trọng, nhưng cuối cùng, ý nghĩa cộng đồng và những giá trị được chia sẻ sẽ quyết định bước đi và đường lối hội nhập, dù người dân có quyết định đi theo con đường tự do. hóa toàn cầu, khu vực hay quốc gia.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.